Về chủ trương chính sách:

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số chính sách và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc” pptx (Trang 67 - 68)

III. Đánh giá thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc trong những năm qua:

2.1.Về chủ trương chính sách:

2. Đánh giá tác động của hệ thống chính sách tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước:

2.1.Về chủ trương chính sách:

Thời gian qua hệ thống chính sách này đã được sự đồng tình ủng hộ, thống nhất giữa các ban ngành trung ương và địa phương. Do vậy đã tạo ra những tác

động tích cực tới phát triển quan hệ thương mại Việt Trung. Hệ thống chính sách

đã khai thông được một thị trường truyền thống có tiềm năng khai thác to lớn, có nhu cầu hàng nhập khẩu phù hợp với điều kiện, khả năng khai thác, sản xuất của ta. Do đó đã khai thác được nguồn hàng nông, lâm, hải sản, khoáng sản tiềm ẩn, tạo điều kiện nhập khẩu thiết bị vật tư phục vụ sản xuất và hàng tiêu dùng đa dạng phù hợp nhu cầu và sức mua của nhân dân. Trên cơ sởđó kích thích đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất các sản phẩm chất lượng bảo đảm hơn, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa.

Mặc dù những năm gần đây Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách trên các lĩnh vực giao lưu kinh tế, song thiếu kịp thời, chưa đồng bộ; nhiều điểm chưa phù hợp, khi phát hiện bất hợp lý lại chậm bổ sung sửa đổi. Chính sách xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu (quy định về tiểu ngạch, chính ngạch, chính sách mặt hàng, thuế suất...) trước đây có nhiều điểm không phù hợp, nay tuy đã có sửa đổi nhưng chưa đồng bộ, có những điểm còn cứng nhắc, thủ tục còn phiền hà. Chính sách tài chính về nguồn thu và sử dụng nguồn thu chưa có tác dụng thực sự khuyến khích nuôi dưỡng nguồn thu. Sự quan tâm đầu tư và chính sách đãi ngộ đối với các lực lượng hoạt động trên biên giới chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao.

Do chưa nhận thức được đầy đủ về vai trò, vị trí của việc giao lưu kinh tế hợp tác với các nước láng giềng nên Việt Nam chưa xác lập được một chiến lược tổng thể, rõ ràng, cho việc phát triển giao lưu kinh tế - xã hội. Do đó chưa xác định được chương trình đầu tư, xây dựng mô hình tổ chức quản lý thống nhất, xuyên suốt, chưa xây dựng được sách lược để ứng xử chủ động. Mặt khác, chúng ta cũng chưa hiểu đầy đủ, chưa thấy hết vai trò tác động và sự

phức tạp của thị trường nước bạn nhất là thị trường Trung Quốc cũng như

những mặt trái của cơ chế thị trường nên thường bịđộng đối phó tình hình. Hơn nữa, Việt Nam chưa đầu tư thích đáng để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ

thuật, chưa tạo được cho địa phương có đủ lực, điều kiện để cạnh tranh với đối tác trên thị trường. Việc ban hành các chính sách để thu hút đầu tư từ các nguồn trong và ngoài nước còn chậm.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số chính sách và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc” pptx (Trang 67 - 68)