Sự giáo dục của gia đình ¨

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay (qua khảo sát tại trường trung học thực hành đại học sư phạm TP HCM) (Trang 41)

luyện của bản thân và sự giáo dục của nhà trường. Các em có quan điểm khác nhau trong nhận thức của mình về đạo đức và tài năng. Một số em coi trọng tài năng hơn đạo đức, một số em coi trọng đạo đức hơn tài năng, nhưng thật ra đạo đức và tài năng phải coi trọng như nhau. Hầu hết HS đã nhận thức được tầm quan trọng của đạo đức trong mối tương quan với tài năng.

+ Khảo sát ý thức chấp hành nội quy của HS có 70,4% HS trả lời bản thân tự giác chấp hành nội quy, có 18.8% HS trả lời có kiểm tra mới chấp hành, có 10.8% HS trả lời buộc phải chấp hành. Như vậy, tuy nhận thức về đạo đức, lối sống tương đối cao, nhưng vẫn còn nhiều HS có sự miễn cưỡng chấp hành chứ chưa thực sự tự giác chấp hành nội quy. Điều này đòi hỏi, nhà trường phải có biện pháp hữu hiệu để nâng cao ý thức của HS trong việc chấp hành nội quy nói riêng và quá trình rèn luyện đạo đức, lối sống nói chung.

Kết quả khảo sát biểu hiện vi phạm của HS thể hiện như sau:

Bảng 2 Những biểu hiện vi phạm của HS

TT Biểu hiện vi phạm Ý kiến GV(%) Ý kiến HS

(%)

Xếp bậc

1 Lười học, không học bài cũ 81.6 81.6 3

2 Nói chuyện riêng trong lớp 91.8 91.2 1

3 Gian lận quay cóp khi kiểm tra, thi cử 69.4 69.2 6

5 Đi học trễ 83.7 83.2 2

6 Nghỉ học không phép 63.3 63.6 7

7 Trốn tiết học 26.5 26 10

8 Nói tục, chửi thề 71.4 71.6 5

9 Đánh nhau 22.4 22.4 11

10 Vô lễ với giáo viên 20.4 20.8 13

11 Vô lễ với người lớn tuổi 22.1 22 12

12 Hút thuốc 6.1 6.4 16

13 Uống rượu, bia 10.2 10.8 14

14 Trộm cắp 6.1 6.8 15

15 Đánh bạc 4.1 4.4 17

16 Sử dụng ma túy 0.0 0 18

17 Vi phạm luật giao thông 46.0 46 8

18 Ăn mặc lố lăng, đua đòi, lãng phí 38.8 39.6 9

Qua bảng thống kê trên cho thấy phần lớn HS hay vi phạm chủ yếu như: Nói chuyện riêng trong lớp; đi học trễ; lười học, không học bài cũ; bao che thói hư, tật xấu cho bạn; nói tục, chửi thề; gian lận quay cóp khi kiểm tra, thi cử; nghỉ học không phép; vi phạm luật giao thông; ăn mặc lố lăng, đua đòi lãng phí; trốn tiết học; đánh nhau; vô lễ với người lớn tuổi ; vô lễ với giáo viên; uống rượu, bia; hút thuốc...

Qua trao đổi trực tiếp với CBQL và GVCN của trường được biết có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên:

- Một số HS do mất kiến thức căn bản nên lơ là không ham học, đến lớp thường ít tập trung nghe giảng, tâm lý chán học, dẫn đến việc không thực hiện tốt nhiệm vụ học tập. Mặt khác, ý thức tự giáo dục ở một bộ phận HS chưa cao nên rất dễ bị ảnh hưởng từ những tác động tiêu cực bên ngoài xã hội.

- Giáo dục từ gia đình chưa được quan tâm đúng mức, nhiều gia đình buông lỏng quản lý con em, đó cũng là nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn đến đạo đức, nhân cách và lối sống HS. Điều này thường rơi vào một số trường hợp:

Một là, gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, quá nuông chiều con cái hoặc lo làm kinh tế nên không quan tâm nhiều đến các mối quan hệ có hại của con em.

