GDĐĐ,LS cho HS 63.2% 4 5 Xây dựng kế hoạch GDĐĐ,LS HS một cách khoa học 52.6% 5 6 Có hình thức GDĐĐ,LS phong phú, hấp dẫn 26.3% 9
7 Chọn lựa nội dung GDĐĐ,LS thiết thực 42.1% 7 8
Tích cực phối hợp với các lực lượng ngoài nhà trường để
GDĐĐ,LS cho HS 36.8% 8 9
Kiểm tra đánh giá chặt chẽ công tác GDĐĐ,LS của các lực
lượng giáo dục trong nhà trường 47.4% 6
Qua kết quả khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy rằng đa số CBQL, GV đều có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác GDĐĐ,LS cho HS. Nhà trường đã xây dựng nhiều nội dung và hình thức giáo dục phong phú, thực hiện nhiều biện pháp hữu hiệu GDĐĐ,LS cho HS góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Các hoạt động của Đoàn thanh niên ở trường thu hút được nhiều HS tự giác tham gia. Từ đó, giáo dục cho HS hình thành những kỹ năng sống, phát triển nhân cách cần thiết ở mỗi con người. Công tác GDĐĐ,LS của GVCN và giám thị được nhà trường coi trọng, GVCN và giám thị ngày càng thấy rõ trách nhiệm của mình và quan tâm đến HS nhiều hơn. Thông qua các hình thức khác nhau, họ luôn tạo được mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục HS. Phát hiện và ngăn chặn kịp thời những tư tưởng hành vi xấu của HS để có biện pháp phối hợp và giáo dục có hiệu quả. Việc phối hợp với các lực lượng ngoài nhà trường để GDĐĐ,LS cho HS được quan tâm nhiều hơn, chặt chẽ hơn. Về hình thức GDĐĐ,LS tương đối phong phú, hấp dẫn và đã có những cố gắng nhất định. Tuy nhiên, công tác GDĐĐ,LS của trường THTH-ĐHSP TP.HCM ưu điểm chưa được nổi bật và chưa có tính ổn định cao.
1.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó
1.3.2.1. Những hạn chế trong công tác GDĐĐ,LS cho HS tại trường THTH- ĐHSP TP.HCM
Khảo sát đánh giá những hạn chế trong công tác quản lý GDĐĐ,LS cho HS tại trường THTH-ĐHSP TP.HCM, chúng tôi thu được kết quả sau:
TT Hạn chế
Ý kiến tán thành (%)
Xếp bậc
1 Ít quan tâm đến công tác GDĐĐ,LS cho HS 5.3% 9 2
Chưa xây dựng được cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các
bộ phận trong đơn vị để GDĐĐ,LS cho HS 27.3% 4 3 Kế hoạch GDĐĐ,LS chưa rõ ràng, chưa hợp lý 15.8% 7 4 Triển khai kế hoạch hoạt động GDĐĐ,LS chưa kịp thời 26.3% 5 5 Nội dung GDĐĐ,LS còn nghèo nàn, chưa thiết thực 36.8% 2
6 Hình thức GDĐĐ,LS thiếu sinh động, chưa hấp dẫn 47.4% 1 7 Qui trình quản lý công tác GDĐĐ,LS chưa rõ ràng 10.5% 8 8
Phối hợp với các lực lượng giáo dục ở ngoài nhà trường
chưa chặt chẽ 31.6% 3 9 Kiểm tra, đánh giá các hoạt động GDĐĐ,LS của các tổchức, cá nhân trong nhà trường chưa thường xuyên 21.1% 5
Qua bảng trên và kết hợp với thực tiễn theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra công tác GDĐĐ, LS HS trong thời gian qua, chúng tôi nhận thấy công tác GDĐĐ,LS cho HS của CBQL có những hạn chế, yếu kém cơ bản sau:
Hình thức tổ chức GDĐĐ, LS còn mang tính phong trào, thiếu chiều sâu, chưa tạo được nhận thức sâu sắc, tình cảm niềm tin mạnh mẽ để hình thành và phát triển những hành vi, quan hệ đạo đức, quan niệm sống đúng đắn. Nội dung chưa phong phú, còn nghèo nàn, chủ yếu bám sát vào chương trình Giáo dục công dân, chương trình Giáo dục ngoài giờ lên lớp còn thiếu sự: chủ động, sáng tạo, lôi cuốn, hấp dẫn, kích thích tinh thần học tập, rèn luyện của HS. Công tác GDĐĐ, LS cho HS ở trường chưa được quan tâm nhiều và đầu tư đúng mức. Các biện pháp GDĐĐ,LS chủ yếu áp đặt, mệnh lệnh từ CBQL, từ thầy cô chứ chưa có những biện pháp thực sự phát huy được tính độc lập, chủ động, sáng tạo. Biện pháp GDĐĐ, LS còn mang tính hành chính.
