Giám thị ¨

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay (qua khảo sát tại trường trung học thực hành đại học sư phạm TP HCM) (Trang 46 - 56)

ra biện pháp giáo dục HS cũng được GVBM quan tâm. Việc GDĐĐ,LS thông qua bài dạy được chú trọng nhiều đặc biệt là ở các môn Giáo dục công dân, Văn, Sử.

Tuy nhiên, trong thực tế một bộ phận không nhỏ GV xem nhẹ việc GDĐĐ,LS cho HS thông qua bài dạy của mình mà chủ yếu chỉ lo truyền đạt tri thức. Thậm chí một số GV cho rằng, GDĐĐ, LS chủ yếu là để GV dạy môn Giáo dục công dân, đội ngũ GVCN và giám thị đảm nhiệm. Bên cạnh đó, hầu hết GVBM chưa thực sự nhiệt tình tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vì ảnh hưởng đến thời gian đầu tư chuyên môn. Đây là những vấn đề yếu kém cần khắc phục để nâng cao hiệu quả GDĐĐ, LS cho HS.

Nhận thức của GV phụ thuộc vào trình độ năng lực của bản thân và công tác bồi dưỡng chất lượng đội ngũ của nhà trường. Hình thức bồi dưỡng về công tác GDĐĐ,LS cho HS của cán bộ - GV trường THTH-ĐHSP TP.HCM chủ yếu là triển khai các văn bản của cấp trên và yêu cầu cán bộ - GV tự bồi dưỡng. Việc tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức về GDĐĐ,LS , hội thảo chuyên đề về công tác GDĐĐ,LS chưa được quan tâm nhiều.

Công tác GDĐĐ,LS cho HS đã được cán bộ - GV trường THTH-ĐHSP TP.HCM quan tâm nhiều, song chất lượng đạo đức, lối sống của HS chưa được đồng đều giữa các lớp, đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa các biện pháp quản lý và công tác bồi dưỡng để nâng cao nhận thức, năng lực thực hiện công tác GDĐĐ, LS cho đội ngũ cán bộ - GV.

1.2.3.3. Thực trạng quản lý nội dung, hình thức và các biện pháp GDĐĐ, LS cho học sinh

* Về nội dung GDĐĐ, LS

Để tìm hiểu về nội dung GDĐĐ,LS cho HS, chúng tôi đặt câu hỏi “Nhà trường đã giáo dục những phẩm chất cơ bản nào sau đây?” kết quả thu được:

Bảng 5. Những nội dung/phẩm chất cơ bản mà nhà trường quan tâm giáo dục

TT Nội dung/phẩm chất

Kết quả đạt được %

Rất tốt Tốt thườngBình Yếu Kém

1 Lòng yêu nước 32.7% 38.2% 29.1% 0 0

2 Yêu CNXH 30.9% 36.4% 32.7% 0 0

3 Yêu nhân dân 30.9% 38.2% 30.9% 0 0

4 Tự hào dân tộc 34.5% 40.0% 25.5% 0 0

7 Hiếu thảo cha mẹ 30.9% 49.1% 20.0% 0 0

8 Vâng lời thầy cô 29.1% 50.9% 20.0% 0 0

9 Tinh thần quốc tế trong sang 0 14.5% 80.0% 5.5% 0 10 Nhu cầu, nguyện vọng chính đáng 0 56.4% 40.0% 3.6% 0

11 Có ước mơ, hoài bão 16.4% 25.5% 58.2% 0 0

12 Xác định động cơ và thái độ học tập đúng đắn 29.1% 49.1% 16.4% 5.5% 0 13 Ý thức chấp hành nội quy của trường, lớp 12.7% 60.0% 27.3% 0 0 14 Ý thức xây dựng tập thể lớp, trường vững mạnh 10.9% 63.6% 25.5% 0 0 15 Lòng nhân ái 10.9% 38.2% 49.1% 1.8% 0 16 Đoàn kết giúp đỡ bạn bè 9.1% 36.4% 50.9% 3.6% 0 18 Trung thực 7.3% 34.5% 54.5% 3.6% 0 19 Khiêm tốn 0 25.5% 67.3% 7.3% 0 20 Dũng cảm 0 21.8% 61.8% 14.5% 0

