Các giải pháp của ngành du lịch

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Triển vọng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động du lịch ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2010" pdf (Trang 76 - 81)

II. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN NĂM

2. Các giải pháp của ngành du lịch

2.1. Cng c và m rng khai thác có hiu qu nhng th trường du lch quc tế

trng đim, song song vi phát trin th trường ni địa phù hp vi nhng điu kin c th ca Vit Nam

Có kế hoạch cụ thể khai thác các thị trường quốc tế trọng điểm ở khu vực

Đông Á - Thái Bình Dương, Tây Âu, Bắc Mỹ, trong đó chú trọng thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN, Pháp, Mỹ, Australia, Đức, Anh và các thị

trường ưu tiên khác ở Bắc Âu, New Zealand. Bên cạnh đó khôi phục khai thác các thị trường truyền thống là các nước Đông Âu. Đồng thời có có sự điều chỉnh định hướng thị trường một cách linh hoạt khi có những biến động.

Chú trọng thị trường nội địa, đáp ứng nhu cầu và khả năng thanh toán của nhân dân trong nước nhằm kích cầu du lịch nội địa, tạo điều kiện cho nhân dân

đi du lịch các vùng trong nước góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, thực hiện công bằng xã hội.

Phát triển du lịch ra nước ngoài của công dân Việt Nam ở mức hợp lý, phù hợp khả năng thanh toán, nhu cầu giao lưu của nhân dân và góp phần đảm bảo cán cân thanh toán quốc tế của đất nước.

Để khắc phục lượng khách quốc tế giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh SARS, trong thời gian trước mắt cần tập trung khai thác khách từ thị trường nội

địa.

2.2. Xây dng sn phm du lch độc đáo mang sc thái riêng ca Vit Nam

Tiến hành đánh giá thực trạng các sản phẩm du lịch Việt Nam, nghiên cứu phát triển các loại hình sản phẩm cho từng thời kỳ và từng đối tượng khách. Gắn sản phẩm với thị trường, đặc biệt đối với những thị trường quốc tế có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày và nguồn khách lớn. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam, phù hợp với đặc điểm và nhu cầu của thị

trường khách quốc tế và khách nội địa. Từng bước đưa chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam ngang tầm với mặt bằng sản phẩm du lịch của khu vực và thế

giới. Phối hợp với các nước láng giềng xây dựng các toụr, tuyến du lịch xuyên quốc gia.

2.3. Đẩy mnh tuyên truyn qung bá du lch

Phối hợp lực lượng thông tin đối nội và đối ngoại, đặc biệt chú trọng sự

phối hợp thường xuyên chặt chẽ giữa Tổng cục Du lịch và cơ quan đại diện ngoại giao ta ở nước ngoài, tuyên truyền, quảng bá mạnh mẽ hình ảnh đất nước, con người và đu lịch Việt Nam ở ngoài nước. Đầu tư ngân sách nhà nước, tập trung lực lượng chuyên ngành đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá du lịch ở những thị trường có nguồn khách lớn, tạo lập hình ảnh Du lịch Việt Nam trong khu vực và thế giới. Thiết lập hệ thống đại diện du lịch Việt Nam tại các thị trường trọng

điểm. Quan tâm tuyên truyền tại chỗ, ở các cửa khẩu quốc tế, trong các đô thị

và trung tâm du lịch lớn. Chú trọng giáo dục du lịch toàn dân, lồng ghép với các chương trình khác của các cấp, các ngành để tuyên truyền quảng bá du lịch ở

trong nước.

Trước mắt, tăng cường tuyên truyền rộng rãi trên các kênh thông tin quốc tế về thành công của Việt Nam trong việc phòng ngừa dịch bệnh SARS để thu hút khách quốc tế trở lại.

2.4. Phát trin ngun nhân lc và nghiên cu ng dng khoa hc công ngh

Xây dựng được đội ngũ cán bộ du lịch có trình độ và kỹ năng nghiệp vụ, cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cáu phát triển của ngành trong tiến trình hội nhập với khu vực và quốc tế. Đào tạo lại và bồi đường nâng cao chất lượng đội ngũ

cán bộ hiện có; Hình thành hệ thống các cơ sở đào tạo du lịch trong cả nước ở

các cấp dạy nghề, trung học, cao đẳng, đại học, trên đại học và từng bước tiêu chuẩn hoá giáo trình đào tạo các cấp; gắn lý thuyết với thực hành, đào tạo với nghiên cứu để nâng cao trình độđội ngũ giáo viên và chất lượng đào tạo.

