thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở trường THTH-ĐHSP TP.HCM
2.1.1. Nâng cao nhận thức về quan điểm của Đảng, Nhà nước và củangành Giáo dục trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ngành Giáo dục trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
Thực tiễn trong nước cho thấy quan điểm của Đảng và Nhà nước đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của giáo dục. Những thành tựu, tồn tại của nền giáo dục Việt Nam trong mấy chục năm qua thể hiện sự đúng đắn và hạn chế trong quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với lĩnh vực này.
Nghị quyết lần thứ hai của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII nhấn mạnh tới việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục. Nghị quyết nêu ra những nhiệm vụ cụ thể của các tổ chức Đảng trong việc triển khai đường lối giáo dục của Đảng, là một trong những nội dung quan trọng là giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
Theo tinh thần của Nghị quyết , các cơ sở Đảng phải củng cố để trở thành hạt nhân lãnh đạo của đơn vị, làm tốt công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT nói chung và học sinh trường Trung học Thực hành ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh nói riêng.
Những quan điểm chỉ đạo phát triển sự nghiệp GD – ĐT của Đảng ta:
Hiến pháp 1992, điều 35 đã chỉ rõ “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”.
Đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT theo tinh thần Nghị quyết ĐH XI của Đảng, cần triển khai theo những quan điểm chỉ đạo chủ yếu sau:
Thứ nhất, phát triển giáo dục, đào tạo là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, là quốc sách hàng đầu. Do vậy, phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, huy động cả hệ thống chính trị, phát huy đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo;
Thứ hai, đổi mới giáo dục, đào tạo phải nhằm mục tiêu xây dựng nền giáo dục có tính dân tộc, hiện đại, quán triệt nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội; đáp ứng nhu cầu nhân lực phát triển đất nước, nhất là nhân lực chất lượng cao, góp phần xây dựng xã hội học tập;
Thứ ba, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển; đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho giáo dục, đào tạo; ưu tiên ngân sách nhà nước dành cho phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng khó khăn, cho giáo dục phổ cập và đào tạo nhân lực chất lượng cao. Phát triển giáo dục, đào tạo phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng và an ninh, với tiến bộ khoa học - công nghệ và hội nhập quốc tế;
Thứ tư, mở rộng hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo phải trên cơ sở giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, giữ vững độc lập, chủ quyền, định hướng xã hội chủ nghĩa. Khuyến khích các cơ sở giáo dục, đào tạo trong nước hợp tác với các đối tác nước ngoài trong đào tạo nhân lực và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo.
Đại hội XI của Đảng xác định: “Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển” [11; 77].
"Phát triển , nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng
giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành. Đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội; xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời"[11; 41,42].
Kết hợp giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường, giáo dục xã hội, tạo môi trường giáo dục lành mạnh ở mọi nơi, mọi lúc, mọi cộng đồng và tập thể.
Mục đích, chức năng phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài: Với chức năng nâng cao dân trí, giáo dục trực tiếp cung cấp, trang bị tri thức, hiểu biết về tự nhiên, xã hội cho mỗi người dân, làm cho người dân có học vấn ngày càng cao. Từ đó góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; Với chức năng đào tạo nhân lực, giáo dục cần tạo ra một nguồn nhân lực có chất lượng cao và phù hợp với nhu cầu của các lĩnh vực kinh tế - xã hội; Với chức năng bồi dưỡng nhân tài, giáo dục đào tạo phải phát hiện, bồi dưỡng nhân tài, đồng thời cùng với các cấp quản lý nhà nước có chính sách đãi ngộ, sử dụng nhân tài.
