Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Triển vọng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động du lịch ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2010" pdf (Trang 29 - 32)

I. SẢN PHẨM DU LỊCH VÀ CÁC CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1 Sản phẩm du lịch

c. Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ

♦Đặc điểm

Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ bao gồm 25 tỉnh từ Kom Tum

đến Minh Hải với hai tiểu vùng du lịch: Nam Trung Bộ (9 tỉnh) và Nam Bộ (16 tỉnh). Trung tâm của vùng là thành phố Hồ Chí Minh. ở vùng này có tam giác tăng trưởng du lịch: Thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang - Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Kiên Giang (Phú Quốc) và tam giác tăng trưởng kinh tế: Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Vũng Tàu (Trong phạm vi vùng

ảnh hưởng của Thành phố Hồ Chí Minh). Hiện tại ngành du lịch trong vùng đã

được phát triển nhanh thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm của vùng, riêng đối với Thành phố Hồ Chí Minh du lịch sẽ giữ một vai trò đặc biệt quan trọng là trung tâm giao tiếp kinh tế của toàn vùng. So với hai vùng du lịch

kỹ thuật tốt hơn, thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Khách vào vùng này có chiều hướng gia tăng nhanh.

♦Sản phẩm du lịch đặc trưng

Các sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ là du lịch tham quan nghỉ dưỡng biển và núi, du lịch sông nước, du lịch sinh thái

đồng bằng châu thổ sông Cửu Long.

Các sản phẩm du lịch cụ thể:

- Giao lưu và phát triển kinh tế - xã hội, hội chợ, triển lãm.

- Cảnh quan nghỉ dưỡng ven biển, hồ vùng ngập mặn và miền núi. - Tham quan nghiên cứu các di tích chống Mỹ cứu nước.

- Tham quan nghiên cứu các di sản văn hoá Chàm và di sản tôn giáo khác. - Tham quan vùng sông nước, miệt vườn vùng đồng bằng sông Cửu Long. - Tham quan nghiên cứu vùng văn hoá các dân tộc Tây Nguyên.

Các địa bàn cụ thể hoạt động du lịch:

- Thành phố Hồ Chí Minh: đông dân cư nhất, có cơ sở hạ tầng tốt nhất so với cả

nước, có mạng lưới các ngành dịch vụ tương đối đầy đủ. Cơ sở đang khai thác: khu Thanh Đa - Bình Quới, Lái Thiêu, hồ Kỳ Hoà, Lâm Viên, Văn Thánh,… sẽ

phát triển mở rộng dọc sông Sài Gòn, dọc sông Đồng Nai, khu Thủ Thiêm, rừng Sác, Cần Giờ.

- Vũng Tàu: khu du lịch dầu khí đã có cơ sở hạ tầng tốt, có bãi biển, núi cho cư

dân tại chỗ và nghỉ cuối tuần của thành phố Hồ Chí Minh và khách du lịch quốc tế.

- Biên Hoà: thành phố loại hai có khu công nghiệp tập trung lớn nhất, đang được mở rộng thêm 2 lần, và là đầu mối giao thông kinh tế chiến lược chính của miền Nam.

- Cần Thơ : Khi thành phố Cần Thơ xây dựng cảng nước sâu cho tầu trên 1 vạn tấn và nâng cấp sân bay sẽ trở thành trung tâm giao tiếp của đồng bằng sông Cửu Long.

- Cảnh quan nghỉ dưỡng giải trí:

+ Cảnh quan ven biển đẹp nhất thuộc Tuy Hoà, Khánh Hoà như: Đại Lãnh, Văn Phong, Dốc Lết, Bãi Tiêu, Đồng Đế, Nha Trang, Hòn Trũ. Ngoài ra các bãi biển như: Ninh Chữ, Cà Ná (Ninh Thuận), Bình Châu - Long Hải - Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu), Hòn Chông (Hà Tiên), Mỹ

Khê, Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Qui Nhơn (Bình Định). Cần bổ sung cho sự hoàn chỉnh của dải du lịch ven biển của vùng này.

+ Cảnh quan nghỉ dưỡng núi: 3 bậc thềm của cao nguyên Lâm Đồng có 2 trung tâm du lịch nổi tiếng là: Đà Lạt với nhiều cảnh quan, núi hồ, thác, một hệ thống biệt thự phong phú hấp dẫn như: Hồ Đan Kia, suối Vàng,

đỉnh Lâm Viên, hồ Xuân Hương, Đa Thiện, Tuyền Lâm, sân golf,…; Bảo Lộc trung tâm tơ tằm, chè và du lịch. Hệ thống thác của sông Đồng Nai. Rừng thuần chủng (thông) lớn nhất so với cả nước, là những tài nguyên cần được khai thác do sự hấp dẫn độc đáo đối với khách du lịch.

+ Các hồ: hồ Yaly (Kom Tum), Biển Hồ (Pleiku), hồ Lắc (Đắc Lắc), Dầu Tiếng (Tây Ninh), Trị An (Đồng Nai), Thi Nại (Qui Nhơn), Đa Nhim (Lâm Đồng), hệ thống hồ của Đà Lạt.

+ Các công viên quốc gia: Nam Cát Tiên, Côn Đảo, các sân chim cần bảo vệ (Minh Hải), rừng thông Lâm Đồng.

- Các di tích kháng chiến chống Mỹ: Sơn Mỹ, Ba Tơ (Quảng Ngãi), bán đảo Phượng Hoàng (Quy Nhơn), Cam Ranh (Khánh Hoà), sân bay Thành Sơn (Ninh Thuận), Xuân Lộc (Đồng Nai), chiến khu D (Lâm Đồng - Tây Ninh - Đồng Nai), núi Bà Đen (Tây Ninh), dinh Độc Lập, Củ Chi, Bến Lức (Thành phố Hồ

Chí Minh), Đất Đỏ (Đồng Nai), Biệt Dinh (Đà Lạt), Bạch Dinh (Vũng Tàu), Bến Tre đồng khởi, các khám ở Sài Gòn, Côn Đảo…

- Các di tích khác: Các tháp Chàm (Ninh Thuận, Bình Thuận), Tây Sơn (Bình

Định), toà thánh Cao Đài, đền Bà (Tây Ninh), các chùa Bà núi Sam, núi Sập, khu di tích ốc Eo Tri Tôn, Thoại Sơn (An Giang), quê Bác Tôn (Long Xuyên), kênh Xà No (Tiền Giang).

Các trung tâm lưu trú:

- Trung tâm chính: Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Lạt. - Trung tâm phụ: Qui Nhơn, Cần Thơ.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Triển vọng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động du lịch ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2010" pdf (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)