Tăng cường phối hợp liên ngành dưới sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Chính phủ

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Triển vọng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động du lịch ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2010" pdf (Trang 71 - 76)

II. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN NĂM

1.7.Tăng cường phối hợp liên ngành dưới sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Chính phủ

d. Từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về du lịch

1.7.Tăng cường phối hợp liên ngành dưới sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Chính phủ

Chính phủ

Để phối hợp tết hơn nữa các hoạt động du lịch trong toàn quốc, tiếp tục phát huy vai trò của Ban chỉ đạo Nhà nước về Du lịch và Ban Chỉ đạo Du lịch các địa phương, phối hợp liên ngành, địa phương thường xuyên, đồng bộ dưới sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Chính phủ. Trong các năm tới, Chính phủ

cần có những phiên họp Chính phủ bàn chuyên đề phát triển du lịch và một số

hội nghị của Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương cả nước về công tác du lịch.

Có cơ chế và văn bản phối hợp liên ngành, địa phương ưu tiên giải quyết kịp thời các vấn đề liên quan đến du lịch, nhất là trong đầu tư phát triển sản phẩm, khai thác các tài nguyên mà nhiều ngành quản lý phục vụ phát triển đu lịch, tuyên truyền quảng bá du lịch trong và ngoài nước, bản vệ và tôn tạo môi

dụng quỹ đất... Trong thời gian tới sự phối hợp giữa du lịch với các ngành, địa phương cụ thể như sau:

Du lịch và Công an, Ngoại giao, Bộ tư lệnh biên phòng: Cần phối hợp để xây dựng phương án đẩy nhanh đàm phán và thực hiện miễn via cho công dân các nước là thị trường du lịch trọng điểm của Việt Nam, trong đó có việc áp dụng thí điểm miễn visa đơn phương cho công dân Nhật Bản, Pháp, Đức vào du lịch Việt Nam trong vòng 15 ngày; có phương án quản lý, kiểm tra du khách ra vào chặt chẽ, nhưng văn minh, tránh phiền hà; cải tiến qui trình thủ tục xét duyệt và lệ phí visa cho khách. Ngành ngoại giao cần chủ trì làm đầu mối phối hợp với các bộ, ban, ngành, đoàn thể đăng cai tổ chức các sự kiện quốc tế tại Việt Nam

để tăng cường thu hút khách và tuyên truyền đối ngoại. Phối hợp các biện pháp tăng cường tranh thủ các nguồn lực quốc tế và nguồn lực Việt Nam ở ngoài nước để đẩy mạnh phát triển du lịch.

Du lịch và Giao thông - vận tải: Bộ Giao thông- Vận tải và Cục Hàng không dân dụng cần hối hợp chặt chẽ với Tổng cục Du lịch trong xây dựng đề án phát triển giao thông vận tải đường không, đường bộ, đường sắt và đường thuỷ

(đường biển và đường sông) nhằm nâng cao năng lực vận chuyển của Hàng không Việt Nam, khả năng thông quan của 3 sân bay quốc tế hiện có và cải tạo một số sân bay nội địa để đón được các chuyến bay quốc tế trực tiếp; sớm hoàn tất việc xây dựng cầu Cần Thơ qua sông Hậu để thông tuyến quốc lộ la từ Bắc xuống Nam, góp phần thức đẩy du lịch khu vực đồng bằng Sông Cửu Long; hoàn tất cải tạo các quốc lộ khác. Nâng cao năng lực vận chuyển đường sắt Bắc - Nam, nghiên cứu và đầu tư xây dựng đường sắt nội đô tại Hà Nội, Thành phố

Hồ Chí Minh và xem xét xây dựng các tuyến đường sắt cao tốc nối các trung tâm lớn đi các tỉnh phụ cận có tiềm năng du lịch. Cải tạo và nâng cấp hạ tầng giao thông đường biển và đường sông phục vụ du lịch. Nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển phục vụ khách du lịch quốc tế và nội địa. Trong xây dựng các văn bản quy phạm luật trong giao thông vận tải cần quan tâm đến nội dung

du lịch và yếu tố hội nhập khu vực và thế giới tạo điều kiện cho du lịch phát triển.

Du lịch và Viễn thông: Ngành viễn thông cần có sự phối hợp chặt chẽ với du lịch để nhanh chóng áp dụng thành tựu mới của công nghệ thông tin như dịch vụ

chuyển vùng, điện thoại di động, truy cập Internet theo phương thức vô tuyến, thương mại điện tứ,...; đồng thời điều chỉnh giá cước địch vụ cho phù hợp, nhất là đối với khách sạn và các khu du lịch là hộ tiêu dùng quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách, cùng ngành Viễn thông bán được nhiều sản phẩm hơn, tạo tiện nghi, thoải mái, giá hấp dẫn để thu hút khách quay trở lại. ♦ Du lịch và Tài chính, Thuế, Hải quan: Ngành Tài chính, Thuế và Du lịch cần nghiên cứu và thống nhất đề xuất với Chính phủ thuế suất giá trị gia tăng hợp lý cho từng lĩnh vực hoạt động của ngành Du lịch, nhất là những trường hợp cần miễn hoặc giảm thuế để huy động nguồn vốn trong dân, trong các thành phần kinh tế đầu tư chuyên doanh các sản phẩm sạch và xanh, sản phẩm du lịch mới,

ở các khu vực thuộc vùng sâu, vùng xa, hoặc có ý nghĩa lớn trong xoá đói giảm nghèo; nghiên cứu trình đề án hoàn trả thuế giá trị gia tăng cho khách du lịch quốc tế mua hàng của Việt Nam mang ra. Ngành Hải quan cần nghiên .cứu và triển khai cải tiến quy trình thủ tục kiểm tra hành lý, tăng thêm quầy kiểm tra và thiết bị kiểm tra hiện đại để tạo thông thoáng và tâm lý thoải mái cho khách du lịch.

