Xã hội trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
2.3.2.1. Mục tiêu của giải pháp
Nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ về quan điểm GDĐĐ, LS cho HS giữa nhà trường và gia đình trên cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp, khai thác tiềm năng to lớn của các lực lượng xã hội trong công tác GDĐĐ,LS cho HS để trở thành con ngoan trò giỏi, người công dân tốt có ích cho xã hội.
2.3.2.2. Nội dung giải pháp
GDĐĐ,LS cho HS là trách nhiệm của toàn xã hội, do đó tất yếu phải tiến hành xã hội hóa GD trong lĩnh vực GDĐĐ,LS HS. Xã hội hóa GD là sự huy động thu hút, phối hợp tất cả các thành phần xã hội cùng chăm lo công tác GDĐĐ,LS cho HS. Thực chất của xã hội hóa GD trong lĩnh vực này là tăng cường sự phối hợp 3 môi trường: Nhà trường-Gia đình-Xã hội. Trong đó nhà trường phải giữ vai trò trung tâm, nòng cốt.
2.3.2.3. Cách tiến hành giải pháp
Các lực lượng tham gia GDĐĐ,LS cho HS gồm: Nhà trường (BGH, GVCN, GVBM, giám thị…), gia đình và xã hội. Hiệu trưởng cần tập hợp các lực lượng này thống nhất với cùng một quan điểm thì công tác GDĐĐ,LS cho HS sẽ đạt hiệu quả.
Để làm được việc này, vai trò của hiệu trưởng là cực kỳ quan trọng, là trung tâm tập hợp các mối quan hệ phối hợp trong và ngoài nhà trường và là cầu nối cho
các mối quan hệ giữa các lực lượng ấy. Hiệu trưởng cần tổ chức cho các lực lượng này hiểu rõ tầm quan trọng của nó. Đồng thời, hiệu trưởng cũng cần phải quan tâm đến việc phân công đúng người, đúng việc cho các thành viên trong nhà trường và có sự thống nhất để phối hợp tốt với các lực lượng ngoài nhà trường. Hiệu trưởng cần giao việc cụ thể cho các lực lựợng GDĐĐ,LS chính trong nhà trường.
Đối với GVCN: Là người trực tiếp thay mặt nhà trường giáo dục HS, là người thực hiện sự phối hợp, liên kết bền chặt với GVBM, các đoàn thể trong nhà trường, giữa “Gia đình - Nhà trường - Xã hội”. Lên kế hoạch GDĐĐ,LS cho HS lớp mình, kế hoạch phải cụ thể, sát với tình hình của lớp và có những giải pháp thực hiện các nội dung đó. Tổ chức lớp thực hiện tốt các hoạt động từ hoạt động như văn nghệ, thể dục thể thao…Tìm hiểu và nắm chắc từng đặc điểm, hoàn cảnh gia đình từng em nhất là đối tượng HS cá biệt. Hướng dẫn HS tự quản để biến tập thể lớp thành một tập thể đoàn kết, gắn bó, tạo môi trường lành mạnh để GDĐĐ,LS cho HS. Xử lý, khen thưởng kịp thời HS lớp mình trong quyền hạn của mình.
Giám thị là lực lượng chịu trách nhiệm trực tiếp theo dõi quản lý sinh hoạt học tập, rèn luyện đạo đức, lối sống của HS. Ghi nhận những hiện tượng vi phạm hàng ngày. Giải quyết một số vụ việc vi phạm trong thẩm quyền được giao. Phối hợp với GVCN đánh giá, xếp loại hạnh kiểm HS. Lập hồ sơ đề nghị khen thưởng hoặc kỷ luật nếu có. Hàng tháng báo cáo với hiệu trưởng về tình hình vi phạm đạo đức, lối sống của HS. Liên lạc với PHHS có vi phạm nội qui để thông báo kịp thời và phối hợp với gia đình tìm cách tháo gở. Hàng tuần tổng hợp tình hình và báo cáo trong tiết sinh hoạt dưới cờ.
Đối với GVBM: Mỗi một GVBM cần xây dựng nội dung GDĐĐ,LS cho HS thông qua kế hoạch dạy học. Xây dựng thái độ tốt cho HS trong các giờ lên lớp, chú ý đến mọi đối tượng HS để giúp đỡ các em tiếp thu tốt nhất kiến thức mình truyền đạt. Ghi nhận xét tiết dạy vào sổ đầu bài hoặc báo cáo cho giám thị hoặc GVCN về tình hình của lớp; tham gia đánh giá hạnh kiểm HS.