Quan điểm chỉ đạo của Đảng ta về giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, Bộ GD-ĐT đã khẳng định “Thực hiện giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục tư tưởng, chính trị, nhân cách đạo đức, lối sống nhằm hình thành trong HS,SV tinh thần yêu nước, yêu quê hương, yêu gia đình và tinh thần tự tôn dân tộc, lý tưởng XHCN, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo hèn” và nhiệm vụ GD-ĐT của nhà trường ta hiện nay là: “Các HS,SV ra trường phải có phẩm chất công dân tốt, chấp hành đầy đủ chính sách của nhà nước, tôn trọng và làm theo hiến pháp, pháp luật. Có tinh thần ý thức tổ chức kỷ luật cao. Luôn luôn trung thực, công bằng…Nếp sống lành mạnh, giản dị, trong sạch…” Do vậy, trong công tác GDĐĐ,LS cho HS,SV, trước hết phải cung cấp hệ thống giá trị đạo đức, lối sống cho HS,SV làm cho họ nhận thức được vai trò của đạo đức, lối sống đối với bản thân, đối với việc học tập.
Trong GDĐĐ,LS, Bác Hồ rất coi trọng phương thức “nêu gương”. Người đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo phương thức của người xưa: “Dĩ nhân nhi giáo, dĩ ngôn nhi giáo” (nghĩa là trước hết phải giáo dục bằng tấm gương sống của chính
mình, sau đó mới giáo dục bằng lời nói). Người quan niệm, GDĐĐ,LS là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Trong xã hội ta, ai cũng là chủ thể và cũng là đối tượng của GDĐĐ,LS. Vì vậy, ai cũng có thể và cần phải luôn luôn nêu tấm gương về đạo đức, lối sống.
Bác Hồ đặc biệt chú ý đến vai trò của giáo dục đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Bác dạy: “ Vì mục đích mười năm trồng cây, vì mục đích trăm năm trồng người”(trích bài nói chuyện của Bác với giáo viên cấp II, cấp III năm 1958). Tiếp tục lời dạy của Bác, Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác – Lênin, đưa việc giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường với lứa tuổi và từng bậc học”.
Cần tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho học sinh, đặc biệt chú trọng thực hiện việc đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho học sinh. Để các em nhận thức đúng, chủ động tích cực rèn luyện đạo đức , lối sống.
Mục tiêu giáo dục Trung học phổ thông ở nước ta: Mục tiêu tổng quát:
“ Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”
(Điều 23, mục 2, Chương II của Luật Giáo dục). Mục tiêu cụ thể:
Học trung học phổ thông, học sinh cần đạt được yêu cầu chủ yếu sau:
Hình thành và củng cố các giá trị về tư tưởng, đạo đức, lối sống phù hợp với mục tiêu chung của giáo dục phổ thông, mục tiêu giáo dục của cấp học và thích hợp với trình độ, lứa tuổi học sinh trung học phổ thông. Đó là tình yêu gia đình, quê hương, đất nước, tinh thần tự tôn dân tộc; ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, sẵn sàng bảo vệ tổ quốc; có chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo hèn; có lòng nhân ái, ứng xử hợp
đạo lý, có văn hóa trong quan hệ gia đình, bạn bè, xã hội; sống lành mạnh, tự tin, giản dị, tiết kiệm; hiểu biết, tôn trọng và chấp hành pháp luật; quan tâm đến những vấn đề cấp bách của đất nước, của toàn cầu.
Được tiếp tục phát triển và nâng cao các kỹ năng học tập chung và kỹ năng học tập bộ môn, đặc biệt là kỹ năng vận dụng kiến thức vào các tình huống học tập mới, vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
Hiểu biết và có thói quen rèn luyện thân thể thường xuyên, đạt tiêu chuẩn rèn luyện theo lứa tuổi; giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường; sử dụng thời gian hợp lý, biết cách làm việc và nghỉ ngơi khoa học.
Hiểu biết và có khả năng cảm thụ, đánh giá cái đẹp trong cuộc sống và văn học, nghệ thuật, có nhu cầu sáng tạo cái đẹp; sống hòa hợp với thiên nhiên và xã hội (Điều 23, mục 2, chương II của Luật giáo dục).
- Văn bản của ngành GD-ĐT về GDĐĐ,LS:
Chỉ thị số 22/2005/CT-BGD&ĐT ngày 29/07/2005 của BGD&ĐT: về nhiệm vụ của toàn ngành trong năm học 2005-2006, ở điều 1 có đề cập đến việc GDĐĐ,LS cho HS,SV.