Hai là, gia đình thường có những bất hòa, không hạnh phúc nên cha mẹ không toàn tâm toàn ý trong việc giáo dục con cái.

+ Ba là, gia đình có khó khăn về kinh tế không đủ điều kiện chăm sóc, quan tâm đến việc học tập, rèn luyện của con em. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sự sa sút đạo đức, lối sống của HS trên thực tế còn do sự tác động tiêu cực từ xã hội như tình trạng bê tha của nhiều thanh thiếu niên ngoài nhà trường, sự xâm nhập của văn hóa độc hại, ảnh hưởng không lành mạnh của game online...Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng HS gây gỗ đánh nhau, trốn học, vi phạm pháp luật.

1.2.3. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức, lối sống học sinh trường THTH- ĐHSP TP. HCM

1.2.3.1. Những kết quả đạt được trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trường THTH-ĐHSP TP.HCM

Để khắc phục tình trạng suy thoái đạo đức trong một bộ phận thanh niên học sinh hiện nay thì việc giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng niềm tin, xây dựng ước mơ, hoài bão cho thế hệ trẻ nói chung và cho học sinh trường THTH- ĐHSP TP.HCM nói riêng là công việc vừa cấp bách vừa lâu dài. Trường đã tăng cường công tác nắm tình hình đạo đức, lối sống trong HS và phản ánh kịp thời bằng báo cáo định kỳ với những thành phần liên quan đến công tác giáo dục đạo đức, lối sống một cách đều đặn và kịp thời ngăn chặn, chấn chỉnh những hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức, lối sống trong HS. Đồng thời lắng nghe những phản ánh từ phía HS để chấn chỉnh, điều chỉnh những thiếu sót nhằm củng cố, tăng cường cho việc giáo dục, giảng dạy ở trường tốt hơn.

Để có môi trường sư phạm trong sạch từ nơi học đến nơi ở, trường đã có những hoạt động bề nổi như có những hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao một cách thường xuyên để thu hút HSSV vào những công tác hoạt động lành mạnh này.

Sau đây là một số kết quả về công tác giáo dục đạo đức, lối sống của nhà trường trong thời gian qua:

Trường đã tổ chức các hoạt động mang ý nghĩa tuyên truyền giáo dục để HSSV tham gia, bao gồm các hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống … nhằm để hình thành cho HSSV những quan niệm sống đúng đắn, phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện nay. Trường đã tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao như:

Hội thi Văn nghệ, thi viết Báo tường chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; Hội thi kiến thức truyền thống chào mừng ngày thành lập Đoàn 26/3; Giải bóng đá mini truyền thống chào mừng ngày học sinh – sinh viên 9/1; Lễ hội chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3; Hội thi “Kể chuyện về Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cấp trường và tham gia Hội thi cấp Cụm; Cuộc thi hùng biện “Sống có trách nhiệm” cấp trường và cấp Cụm; Cuộc thi học sinh thanh lịch nhân Chào mừng kỷ niệm ngày thành lập Đoàn 26/3, thi tìm hiểu lịch sử Đảng…; Các chuyến tham quan dã ngoại, thâm nhập thực tế, tham quan các khu di tích lịch sử, bảo tàng; Thành lập: Đội kịch tuyên truyền; CLB kĩ năng; Đội văn nghệ xung kích.