Đối với CMHS: Cần trở thành gương tốt cho con, cháu học tập; có trách nhiệm tham gia đầy đủ các buổi họp PHHS; thường xuyên phối hợp tốt với GVCN - nhà trường để kịp thời nắm bắt các thông tin, trong công tác quản lý việc học tập, chăm lo giáo dục rèn luyện đạo đức,lối sống của con em mình. Mỗi CMHS cần quan tâm xây dựng tổ chức hội CMHS vững mạnh, có mối quan hệ thường xuyên với nhà trường; phát huy vai trò, chức năng hội CMHS động viên, răn dạy con, cháu chấp hành nội qui của nhà trường, các chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Đối với tổ chức chính trị xã hội (chính quyền địa phương, tổ dân phố...): Cần chú trọng xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với gia đình HS, nhân dân khối phố, công an khu vực và chính quyền địa phương của địa bàn trường. Hằng năm, thông qua các văn bản, công văn, báo cáo định kỳ, nhà trường trao đổi thông tin đồng thời triển khai kế hoạch với chính quyền địa phương; tham mưu đưa công tác GDĐĐ,LS cho HS vào tiêu chí xây dựng, bình chọn “Gia đình văn hóa - khu phố văn hoá - cha mẹ mẫu mực - con cái chăm ngoan”; có đánh giá nhận xét của chính quyền địa phương về “sinh hoạt hè” của HS; tổ chức ký cam kết trách nhiệm giữa “Nhà trường - chính quyền địa phương...” tạo được sự hỗ trợ tích cực các lực lượng ngoài nhà trường thành quá trình khép kín trong công tác GDĐĐ,LS cho HS.
Nhà trường cùng các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, đoàn thể... cùng phối hợp ra sức xây dựng môi trường xã hội tích cực. Cụ thể là xây dựng cộng đồng xóm ấp, đường phố văn minh, tạo lối sống lành mạnh, dư luận xã hội tích cực, đề cao các giá trị xã hội chân chính, các quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Môi trường xã hội tốt đẹp là mảnh đất màu mỡ để phát triển nhân cách tốt đẹp cho thế hệ trẻ.
Nhà trường phải thu hút các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình GDĐĐ,LS cho HS bằng các nội dung và hình thức phối hợp như sau: Đề nghị và phối hợp với các cơ quan, ban ngành có liên quan tham gia vào việc sưu tầm, cung cấp tư liệu, biên soạn các tài liệu có tác dụng GDĐĐ,LS cho HS. Chẳng hạn như cung cấp tài liệu về lịch sử địa phương, những kinh nghiệm xã hội, những giá trị chuẩn mực trong xã hội và trong cuộc sống, quan hệ ứng xử tốt đẹp trong cộng
đồng...; Phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho HS. Cụ thể: Ngành y tế: truyền bá những tri thức về dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên, GD giới tính, vệ sinh phòng bệnh, bảo vệ môi trường...; Ngành công an: cung cấp những tri thức về pháp luật, phòng chống các tệ nạn xã hội...; Các đơn vị quân đội: giúp nhà trường GD quân sự, GD quốc phòng, GD về truyền thống quân đội nhân dân, về lịch sử...; Ngành văn hóa thông tin: tham gia GD thể chất, GD văn hóa-thẫm mỹ cho HS thông qua các hoạt động như thi đấu TDTT, văn nghệ, triển lãm, tham quan, vui chơi, giải trí...; Ngành lao động-thương binh và xã hội: cung cấp tri thức về định hướng nghề nghiệp, nhu cầu lao động trong các ngành nghề, thị trường lao động, kỷ luật lao động...
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: phối hợp tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể (cắm trại, hoạt động xã hội, văn nghệ, TDTT, dã ngoại về nguồn...) quản lý HS trong hè, giáo dục truyền thống, lý tưởng của Đoàn, hội thảo với các chủ đề có liên quan.
Ban đại diện cha mẹ HS: phối hợp cùng nhà trường tổ chức các buổi hội thảo nhằm bàn bạc các biện pháp nâng cao hiệu quả GDĐĐ, giáo dục kỹ năng sống cho HS.
Xã hội hóa giáo dục là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả GDĐĐ,LS cho HS. Nội dung và hình thức rất đa dạng, phong phú. Hiệu trưởng cần chỉ đạo thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục một cách thường xuyên có kế hoạch sẽ huy động được sức mạnh của toàn xã hội chăm lo GDĐĐ,LS cho HS. Con người muốn trở thành một con người đúng nghĩa thì cần phải có giáo dục. Đó là một chân lý đã được đúc kết trong lịch sử phát triển của nhân loại. Từ nhỏ, nếu con người không dược giáo dục thì lớn lên sẽ không có sự phát triển bình thường về mặt tâm lý.
Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giáo dục đạo đức, lối sống cho HS THPT đòi hỏi người làm công tác giáo dục đạo đức, lối sống phải nắm vững mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống, vận dụng các phương pháp phù hợp với tâm lý lứa tuổi, điều kiện hoàn cảnh thực tế của HS, phù hợp với thực tiễn kinh tế, xã hội ở địa phương. Quản lý công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho
HS có tầm quan trọng đặc biệt và ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống.
Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội là sự phối hợp dựa trên cơ sở thực hiện thống nhất quan điểm, chủ trương, mục đích trong việc giáo dục đạo