21 Siêng năng, cần cù, chăm chỉ 0 36.4% 60.0% 3.6% 0 22 Ý thức chấp hành về trật tự an toàn giao thông 1.8% 30.9% 63.6% 3.6% 0 23 Tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội 3.6% 20.0% 61.8% 14.5% 0 24 Ý thức bảo vệ của công 1.8% 25.5% 65.5% 7.3% 0 25 Ý thức bảo vệ môi trường 3.6% 21.8% 63.6% 10.9% 0 26 Lòng tự tin và quyết đoán 0 27.3% 65.5% 7.3% 0 27 Lối sống giản dị, tiết kiệm 0 23.6% 70.9% 5.5% 0

28 Các phẩm chất khác 0 15.3% 67.3% 17.4% 0

Qua kết quả trên, chúng ta nhận thấy những đức tính gắn liền với việc học tập, quan hệ giữa HS với thầy cô, với gia đình, với bạn bè...được nhà trường quan tâm chỉ đạo thực hiện nhiều hơn. Còn một số phẩm chất mang tính chất trừu tượng như: Lối sống giản dị, tiết kiệm; Nhu cầu, nguyện vọng chính đáng; Tinh thần quốc tế trong sáng...nhà trường ít quan tâm giáo dục hơn mặc dù đó là những phẩm chất quan trọng tác động vào tư tưởng, tâm hồn giúp các em hình thành nhân cách cao đẹp.

* Về hình thức GDĐĐ,LS

Để tìm hiểu về hình thức GDĐĐ, LS cho HS, chúng tôi đặt câu hỏi: “Ban giám hiệu trường đã chỉ đạo thực hiện những hình thức chủ yếu nào sau đây để GDĐĐ,LS cho HS?”. Kết quả thu được như sau:

Bảng 6. Những hình thức chủ yếu được nhà trường quan tâm trong GDĐĐ,LS HS

TT Hình thức

Kết quả đạt được % Tốt

Bình

thường Yếu Kém

2 Tuyên truyền, giáo dục pháp luật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Sinh hoạt lớp, chi đoàn 76.4% 23.6% 0 0

4 Sinh hoạt chào cờ 72.7% 27.3% 0 0

5 Hoạt động xã hội, từ thiện 52.7% 43.6% 3.6% 0 6

Sinh hoạt truyền thống thông qua các ngày lễ lớn (mít tinh, hội thi, câu lạc bộ, giao lưu, cắm trại, thăm quan di tích lịch sử...)

63.6% 32.7% 3.6% 0

7 GDĐĐ, LS thông qua các hoạt động giáo dục ngoài

giờ lên lớp (các chủ điểm hàng tháng) 67.3% 27.3% 5.5% 0 8 Hoạt động kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nề nếp,

kỷ cương 65.5% 34.5% 0 0

9 Học tập, ký cam kết thực hiện nội quy nhà trường 70.9% 29.1% 0 0 10 GDĐĐ,LS thông qua các hoạt động văn hóa, văn

nghệ, thể dục thể thao... 45.5% 50.9% 3.6% 0 11 Các hoạt động khác 20.0% 45.5% 23.6% 10.9% Từ kết quả khảo sát trên, chúng ta thấy rằng các hình thức chủ yếu được nhà trường quan tâm trong GDĐĐ,LS HS là: Thông qua các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt chi đoàn; sinh hoạt chào cờ; Học tập, ký cam kết thực hiện nội quy nhà trường; thông qua các môn học; các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; hoạt động kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nề nếp, kỷ cương; sinh hoạt truyền thống thông qua các ngày lễ lớn. Còn GDĐĐ,LS thông qua các hoạt động xã hội, từ thiện; hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; tuyên truyền, giáo dục pháp luật còn hạn chế. Đó là một thiếu sót vì chính thông qua đó mới giáo dục và hình thành thế giới quan, nhân sinh quan cho các em một cách hiệu quả, giúp các em tiếp cận với thực tiễn để có những nhận thức, hành vi ứng xử đúng trong các mối quan hệ xã hội.