Du lịch và Văn hoá - thông tin: Du lịch và Văn hoá cần có sự phối hợp để xây

đựng quy chế bao vệ, tôn tạo, khai thác di tích lịch sử, các công trình văn hoá, danh lam thắng cảnh, đặc biệt là các di sản quốc gia và di sản thế giới, phục vụ

phát triển du lịch và truyền truyền, giáo dục truyền thống, giao lưu văn hoá. Có

đề án phục hồi và tổ chức các lễ hội nổi bật, bổ sung vào danh mục các lễ hội những sự kiện trọng đại của dân tộc, đưa các hoạt động nghệ thuật dân gian, lễ

hội cổ truyền vào hoạt động du lịch; có thuyết minh thống nhất cho hướng dẫn viên du lịch đối với từng di tích, lễ hội.

Hướng dẫn việc xây dựng các thiết chế văn hoá phục vụ cho mục đích du lịch; đồng thời xây dựng các làng văn hoá, tạo ra và nâng cao chất lượng môi trường du lịch. Du lịch, Văn hoá - thông tin chủ trì phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương toàn quốc trong hình thành và giữ gìn môi trường văn hoá - xã hội, giải quyết các tệ nạn xã hội, các tệ bán hàng rong, ăn xin đeo bám làm phiền hà khách du lịch.

Du lịch với Thương mại, Tài chính và các ngành, địa phương liên quan: Giáo dục văn minh thương nghiệp, tổ chức hoạt động mua sắm gắn với các tour du lịch để tăng cường tiêu thụ hàng hoá, góp phần xuất khẩu tại chỗ hàng hoá và dịch vụ, tăng thêm nguồn thu và tạo khả năng mở rộng thị trường cho các ngành sản xuất hàng hoá và dịch vụ của đất nước .

Du lịch và Khoa học - Công nghệ - Môi trường: Phối kết hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan chỉ đạo bảo vệ và giữ gìn môi trường; giải quyết các sự cố môi trường đảm bảo du lịch phát triển bền vững.

Du lịch và Thể thao: Tổng cục Du lịch và Uỷ ban Thể dục Thể thao cần phối hợp để đưa các hoạt động thể thao truyền thống vào các hoạt động vui chơi giải trí trong du lịch. Hai ngành phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan tổ chức thành công các cuộc tranh tài thể thao khu vực và thế giới mà Việt Nam sẽ đăng cai, trước mắt là Seagames 22 năm 2003, để gây ấn tượng tốt và thu hút khách. ♦Du lịch và Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Ngư nghiệp: Cần phối hợp tổ chức khảo sát, điều tra những khu vực để quy hoạch thành những điểm bảo tồn, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên khai thác phục vụ phát triển du lịch. Các ngành cùng phối hợp để nghiên cứu đề xuất các đề án phát triển nông, lâm, ngư nghiệp kết hợp với du lịch, lưu ý đến hướng kết hợp thoả mãn nhu cầu du lịch tham quan, nghỉ dưỡng tại các vùng quê vùng núi, vùng biển với tiêu thụ sản phẩm. Tập trung khôi phục các làng nghề thủ công truyền thống tạo các điểm tham quan du lịch và sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ bán cho khách. Hướng dẫn và

tổ chức việc xây dựng các làng du lịch, các điểm tham quan ở nông thôn và miền núi.

Du lịch và Giáo dục - đào tạo, Lao động, thương binh xã hội, tổ chức thanh,thiếu niên: Phối hợp xây dựng chương trình giáo dục du lịch để đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông cơ sở, dạy nghề, cao đẳng và đại học với các giờ thực hành dã ngoại hoặc giáo dục về chủ đề lịch sử, địa lý, sinh vật, giáo dục công dân bằng các chương trình tham quan du lịch để hấp dẫn du lịch cho học sinh, sinh viên, đồng thời thúc đẩy loại hình du lịch học tập, nghiên cứu phát triển trong tầng lớp thanh, thiếu niên. Ngành Giáo dục và đào tạo, cần phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Du lịch chỉđạo công tác dạy nghề và đào tạo đại học, trên

đại học cho ngành du lịch, phối hợp giáo dục và giải quyết vấn đề môi trường xã hội tạo điều kiện cho du lịch phát triển.

Du lịch và Thống kê: Cần có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong xây dựng các chỉ tiêu thống kê và phương pháp thu thập số liệu thống kê du lịch cho chính xác hơn nhằm phản ánh đầy đủ tình hình hoạt động du lịch, tạo cơ sở có ý nghĩa thiết thực và khoa học chơ việc nghiên cứu đánh giá vai trò, thực trạng, điều hành và dự báo phát triển du lịch.

Du lịch và các địa phương: Ngành Du lịch và các địa phương cả nước cần phới hợp chặt chẽ trong triển khai các chủ chương, chính sách phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước bằng các biện pháp cụ thể trên địa bàn. Du lịch làm nhiệm vụ hướng dẫn, hỗ trợ; các địa phương đóng vai trờ chịu trách nhiệm chính đối sự nghiệp phát triển du lịch của địa phương mình.

Trong 9 giải pháp trên, cần tập trung thực hiện 4 giải pháp mang tính đột phá là: Đầu tư phát triển nhanh, đồng bộ kết cầu hạ tầng phục vụ du lịch và cơ

sở vật chất kỹ thuật ngành Du lịch với vai trò của một ngành kinh tế mũi nhọn; Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và công tác cán bộ; Xây dựng, triển khai các chương trình hành động quốc gia về du lịch; và tăng cường phối hợp liên ngành.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Triển vọng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động du lịch ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2010" pdf (Trang 71 - 76)