Cơ chế phối hợp còn chưa đồng bộ giữa các bộ phận trong nhà trường để thống nhất nội dung, ý chí, hoạt động GDĐĐ, LS HS; chưa chú ý phát huy vai trò, ý thức trách nhiệm và nhiệt huyết của đội ngũ GVBM trong việc GDĐĐ,LS vào bài giảng bộ môn mình phụ trách. Nhà trường đã phối hợp với Đoàn trường tương đối tốt để tổ chức các phong trào bề nổi nhưng chưa phát huy hết vai trò của Đoàn vào công tác GDĐĐ,LS cho HS. Vai trò tự quản của các đội ngũ đoàn viên, tập thể HS chưa được phát huy tốt.
Sự phối hợp với Ban đại diện CMHS của các lớp còn nhiều khó khăn. Lớp nào có GVCN tích cực vận động và phụ huynh nhiệt tình thì việc phối hợp, tổ chức các hoạt động giáo dục của lớp được tiến hành thường xuyên và có hiệu quả hơn. Công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục ở ngoài nhà trường chưa chặt chẽ, thiếu sự chuẩn bị chu đáo về nội dung, hình thức phối hợp. Nguồn kinh phí để thực
hiện các quan hệ phối hợp còn eo hẹp, chưa động viên được tính tích cực của các lực lượng tham gia.
Năng lực quản lý GDĐĐ,LS của CBQL chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ. Điều này được thể hiện qua việc lập kế hoạch, tuy có nhưng còn sơ sài, chưa rõ ràng, cụ thể, hợp lý và khoa học.
Việc kiểm tra đánh giá các hoạt động GDĐĐ,LS của các tổ chức và cá nhân trong nhà trường chưa thường xuyên. Các tiêu chí đánh giá thi đua còn sơ sài, hệ thống sổ sách theo dõi việc giáo dục đạo đức, lối sống của nhà trường chưa được chú trọng nhiều, việc cụ thể hóa tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm HS còn chưa được rõ ràng nên việc xét hạnh kiểm tính chính xác chưa cao, mang nặng cảm tính. Ngoài ra, việc khen thưởng cũng chưa tạo được sức động viên đội ngũ, phát huy tối đa năng lực để nâng cao hiệu quả công tác GDĐĐ,LS.
1.3.2.2. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác GDĐĐ,LS cho HS
Từ việc khảo sát ý kiến CBQL về nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác GDĐĐ,LS cho HS, chúng tôi thu được kết quả sau:
TT Các nguyên nhân
Ý kiến tán thành (%)
Xếp bậc
1 Năng lực quản lý công tác GDĐĐ,LS của CBQL còn hạn chế 42.1% 8 2 Thiếu sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới 47.4% 7 3 Năng lực tổ chức các hoạt động GDĐĐ,LS của đội ngũ GV còn hạn chế 63.2% 4 4 Một số cơ quan ban ngành chưa quan tâm phối hợp với nhà trường để
GDĐĐ,LS cho HS 73.7% 2
5 Thiếu văn bản pháp quy về công tác GDĐĐ,LS 52.6% 6 6 Một bộ phận phụ huynh chưa quan tâm phối hợp với nhà trường để
GDĐĐ,LS cho con em 68.4% 3
7 Một bộ phận CBQL và GV nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của
công tác GDĐĐ,LS thiếu quan tâm đến công tác GDĐĐ,LS cho HS 36.8% 9
8
Việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có nhiều khó khăn:
+ Bị động về thời gian 21.1% 12
+ Thiếu cán bộ - giáo viên chuyên trách có năng lực 31.6% 10
+ Thiếu tài liệu tham khảo 26.3% 11
9 Mặt trái của đời sống xã hội ảnh hưởng đến môi trường giáo dục 94.7% 1
Với những ưu điểm và hạn chế như đã trình bày ở trên cho chúng ta thấy rằng để có những biện pháp khắc phục những hạn chế đó đòi hỏi chúng ta phải tìm được nguyên nhân tạo ra những hạn chế. Qua khảo sát và phân tích thực trạng chúng tôi nhận thấy những nguyên nhân sau:
Sự sa sút đạo đức của HS trên thực tế là do các tác động tiêu cực từ xã hội, mặt trái của đời sống xã hội, tình trạng bê tha của nhiều thanh thiếu niên ngoài nhà trường, sự xâm nhập của văn hóa độc hại, ảnh hưởng không lành mạnh của game online... Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng HS gây gỗ đánh nhau, vi phạm pháp luật. Một số HS do mất kiến thức căn bản nên thường lơ là trong học tập, đến lớp thường ít tập trung nghe giảng, tâm lý chán học, dẫn đến việc không thực hiện tốt nhiệm vụ học tập. Mặt khác, ý thức tự giáo dục ở một bộ phận HS chưa cao rất dễ bị ảnh hưởng từ những tác động tiêu cực bên ngoài xã hội.