* Về các biện pháp GDĐĐ,LS cho HS

Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi đặt câu hỏi: "Lãnh dạo nhà trường đã chỉ đạo thực hiện các biện pháp GDĐĐ, LS sau đây ở mức độ nào? ". Kết quả thu được như sau:

Bảng 7. Các biện pháp GDĐĐ,LS cho HS được nhà trường quan tâm chỉ đạo

Mức độ thực hiện % Xếp bậc TT Các biện pháp Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa thực hiện 1 Tổ chức nề nếp sinh hoạt, học tập 100% 0 0 1

2 Sinh hoạt Nội quy, Điều lệ trường trung học 89.1% 10.9% 0 6 3 Nói chuyện về đạo đức, lối sống 29.1% 70.9% 0 12 4

Tổ chức các hình thức sinh hoạt tập thể thực

hiện các nội dung giáo dục trong nhà trường 41.8% 58.2% 0 7 5 Hội thảo về đạo đức ,lối sống 0 74.5% 25.5% 13

6 Nhắc nhở, động viên 94.5% 5.5% 0 4

7 Nêu gương người tốt việc tốt 38.2% 60.0% 1.8% 8 8 Phê phán những hiện tượng tiêu cực 34.5% 65.5% 0 10 9

Tổ chức đội tự quản theo dõi chấm điểm nề

nếp hàng ngày 92.7% 7.3% 0 5

10 Phát động thi đua, khen thưởng, kỷ luật 96.4% 3.6% 0 3 11

Nêu yêu cầu, giao trách nhiệm cho HS thực

hiện 32.7% 60.0% 7.3% 11

12 Kiểm tra, đánh giá nề nếp hàng tuần, hàngtháng 98.2% 1.8% 0 2 13 Kết hợp với cha mẹ học sinh 36.4% 63.6% 0 9

Qua bảng trên chúng ta thấy, một số biện pháp GDĐĐ,LS được cho là thường xuyên sử dụng như là: Tổ chức nề nếp sinh hoạt, học tập xếp bậc 1; kiểm tra, đánh giá nề nếp hàng tuần, hàng tháng xếp bậc 2; phát động thi đua, khen thưởng, kỷ luật xếp bậc 3; nhắc nhở, động viên xếp bậc 4; tổ chức đội tự quản theo dõi chấm điểm nề nếp hàng ngày xếp bậc 5;sinh hoạt Nội quy, Điều lệ trường trung học xếp bậc 6. Các biện pháp ít đựợc quan tâm sử dụng đó là: nêu yêu cầu, giao trách nhiệm cho HS thực hiện xếp bậc 11; nói chuyện về đạo đức, lối sống xếp bậc 12; hội thảo về đạo đức xếp bậc 13.

Như vậy, các biện pháp GDĐĐ, LS cho HS trường THTH-ĐHSP TP.HCM chủ yếu xoay quanh những yêu cầu có tính áp đặt, mệnh lệnh nên khó gây hứng thú, kích thích sự nỗ lực phấn đấu của HS. Các biện pháp nâng cao nhận thức tư tưởng , giúp HS tự giác hình thành các phẩm chất đạo đức, lối sống và các mối quan hệ xã hội lành mạnh chưa được nhà trường quan tâm. Do đó, phần nào hạn chế tính tích cực, độc lập, sáng tạo và mối quan hệ xã hội của HS.

1.2.3.4. Thực trạng sự phối hợp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh của các lực lượng giáo dục trong nhà trường

Khảo sát về lực lượng tham gia GDĐĐ,LS cho HS trong nhà trường, Chúng tôi thu được kết quả ở bảng sau:

Bảng 8. Các lực lượng trong nhà trường tham gia công tác GDĐĐ,LS (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khảo sát về mức độ quan tâm GDĐĐ, LS cho HS của các lực lượng trong nhà trường. Chúng tôi thu được kết quả sau:

TT Lực lượng GDĐĐ, LS cho HS Ý kiến tán thành (%) Xếp bậc

1 Ban giám hiệu nhà trường 98.8 2 2 GVCN 100.0 1 3 Giám thị 97.5 3 4 GVBM 85.5 5 5 Đoàn trường 90.9 4 6 Nhân viên hành chính 30.9 6

