Chủ trương của hai nước trong việc phát triển kinh tế thương mại:

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số chính sách và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc” pptx (Trang 73 - 75)

Để có những chủ trương, biện pháp thực hiện tốt việc giao lưu kinh tế trong giai đoạn tới, về nhận thức cả Việt Nam và Trung Quốc phải thống nhất một số điểm sau: Hai bên cần xác định Việt Nam và Trung Quốc là hai thị trường trọng

điểm. Trong đó Trung Quốc là một thị trường láng giềng rộng lớn, có nhiều tiềm năng lớn về hàng hoá, kỹ thuật, có khả năng hỗ trợ cho việc xây dựng cơ sở hạ

tầng, giao thông vận tải, năng lượng, nông nghiệp của Việt Nam. Ngược lại, Việt Nam là một thị trường giàu nguồn nguyên, nhiên vật liệu có thể cung cấp cho các ngành công nghiệp Trung Quốc, đồng thời Việt Nam cũng là thị trường cửa ngõ

để Trung Quốc tăng cường buôn bán với các thị trường các nước Đông Nam Á. Do vậy việc đẩy mạnh quan hệ thương mại và hợp tác giữa các nước không có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế thương mại, mà còn tạo ra môi trường quốc tếổn định cần thiết để Việt Nam và Trung Quốc thực hiện đường lối mở cửa xây dựng và phát triển kinh tế.

Hiện nay thế giới đang trong xu thế "hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển". Tuỳ theo điều kiện cụ thể của mình, các nước láng giềng cũng đang từng bước tham gia vào quá trình "toàn cầu hoá, khu vực hoá và tự do hoá mậu dịch". Điều đó thể hiện rõ ở đường lối kinh tế đối ngoại của từng nước: một mặt tăng nhanh quá trình tham gia vào các tổ chức quốc tế, mặt khác tăng cường "liên kết, hợp tác kinh tế trong khu vực". Trước tình hình đó xu thế "liên kết kinh tế tiểu khu vực" trong khuôn khổ hợp tác vùng sông Mê Công cũng sẽ

tiến triển. Việc Việt Nam và các nước láng giềng (đặc biệt là Trung Quốc)

đang tích cực tham gia vào các tổ chức này sẽ là những nhân tố quan trọng của

ổn định khu vực, mở ra triển vọng mới về sự hợp tác và phát triển giữa các nước láng giềng trong quan hệ giao lưu kinh tế với Việt Nam. Bên cạnh hợp tác song phương, hai bên còn có thểđẩy mạnh quan hệ thương mại qua kênh đa phương, thông qua quan hệ kinh tế thương mại ASEAN - Trung Quốc, Tổ chức hợp tác kinh tế - Châu Á Thái Bình Dương (APEC), và trong tương lai khi Việt Nam cũng là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Tuy nhiên, quá trình liên kết và hợp tác kinh tế trong những năm tới vẫn mang màu sắc đa cực: vừa đẩy mạnh hợp tác liên kết, vừa cạnh tranh quyết liệt và đi vào chiều sâu. Vì vậy, Việt Nam cần chủ động khai thác những mặt tích cực đã hoà nhập, nhưng cũng cần có chiến lược phù hợp đểđủ sức phát triển và cạnh tranh trên thị trường rộng lớn hơn.

Với những xu thế và đặc điểm chung trên đây và do đặc thù của khu vực; giao lưu kinh tế giữa Việt Nam với các nước láng giềng như Trung Quốc sẽ có những thuận lợi, khó khăn riêng: Việt Nam và các nước láng giềng là những bạn hàng truyền thống lâu đời, là những thị trường lớn liền kề nhau, có hệ thống cửa khẩu, chợ biên giới và các tuyến đường giao thông nối với nhau qua cửa khẩu khá thuận tiện. Điều kiện và chủ trương phát triển kinh tế của Việt Nam và các nước khá tương đồng, có thể hợp tác bổ sung lẫn nhau thuận lợi, song trong sự tương đồng này, Việt Nam có những ưu thế địa lý nổi trội có nhiều cảng biển phía Đông và cửa khẩu trên bộ phía Tây nối các nước với biển

Đông; là nơi có nhiều khoáng sản, sản phẩm nông - lâm - ngư nghiệp, là thị

trường rộng lớn gần 80 triệu dân có sức hấp dẫn không chỉ với khu vực mà cả

quốc tế... Những thuận lợi và ưu thế cơ bản trên sẽ điều kiện, thời cơ quan trọng để Việt Nam phát huy thế mạnh của mình trong giao lưu và hợp tác kinh tế. Nhưng thực tế, ta đang phải đứng trước những khó khăn, thách thức rất lớn:

tuyến biên giới trên bộ của Việt Nam khá dài, địa hình hiểm trở phức tạp. Đặc biệt, trình độ nền kinh tế hàng hoá của ta so với Trung Quốc còn thấp, chất lượng sản phẩm hàng hoá thiếu sức cạnh tranh. Sự cạnh tranh quyết liệt của cơ

chế thị trường đang đặt ta trước những thử thách gay go, quyết liệt. Do đó, đẩy mạnh hợp tác và giao lưu kinh tế với các nước láng giềng sẽ góp phần quan trọng để ta có thể phát huy thế mạnh, vượt qua thử thách và có bước đi vững chắc vào khu vực và thế giới.

Chính vì vậy mà chủ trương của hai nước trong giai đoạn tới cần phải tranh thủ tối đa những mặt tích cực của chính sách kinh tế đối ngoại, sự thiện chí trong bầu không khí hoà bình, hữu nghị. Mỗi bên tích cực khai thác triệt

để, có hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh của mình để đẩy nhanh quá trình hợp tác và giao lưu kinh tế thương mại giữa hai nước.

Việt Nam - Trung Quốc cần xây dựng chiến lược giao lưu và hợp tác kinh tế lâu dài và ổn định, tích cực có biện pháp mở rộng thị trường buôn bán, trao đổi hàng hoá sâu vào nội địa, đẩy mạnh hợp tác du lịch và vận tải hàng hoá, hành khách quá cảnh, củng cố, phát triển cơ sở hạ tầng, mạng lưới y tế, giáo dục ở xã, bản. Mặt khác, hai bên thiết lập trật tự, thực hiện một cách có hiệu quả cuộc đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, nhất là buôn lậu, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm ổn định để cùng phát triển.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số chính sách và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc” pptx (Trang 73 - 75)