Những chủ trương phát triển du lịch và kết quả thu được trong giai đoạn 1990 đến nay

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Triển vọng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động du lịch ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2010" pdf (Trang 32 - 34)

I. SẢN PHẨM DU LỊCH VÀ CÁC CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1 Sản phẩm du lịch

2.Những chủ trương phát triển du lịch và kết quả thu được trong giai đoạn 1990 đến nay

1990 đến nay

2.1. Những chủ trương phát triển ngành Du lịch

Xác định vị trí quan trọng của du lịch trong thời kỳ đổi mới và trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thời gian qua Đảng và Nhà nước ta

đã ban hành nhiều chính sách tạo điều kiện cho du lịch phát triển.

Trước thực tiễn của ngành du lịch Việt Nam và tiếp tục phát triển quan

điểm của đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, trong báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương khoá VI đọc tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991) đã đặt ra việc phát triển du lịch như một nội dung của đa dạng hoá và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, nghị quyết Đại hội VII của Đảng đã chỉ rõ: "Phải khai thác sự hấp dẫn của thiên nhiên, di sản văn hoá phong phú và các lợi thế

khác của đất nước, mở rộng hợp tác với nước ngoài để phát triển mạnh du lịch". Một lẫn nữa, du lịch lại được khẳng định như một ngành kinh tế dịch vụ quan trọng làm giàu cho đất nước.

Tiếp theo đó, Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII của Ban Chấp hành Trung

ương Đảng Khoá VII ngày 30 tháng 7 năm 1994 nêu rõ: “Phát triển mạnh du lịch, hình thành ngành công nghiệp du lịch có qui mô ngày càng cao tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của nước ta’’ và xác định “Du lịch là ngành kinh tế

tổng hợp quan trọng có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, vì vậy phát triển du lịch là nhiệm vụ và trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đoàn thể

nhân dân và các tổ chức xã hội’’.

Chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng số 46-CT/TW ngày 14 tháng 10 năm 1994 về lãnh đạo đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới nêu rõ : “Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước’’, “Mục tiêu của ngành du lịch

đến năm 2000 là đổi mới và phát triển các cơ sở và phương thức kinh doanh phục vụ, tạo được các sản phẩm du lịch mang tính dân tộc, kết hợp với tính hiện

đại, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đón khách du lịch và những chỉ tiêu kinh tế, xã hội Nhà nước giao, tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ và lành mạnh du lịch Việt Nam vào đầu thế kỷ 21”.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII nhấn mạnh “Phấn đấu đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch, dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực…” và "Triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước theo hướng du lịch văn hoá, sinh thái môi trường. Xây dựng các chương trình và các điểm du lịch hấp dẫn về văn hoá, di tích lịch sử và khu danh lam thắng cảnh. Huy động các nguồn lực tham gia kinh doanh du lịch, ưu tiên xây dựng kết cấu hạ từng ở những khu vực du lịch tập trung, ở

các trung tâm lớn. Nâng cao trình độ văn hoá và chất lượng dịch vụ phù hợp với các loại khách du lịch khác nhau”.

Ngày 11/11/1998, Bộ Chính trị có Kết luận số 179/TB - TW về phát triển du lịch trong tình hình mới đã tạo ra động lực mới cho sự phát triển của ngành du lịch. Trên cơ sở tổng kết tình hình phát triển của ngành du lịch trong thời

33

gian qua, Đại hội Đảng lần thứ IX đã xác định chủ trương và biện pháp nhằm “phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”. Đặc biệt là, ngành Du lịch đã xây dựng được Chiến lược phát triển Du lịch 2001-2010 và

được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 22/07/2002.

2.2. Những kết quảđạt được của ngành du lịch

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Triển vọng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động du lịch ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2010" pdf (Trang 32 - 34)