Kết quả trên cho thấy, lực lượng chủ yếu tham gia GDĐĐ,LS cho HS là: Ban Giám hiệu, GVCN, giám thị, đoàn trường, GVBM. Trong khi đó, lực lượng ít tham gia công tác GDĐĐ,LS là nhân viên hành chính. Qua theo dõi hầu hết lãnh đạo các trường chưa đề ra yêu cầu, trách nhiệm cho nhân viên hành chính tham gia công tác GDĐĐ,LS. Cần phải giáo dục cho HS không những biết tôn trọng thầy cô mà còn phải biết tôn trọng sự hướng dẫn của nhân viên nhà trường. Muốn vậy phải tổ chức cho đội ngũ nhân viên hành chính tùy theo khả năng của mình tham gia nhiệm vụ GDĐĐ,LS cho HS.

Như vậy, lực lượng chủ yếu GDĐĐ,LS cho HS là đội ngũ GVCN, kế đó là giám thị, lãnh đạo nhà trường, đoàn trường. Có 37,2% HS cũng cho rằng GVBM ít quan tâm đến vấn đề GDĐĐ,LS cho HS. Có 3,2% HS cho rằng GVBM không quan tâm GDĐĐ,LS cho HS mà chủ yếu tập trung truyền đạt tri thức trong suốt tiết dạy. Mặt khác, hiệu trưởng chưa có những biện pháp hữu hiệu để phát huy vai trò của GVBM trong việc thực hiện GDĐĐ,LS thông qua con đường dạy học.

Khảo sát mức độ phối hợp của các bộ phận trong công tác GDĐĐ,LS cho HS chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 9.Mức độ phối hợp giữa các lực lượng trong GDĐĐ, LS cho HS

điểm Thường xuyên (3đ) Thỉnh thoảng (2đ) phối hợp (1đ) 1 BGH - GVCN 54 1 164 2 2 BGH – GVBM 34 21 144 9 3 BGH - Đoàn trường 49 6 159 4 4 BGH - Giám thị 55 165 1 5 BGH – PHHS 30 25 140 10 6 GVCN - PHHS 45 10 155 5 7 GVBM - Giám thị 24 29 2 132 11 8 GVCN - đoàn trường 42 13 152 8 9 GVBM - GVCN 43 12 153 7 10 GVCN - Giám thị 51 4 161 3 11 Giám thị - PHHS 44 11 154 6

Bảng khảo sát cho ta thấy, mối quan hệ thường xuyên trong sự phối hợp đó là: BGH - Giám thị xếp bậc 1; BGH- GVCN xếp bậc 2; GVCN - Giám thị xếp bậc 3; BGH - Đoàn trường xếp bậc 4; GVCN- PHHS xếp bậc 5 . Các lực lượng phối hợp chưa thường xuyên: GVBM - GVCN xếp bậc 7; BGH - GVBM xếp bậc 9; GVBM- Giám thị xếp bậc 11.

Như vậy, hiệu trưởng cần phải tăng cường chỉ đạo phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục ở trong nhà trường (nhất là GVBM với GVCN, BGH - GVBM và GVBM với giám thị) góp phần tích cực thúc đẩy công tác GDĐĐ, LS HS đạt kết quả cao.

1.2.3.5. Thực trạng sự phối hợp với các lực lượng giáo dục ở ngoài nhà trường để GDĐĐ,LS cho học sinh

Khảo sát ý kiến của CBQL và GV về sự phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng ngoài nhà trường để GDĐĐ,LS cho HS chúng tôi có kết quả sau:

Bảng 10.Mức độ phối hợp giữa lãnh đạo nhà trường với các lực lượng giáo dục ở ngoài nhà trường

TT Sự phối hợp của nhà trường với lực lượnggiáo dục ngoài nhà trường

Mức độ phối hợp Tổng điểm Xếp bậc Tốt ((3đ) Chưa tốt (2đ) Chưa phối hợp (1đ)

2 Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp 45 10 0 155 3 3 Phối hợp với Ban đại diện CMHS 50 5 0 160 1 4 Phối hợp với chính quyền các cấp 25 30 0 135 6 5 Phối hợp với công an các cấp 32 23 0 142 5 6 Phối hợp với Hội khuyến học các cấp 47 8 0 157 4

Qua bảng khảo sát trên cho thấy lãnh đạo nhà trường có sự quan tâm phối hợp với Ban đại diện CMHS; gia đình HS; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Hội khuyến học các cấp và công an các cấp. Thiếu sự quan tâm phối hợp với chính quyền các cấp.