Bên cạnh các phong trào Văn hoá văn nghệ - Thể dục thể thao, các hoạt động mang ý nghĩa xã hội cũng được chú trọng, thu hút đoàn viên - học sinh, tham gia và ủng hộ nhiệt tình, góp phần nâng cao tinh thần tương thân tương trợ, ý thức trách nhiệm với cộng đồng. Một số hoạt động tiêu biểu: Phong trào nuôi heo đất gây quỹ, tặng học bổng “Giúp bạn vượt khó”; Tặng thẻ Bảo hiểm cho học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn; Phong trào làm Hoa hướng dương tưởng nhớ ngày mất của Lê Thanh Thuý - học sinh lớp 11A3 trường Trung học Thực hành - “Gương mặt Công dân trẻ tiêu biểu Tp.Hồ Chí Minh năm 2006” nhằm gây quỹ ủng hộ bệnh nhi ung thư; Chương trình “Bánh kem vào bệnh viện” tổ chức sinh nhật cho trẻ em bị ung thư ở bệnh viện Ung bướu Tp.Hồ Chí Minh; Phong trào gấp sao giấy, quyên góp tiền, tặng quà tết Trung thu cho bệnh nhi ung thư; Phát hành vé số Công trình Thanh niên cấp thành: “Xây dựng khu du lịch dã ngoại Cần Giờ” và “Vì Trường Sa thân yêu”; Giới thiệu với tuổi trẻ thành phố và cả nước nhiều guơng mặt học sinh tiêu biểu điển hình trong học tập, hoạt động Đoàn và trong cuộc sống đời thường như: Đoá hoa hướng dương Lê Thanh Thuý - Gương mặt Công dân trẻ tiêu biểu thành phố Hồ Chí Minh năm 2006, Gương mặt học sinh tiêu biểu thành phố năm học 2008 - 2009, Gương mặt “Người sư phạm”...; Tham gia Ngày chủ nhật xanh, Chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh

Các phong trào này đều thành công tốt đẹp một phần cũng nhờ đội ngũ cán bộ và giáo viên trong trường đóng vai trò rất quan trọng là lực lượng nòng cốt làm công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho HSSV.

1.2.3.2. Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về công tác GDĐĐ,LS cho học sinh

- Khảo sát đội ngũ CBQL và GV về GDĐĐ,LS HS, chúng tôi thu được kết quả sau:

Về nhiệm vụ GDĐĐ,LS cho HS:

Có 100% GV cho rằng GDĐĐ,LS HS là trách nhiệm của tất cả GV, cán bộ, nhân viên nhà trường.

Về vị trí của công tác GDĐĐ,LS:

5,5% cán bộ, GV cho rằng hiệu trưởng cần tập trung nhiều cho quản lý hoạt động dạy học hơn là công tác quản lý GDĐĐ, LS.

9,1% cán bộ, GV cho rằng hiệu trưởng cần phải tập trung nhiều cho quản lý công tác GDĐĐ,LS HS hơn là quản lý hoạt động dạy học.

85,4% cán bộ, GV cho rằng hiệu trưởng phải chú trọng ngang nhau đối với hai công tác này.

- Khảo sát trong đội ngũ GV về các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống mà GVCN cần phải tham gia.

Bảng 3. Các hoạt động GDĐĐ, LS GVCN cần phải tham gia

TT Các hoạt động GDĐĐ, LS mà GVCN cần phải tham gia Ý kiến tán

thành (%) Xếp bậc

1 GDĐĐ,LS thông qua giờ sinh hoạt lớp hàng tuần 100.0% 1 2 Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do chính mình

phụ trách 83.7% 6 3 Theo dõi đánh giá, động viên biểu dương HS có thành tích,

giáo dục HS vi phạm 95.9% 2 4

Tổ chức cho HS tự đánh giá hạnh kiểm, phối hợp với các lực lượng khác trong nhà trường để đánh giá đạo đức, lối sống HS một cách khách quan

87.8% 5

5 Thường xuyên hướng dẫn tập thể lớp các hoạt động tự quản 79.6% 76 Thường xuyên phối hợp với các bộ phận trong nhà trường để6 Thường xuyên phối hợp với các bộ phận trong nhà trường để 6 Thường xuyên phối hợp với các bộ phận trong nhà trường để

thống nhất các biện pháp GDĐĐ,LS cho HS 93.9% 3 7 Phối hợp với chính quyền, đoàn thể các cấp để giáo dục HS 69.4% 8 8 Phối hợp với gia đình 91.8% 4 9 Phối hợp với cộng đồng 63.3% 9