Một số cơ quan ban ngành chưa quan tâm phối hợp với nhà trường trong việc GDĐĐ, LS cho HS. Một số còn nhận thức sai lầm cho rằng việc GDĐĐ,LS hoàn toàn là trách nhiệm của nhà trường, khoán trắng cho nhà trường hoặc có những biểu hiện tiêu cực đi ngược lại cách giáo dục của nhà trường.
Một bộ phận phụ huynh quá nuông chiều, dễ dãi với con cái. Thậm chí, còn bao che những hành vi xấu của con mình. Bên cạnh đó, có một số phụ huynh thiếu sự quan tâm, chăm sóc con cái. Còn có những phụ huynh chỉ lo làm kinh tế ít để ý đến con cái và tư tưởng “trăm sự nhờ thầy” còn khá phổ biến trong phụ huynh. Giáo dục từ gia đình chưa được quan tâm đúng mức. Đó cũng là nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn đến đạo đức, lối sống HS. Sự thiếu quan tâm và phối hợp chưa nhiệt tình từ một bộ phận CMHS đối với việc giáo dục con cái phần nào ảnh hương đến hiệu quả GDĐĐ,LS của nhà trường.
Một bộ phận CBQL và GV nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của công tác GDĐĐ,LS; thiếu quan tâm đến công tác GDĐĐ, LS cho HS, chưa gắn kết quả của quá trình dạy học với hoạt động giáo dục toàn diện. Bên cạnh đó, năng lực
của một số GV còn hạn chế, chưa biết cách tổ chức với nhiều hình thức phong phú, thích hợp để thu hút HS tham gia.
Đội ngũ CBQL năng lực còn hạn chế, quản lý thiếu chặt chẽ, sự chỉ đạo chưa liên tục, thường xuyên... Thiếu cán bộ chuyên trách có năng lực để tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Nhà trường còn hạn chế về nguồn kinh phí, tài liệu, CSVC cũng là trở ngại lớn trong việc tổ chức các hoạt động GDĐĐ,LS cho HS.
Do thiếu văn bản pháp quy, thiếu sự chỉ đạo chặt chẽ từ trên xuống.
Đội ngũ CBQL năng lực còn hạn chế, quản lý thiếu chặt chẽ, sự chỉ đạo chưa liên tục, thường xuyên... Thiếu cán bộ chuyên trách có năng lực để tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Tài liệu, kinh phí, CSVC chưa đáp ứng đẩy đủ cho hoạt động giáo dục.
Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên đã làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác GDĐĐ, LS cho HS. Việc tìm ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác GDĐĐ,LS cho HS là một vấn đề hết sức cấp thiết trong giai đoạn hiện nay ở các trường THPT.
Kết luận chương 1
Đạo đức xuất hiện cùng với sự xuất hiện của lịch sử xã hội loài người. Những tư tưởng đạo đức với tư cách là một bộ phận của tri thức triết học xuất hiện cách đây hơn 26 thế kỷ.
