I. SẢN PHẨM DU LỊCH VÀ CÁC CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1 Sản phẩm du lịch
b. Đường bộ, đường sắt, đường sông và đường biển
Theo Báo cáo Tổng kết năm 2002 của Tổng cục Du lịch, ngày 31/12/2002, về đường bộ, mât độ đường lớn tương đương với các nước trong khu vực nhưng 47% là đường xấu và chủ có 10% chiều dài đường quốc lộ
(1100/11.000 km) là tương đối tốt. Nhiều tuyến đường đang được xây mới và nâng cấp, đặc biệt là tuyến đường lịch sử - Đường Hồ Chí Minh - đang được gấp rút thi công. Tuy nhiên, một điều đáng mừng là phần lớn các đơn vị, doanh nghiệp lữ hành đã trang bị những đội xe mới, hiện đại đạt tiêu chuẩn phục vụ du lịch quốc tế.
Về đường sắt, mật độ 0,077 km2/ 100 km2 cao hơn các nước Đông Nam Á, nhưng phát triển chủ yếu ở miền Bắc, chất lượng xấu. Tuy vậy ngành đường sắt cũng luôn cải tiến chất lượng phục vụ và rút ngắn giờ tàu chạy (tàu nhanh Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh chỉ mất 32 giờ).
Về đường biển, phân bố cảng biển không đều, tập trung chủ yết ở miền Trung trong khi lượng hàng và khách lớn lại chủ yếu ở miền Bắc và miền Nam.
Đóng góp của vận tải đường biển trong phát triển du lịch là gián tiếp nhưng cũng hết sức quan trọng.
Vận tải đường sông chủ yếu được thực hiện ở đồng bằng Sông Hồng và
đồng bằng Sông Cửu Long. Đặc biệt với định hướng phát triển loại hình Du lịch sinh thái, vận tải đường sông có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, vận tải
đường sông mới chỉ được khai thác ở dạng tự nhiên, chưa được đầu tư cơ bản, thêm vào đó hàng năm lại thường có lũ đột ngột và hạn lớn nên khai thác giao thông đường sông hiện tại ít có hiệu quả.
3.2. Dịch vụ bưu chính - viễn thông
Bưu chính viễn thông có vai trò quan trọng không kém so với giao thông vận tải, bởi lẽ tất cả các hoạt động phục vụ ngành du lịch đều phải sử dụng rất nhiều các dịch vụ viễn thông trong nước và quốc tế như: điện thoại, telex, fax, thư điện tử và Internet... để đăng ký chuyến bay, đặt chỗ khách sạn, trao đổi tin
vụ viễn thông cho các hội nghị tại khách sạn, hoặc khu du lịch. Đặc biệt, Internet hỗ trợ một cách đắc lực việc quảng bá rộng rãi về du lịch Việt Nam ra thế giới. Rõ ràng, bưu chính viễn thông đã hỗ trợ rất tích cực cho phát triển du lịch ở nước ta trong lúc giao thông còn đang gặp khó khăn.
Đến nay, ở hầu hết các nơi có danh lam thắng cảnh, đã có điện thoại cố định, phủ sóng điện thoại di động và kết nối Internet… tạo ra một màng lưới thông tin du lịch nối các đơn vị quản lý kinh doanh dịch vụ du lịch với nhau, nối người cung cấp dịch vụ du lịch với khách hàng. Các khách sạn lớn có thể dùng cáp dẫn quang để thực hiện cùng một lúc các dịch vụ: điện thoại, truyền hình
ảnh và số liệu chứng từ... các hệ thống máy tính đã được đưa vào phục vụ cho hầu hết các dịch vụ: quản lý, thanh toán, dịch vụ vui chơi, giải trí, truyền hình ở
các hội nghị lớn của du khách, tất cả những điều kiện này đáp ứng tương xứng với các loại khách sạn từ 3 - 5 sao đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Mặc dù ngành viễn thông được đánh giá là được đầu tư những công nghệ
thuộc loại tiên tiến nhất nhưng do thiếu các điều kiện đồng bộ khác, chất lượng dịch vụ chưa cao: tốc độ đường truyền Internet thấp và giá cước dịch vụ còn cao. Gần đây dư luận đang tranh cãi về việc loại dịch vụ điện thoại thẻ Internet có cước phí chỉ bằng 1000 đồng/ 1 phút liên lạc từ Việt Nam ra nước ngoài vẫn chưa được chính phủ cho phép khai thác (theo vnexpress.net ngày 15/04/2003)