Sự phối hợp giữa nhà trường với Ban đại diện CMHS, Hội PHHS cũng như gia đình HS tuy đã được chú trọng nhưng mới chỉ dừng lại ở gặp mặt trong các cuộc họp thường kỳ mà mục đích chủ yếu là làm công tác tổ chức, sơ kết học kỳ, tổng kết, khen thưởng và chủ yếu là mang tính chất thông tin chứ chưa đề cập đến việc hội thảo, bàn bạc nâng cao tri thức cho CMHS để tìm ra các biện pháp tốt nhất để quản lý, GDĐĐ,LS cho con em của mình. Sự phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cũng mới chỉ ở mức độ phối hợp tổ chức các hoạt động nhân các ngày lễ lớn, trong các hội thi chứ chưa thường xuyên, chưa tạo ra được sự giao lưu nhằm xây dựng, phát triển các quan hệ xã hội lành mạnh có tác dụng GDĐĐ,LS thiết thực cho HS. Sự phối hợp với công an các cấp cũng đã được nhà trường quan tâm nhưng mới dừng lại ở việc xử lý HS vi phạm, chưa có sự phối hợp về chiều sâu nhằm tăng cường ý thức chấp hành pháp luật cho HS. Sự phối hợp với chính quyền các cấp...cũng chưa được quan tâm nhiều.

1.2.3.6. Việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá công tác GDĐĐ,LS cho học sinh

* Về việc lập kế hoạch

Để tìm hiểu việc xây dựng kế hoạch quản lý GDĐĐ,LS cho HS. Qua khảo sát CBQL và GV chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 11. Việc lập kế hoạch

TT Người lập Kế hoạch năm Kế hoạch tháng Kế hoạch tuần

1 BGH 100% 100% 92.7%

2 GVCN 74.5% 83.6% 70.9%

4 Giám thị 72.7% 81.8% 76.4% Như vậy, qua kết quả trên cho thấy nhìn chung nhà trường, GVCN chú ý nhiều đến việc lập kế hoạch năm, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần về GDĐĐ,LS HS. Giám thị cũng có chú ý lập kế hoạch nhưng tỷ lệ thấp hơn GVCN; riêng GVBM tỷ lệ lập kế hoạch rất thấp, điều này cho thấy họ ít quan tâm đến việc GDĐĐ,LS cho HS, cho rằng đây là công việc của hiệu trưởng, GVCN, giám thị. Họ chỉ cố gắng hoàn thành kế hoạch giảng dạy của mình mà thôi.

* Về tổ chức thực hiện

Ý kiến của CBQL và GV về việc tổ chức thực hiện kế hoạch GDĐĐ,LS HS

như sau:

- Về triển khai kế hoạch: Đầy đủ, kịp thời: 74,5%; chưa đầy đủ, kịp thời: 25,5% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về bố trí, sắp xếp các bộ phận, cá nhân: Đủ số lượng 69,1%; chưa đủ số lượng: 30,9%; phù hợp năng lực 76,4%, chưa phù hợp năng lực: 23,6%; phân công hợp lý 78,2%, phân công chưa hợp lý: 21,8%.

- Về xây dựng cơ chế phối hợp: Cơ chế đồng bộ: 67,3%, cơ chế chưa đồng bộ 27,3%; chưa xây dựng cơ chế phối hợp: 5,5%.

- Bố trí CSVC, kinh phí: Đầy đủ: 38,2%, chưa đầy đủ: 61,8% - Chuẩn bị tài liệu: Đầy đủ: 61,8%, chưa đầy đủ: 38,2%

Kết quả trên cho thấy việc triển khai bố trí, sắp xếp đội ngũ làm công tác

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay (qua khảo sát tại trường trung học thực hành đại học sư phạm TP HCM) (Trang 46 - 56)