Qua kết quả khảo sát cho thấy, lực lượng GVCN rất coi trọng đến việc GDĐĐ, LS thông qua giờ sinh hoạt lớp hàng tuần. Đồng thời, việc GVCN theo dõi đánh giá, động viên biểu dương HS có thành tích, giáo dục HS vi phạm; việc GVCN thường xuyên phối hợp với các bộ phận trong nhà trường và phối hợp với gia đình để thống nhất các biện pháp GDĐĐ,LS cho HS; tổ chức cho HS tự đánh giá hạnh kiểm...; các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do chính mình phụ trách cũng được chú trọng. Tuy vậy, trong thực tế vẫn còn nhiều GVCN ít quan tâm đầu tư cho tiết sinh hoạt chủ nhiệm mà chỉ xem như một tiết tổng kết lớp bình thường, phổ biến những vấn đề nhà trường yêu cầu...chứ chưa có một kế hoạch kỹ lưỡng, chu đáo. Nếu khắc phục được vấn đề này sẽ góp phần rất lớn trong công tác GDĐĐ, LS cho HS. Việc phối hợp với chính quyền, đoàn thể các cấp; phối hợp với cộng đồng chủ yếu là do nhà trường đảm trách, hầu hết GVCN ít trực tiếp quan tâm đến vấn đề này. Đây cũng là một nhược điểm cần phải được quan tâm khắc phục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khảo sát trong đội ngũ GV về những hoạt động mà GVBM cần tham gia để GDĐĐ, LS HS

Bảng 4. Các hoạt động GDĐĐ,LS GVBM cần tham gia

TT Các hoạt động GDĐĐ,LS mà GVBM cần tham gia Ý kiến tánthành (%) Xếpbậc

1 Quản lý chặt chẽ nề nếp giờ học bộ môn 91.8 3 2 Thực hiện các biện pháp GDĐĐ,LS trong giờ học bộ môn thông qua nội dung giảng dạy 93.9 2 3 Tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 71.4 6 4 Phối hợp với GVCN để GDĐĐ, LS cho HS 98.0 1 5 Phối hợp với giám thị để GDĐĐ,LS cho HS 87.8 4 6 Phối hợp với BGH để GDĐĐ,LS cho HS 85.7 5

Qua khảo sát trên ta thấy, việc phối hợp với GVCN, giám thị và BGH để tìmra biện pháp giáo dục HS cũng được GVBM quan tâm. Việc GDĐĐ,LS thông qua ra biện pháp giáo dục HS cũng được GVBM quan tâm. Việc GDĐĐ,LS thông qua bài dạy được chú trọng nhiều đặc biệt là ở các môn Giáo dục công dân, Văn, Sử.

Tuy nhiên, trong thực tế một bộ phận không nhỏ GV xem nhẹ việc GDĐĐ,LS cho HS thông qua bài dạy của mình mà chủ yếu chỉ lo truyền đạt tri thức. Thậm chí một số GV cho rằng, GDĐĐ, LS chủ yếu là để GV dạy môn Giáo dục công dân, đội ngũ GVCN và giám thị đảm nhiệm. Bên cạnh đó, hầu hết GVBM chưa thực sự nhiệt tình tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vì ảnh hưởng đến thời gian đầu tư chuyên môn. Đây là những vấn đề yếu kém cần khắc phục để nâng cao hiệu quả GDĐĐ, LS cho HS.

Nhận thức của GV phụ thuộc vào trình độ năng lực của bản thân và công tác bồi dưỡng chất lượng đội ngũ của nhà trường. Hình thức bồi dưỡng về công tác GDĐĐ,LS cho HS của cán bộ - GV trường THTH-ĐHSP TP.HCM chủ yếu là triển khai các văn bản của cấp trên và yêu cầu cán bộ - GV tự bồi dưỡng. Việc tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức về GDĐĐ,LS , hội thảo chuyên đề về công tác GDĐĐ,LS chưa được quan tâm nhiều.