Phát triển khoa học công nghệ du lịch Việt Nam đạt trình độ khu vực, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý và hiệu quả kinh doanh du lịch. Đẩy mạnh

nghiên cứu điều tra cơ bản; nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến phục vụ

công tác phát triển du lịch bền vững. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ lữ hành, khách sạn, vận chuyển du lịch, vui chơi giải trí, công nghệ thông tin phục vụ

công tác tuyên truyền quảng bá, quản lý và kinh doanh du lịch. Nâng cao dân trí, hiểu biết về du lịch trong nhân dân và cán bộ, nhân viên các ngành trực tiếp tiếp xúc với khách du lịch.

2.5. Xây dng môi trường du lch t nhiên và xã hi, chú trng tôn to, bo v, s

dng hp lý và hiu qu các ngun tài nguyên, tăng cường hiu lc qun lý nhà nước, đảm bo phát trin bn vng ca du lch Vit Nam

Tạo ra và giữ gìn môi trường du lịch tự nhiên và xã hội lành mạnh đều khắp cả nước, đặc biệt là ở các đô thị, các điểm tham quan du lịch. Xây dựng hệ

thống thông tin và văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở khoa học và pháp lý

để quản lý tài nguyên và môi trường du lịch. Lồng ghép, đào tạo và giáo dục tài nguyên và môi trường du lịch trong chương trình giảng dạy của hệ thống đào tạo các cấp về du lịch; nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch cho các thành phần tham gia vào hoạt động du lịch.

2.6. M rng hp tác quc tế v du lch tranh th ngun lc bên ngoài để phát trin

Chủ động hội nhập thông qua việc mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế, tiếp tục tạo lập và nâng cao hình ảnh và vị thế của Du lịch Việt Nam ở khu vực và thế giới. Đa dạng hoá, đa phương hoá hợp tác du lịch với các nước, các cá nhân và các tổ chức quốc tế nhằm tranh thủ ủng hộ quốc tế và nguồn lực bên ngoài, tăng nguồn khách, vốn đầu tư, kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến cho sự

phát triển du lịch Việt Nam.

2.7. Cng c và hoàn thin th chế v du lch

Củng cố và hoàn thiện thể chế về du lịch đảm bảo tăng cường vai trò lãnh

đạo của Đảng, sự quản lý có hiệu quả và hiệu lực của Nhà nước, vai trò làm chủ

của nhân dân và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước

về du lịch hiện có, sắp xếp hợp lý các lực lượng kinh doanh du lịch tạo chất lượng mới cho toàn ngành. Hình thành bộ máy quản lý, nhà nước đủ mạnh từ

trung ương đến địa phương tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ của ngành kinh tế

mũi nhọn. Thể chế hoá chủ trương, chính sách của Đảng vềưu tiên phát triển du lịch thông qua việc hoàn chỉnh hệ thống thống văn bản luật pháp về du lịch trong điều kiện mới.

KT LUN

Ngày nay, du lịch đã trở thành nhu cầu phổ biến của mọi người dân trong các quốc gia có nền kinh tế phát triển, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở nhiều nước. Là một đất nước giàu tiềm năng về du lịch, không chỉ về tài nguyên thiên nhiên mà còn về tài nguyên văn hoá, Việt Nam chúng ta có điều kiện để trở thành một quốc gia phát triển về du lịch. Sự đánh giá này, không phải chỉ riêng người Việt Nam khẳng định mà các tổ chức du lịch và nhiều chuyên gia du lịch có uy tín thế giới cũng đồng tình với đánh giá này.

Tiềm năng du lịch đó lại nằm trong bối cảnh mới: Trong nước, nhân dân ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, vị trí du lịch Việt Nam trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước đã được nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước

đề cập tới. Đặc biệt, văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đặt vị trí du lịch Việt Nam ngang tầm tiềm năng kinh tế lớn của nước ta.

Cùng với xu thế phát triển chung của du lịch thế giới cũng như trong điều kiện đổi mới của đất nước đang diễn ra ngày càng sâu rộng và triệt để, du lịch Việt Nam ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và

đang dần dần đạt được những kết quá khích lệ. Thông qua hoạt động du lịch, tiềm năng du lịch ngày càng biến thành sản phẩm du lịch theo hướng phong phú,

đa dạng mang đậm nét độc đáo của du lịch Việt Nam, đưa du lịch Việt Nam trở

thành ngành kinh tế mũi nhọn nhằm góp phần tích cực thực hiện mục tiêu kinh tế và xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, để phát huy được những tiềm năng về du lịch của đất nước, tận dụng được những cơ hội phát triển và vượt qua được những thách thức trong những năm tới, ngoài những giải pháp đặt ra trong Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2010, điều quan trọng nhất là sự cam kết thực hiện những mục tiêu đặt ra, một cách đồng bộ và nhất quán giữa các cơ quan quản lý và kinh doanh du lịch, giữa nhà nước và nhân dân./.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Triển vọng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động du lịch ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2010" pdf (Trang 76 - 81)