II. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN NĂM
d. Từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về du lịch
1.6. Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường tự nhiên, xã hộ
Trong những năm tới cần tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước trong việc sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên, môi trường du lịch, đảm bảo phát triển bền vững của Du lịch Việt Nam. Tiến hành đánh giá toàn diện tiềm năng, tài nguyên và môi trường du lịch (cả tự nhiên và xã hội), đặc biệt ở
các khu vực trọng điểm phát triển du lịch, ở các vùng sâu, vùng xa. Xây dựng hệ
thống thông tin và văn bản quy phạm pháp luật quản lý tài nguyên và môi trường du lịch. Thường xuyên theo dõi biến động để có những giải pháp kịp
thời, phối hợp cùng các ban, ngành, địa phương liên quan và hợp tác quốc tế để
khắc phục sự cố, tình trạng xuống cấp về tài nguyên và môi trường du lịch. Tăng cường công tác quản lý môi trường ở các trọng điểm du lịch; tiếp tục phối hợp với các ngành, các cấp phòng chống tệ nạn xã hội thâm nhập vào hoạt động du lịch; chú trọng xử lý nước thải, chất thải ở các khách sạn, các điểm du lịch, khu du lịch; làm chuyển biến cơ bản tình hình vệ sinh tại các đô thị, các
điểm tham quan du lịch, nhất là các nhà vệ sinh công cộng; khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường; huy động sự
tham gia và đóng góp của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, hiệp hội du lịch, khách du lịch, cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ
môi trường tự nhiên và xã hội.
Lồng ghép đào tạo và giáo dục về tài nguyên và môi trường du lịch trong chương trình giảng dạy của hệ thống đào tạo các cấp về du lịch, cũng như giáo dục nâng cao nhận thức về việc bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch cho khách du lịch, cộng đồng dân cư thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.