Công tác GDĐĐ,LS cho HS đã được cán bộ - GV trường THTH-ĐHSP TP.HCM quan tâm nhiều, song chất lượng đạo đức, lối sống của HS chưa được đồng đều giữa các lớp, đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa các biện pháp quản lý và công tác bồi dưỡng để nâng cao nhận thức, năng lực thực hiện công tác GDĐĐ, LS cho đội ngũ cán bộ - GV.

1.2.3.3. Thực trạng quản lý nội dung, hình thức và các biện pháp GDĐĐ, LS cho học sinh

* Về nội dung GDĐĐ, LS

Để tìm hiểu về nội dung GDĐĐ,LS cho HS, chúng tôi đặt câu hỏi “Nhà trường đã giáo dục những phẩm chất cơ bản nào sau đây?” kết quả thu được:

Bảng 5. Những nội dung/phẩm chất cơ bản mà nhà trường quan tâm giáo dục

TT Nội dung/phẩm chất

Kết quả đạt được %

Rất tốt Tốt thườngBình Yếu Kém

1 Lòng yêu nước 32.7% 38.2% 29.1% 0 0

2 Yêu CNXH 30.9% 36.4% 32.7% 0 0

3 Yêu nhân dân 30.9% 38.2% 30.9% 0 0

4 Tự hào dân tộc 34.5% 40.0% 25.5% 0 0

7 Hiếu thảo cha mẹ 30.9% 49.1% 20.0% 0 0

8 Vâng lời thầy cô 29.1% 50.9% 20.0% 0 0

9 Tinh thần quốc tế trong sang 0 14.5% 80.0% 5.5% 0 10 Nhu cầu, nguyện vọng chính đáng 0 56.4% 40.0% 3.6% 0

11 Có ước mơ, hoài bão 16.4% 25.5% 58.2% 0 0

12 Xác định động cơ và thái độ học tập đúng đắn 29.1% 49.1% 16.4% 5.5% 0 13 Ý thức chấp hành nội quy của trường, lớp 12.7% 60.0% 27.3% 0 0 14 Ý thức xây dựng tập thể lớp, trường vững mạnh 10.9% 63.6% 25.5% 0 0 15 Lòng nhân ái 10.9% 38.2% 49.1% 1.8% 0 16 Đoàn kết giúp đỡ bạn bè 9.1% 36.4% 50.9% 3.6% 0 18 Trung thực 7.3% 34.5% 54.5% 3.6% 0 19 Khiêm tốn 0 25.5% 67.3% 7.3% 0 20 Dũng cảm 0 21.8% 61.8% 14.5% 0

21 Siêng năng, cần cù, chăm chỉ 0 36.4% 60.0% 3.6% 0 22 Ý thức chấp hành về trật tự an toàn giao thông 1.8% 30.9% 63.6% 3.6% 0 23 Tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội 3.6% 20.0% 61.8% 14.5% 0 24 Ý thức bảo vệ của công 1.8% 25.5% 65.5% 7.3% 0 25 Ý thức bảo vệ môi trường 3.6% 21.8% 63.6% 10.9% 0 26 Lòng tự tin và quyết đoán 0 27.3% 65.5% 7.3% 0 27 Lối sống giản dị, tiết kiệm 0 23.6% 70.9% 5.5% 0

28 Các phẩm chất khác 0 15.3% 67.3% 17.4% 0

Qua kết quả trên, chúng ta nhận thấy những đức tính gắn liền với việc học tập, quan hệ giữa HS với thầy cô, với gia đình, với bạn bè...được nhà trường quan

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay (qua khảo sát tại trường trung học thực hành đại học sư phạm TP HCM) (Trang 41)