Đạo đức với tư cách là một hình thái xã hội, có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong đời sống xã hội loài người. Đạo đức là gốc của nhân cách, là một trong hai mặt hợp thành nhân cách của mỗi con người. Ở mọi thời đại, mọi quốc gia, vấn đề đạo đức, lối sống và giáo dục đạo đức, lối sống là công việc quan trọng luôn được quan tâm và tạo mọi điều kiện. Ở nước ta, mục tiêu của nhà trường THPT là đào tạo ra những con người phát triển toàn diện. Do đó, công tác quản lý giáo dục đạo đức, lối sống HS là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường phổ thông hiện nay.
Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT chỉ có thể được thực hiện trên nền của sự tác động của các nhân tố: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Các giá trị đạo đức, lối sống tiến bộ hình thành khi có sự tác động một cách tích cực từ môi trường xã hội. Vì vậy, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh phải định hình được nội dung và đề ra được các hình thức giáo dục phù hợp nhằm góp phần đào tạo những thế hệ công dân tương lai, đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH.
Công tác GDĐĐ, LS cho HS ở trường THTH-ĐHSP TP.HCM trong những năm gần đây đã đạt được những thành tích đáng kể. Nhà trường đều có lập kế hoạch GDĐĐ, LS, công tác tổ chức, chỉ đạo, tuyên truyền, giáo dục các bộ phận trong nhà trường cùng phối hợp tương đối tốt. Đa số HS chăm ngoan, có ý thức tu dưỡng đạo đức, lối sống.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn những hạn chế nhất định. Các hoạt động GDĐĐ,LS còn những tồn tại cần sớm được khắc phục và đổi mới cho phù hợp với tình hình thực tế. Vẫn còn một bộ phận HS chưa ngoan. Thực trạng đó đang là vấn đề đáng quan tâm của nhà trường và toàn xã hội. Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Thực trạng công tác quản lý hoạt động GDĐĐ,LS trong nhà trường còn nhiều hạn chế. Công tác tổ chức, chỉ đạo , kiểm tra đánh giá ở một số lĩnh vực chưa mang lại hiệu quả cao. Hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục chưa được phong phú, thiếu một số biện pháp giáo dục phù hợp.
Để khắc phục tình trạng này, đòi hỏi đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý phải tìm tòi, nghiên cứu tìm ra những giải pháp để nâng cao chất lượng GDĐĐ,LS làm giảm dần tình trạng HS yếu kém về hạnh kiểm một cách thực tế, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS trong nhà trường hiện nay.
Chương 2
NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC THỰC HÀNH -
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Nâng cao nhận thức về quan điểm của Đảng, Nhà nước và của ngành Giáo dục trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh; triển khai thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở trường THTH-ĐHSP TP.HCM
2.1.1. Nâng cao nhận thức về quan điểm của Đảng, Nhà nước và củangành Giáo dục trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ngành Giáo dục trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
Thực tiễn trong nước cho thấy quan điểm của Đảng và Nhà nước đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của giáo dục. Những thành tựu, tồn tại của nền giáo dục Việt Nam trong mấy chục năm qua thể hiện sự đúng đắn và hạn chế trong quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với lĩnh vực này.
Nghị quyết lần thứ hai của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII nhấn mạnh tới việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục. Nghị quyết nêu ra những nhiệm vụ cụ thể của các tổ chức Đảng trong việc triển khai đường lối giáo dục của Đảng, là một trong những nội dung quan trọng là giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
Theo tinh thần của Nghị quyết , các cơ sở Đảng phải củng cố để trở thành hạt nhân lãnh đạo của đơn vị, làm tốt công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT nói chung và học sinh trường Trung học Thực hành ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh nói riêng.
Những quan điểm chỉ đạo phát triển sự nghiệp GD – ĐT của Đảng ta:
Hiến pháp 1992, điều 35 đã chỉ rõ “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”.
Đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT theo tinh thần Nghị quyết ĐH XI của Đảng, cần triển khai theo những quan điểm chỉ đạo chủ yếu sau:
Thứ nhất, phát triển giáo dục, đào tạo là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, là quốc sách hàng đầu. Do vậy, phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, huy động cả hệ thống chính trị, phát huy đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo;
Thứ hai, đổi mới giáo dục, đào tạo phải nhằm mục tiêu xây dựng nền giáo