Phát huy vai trò của Đoàn thanh niên trong giáo dục đạo đức,lối sống

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay (qua khảo sát tại trường trung học thực hành đại học sư phạm TP HCM) (Trang 80 - 82)

giáo dục nhằm tạo điều kiện cho học sinh phát triển toàn diện, trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh thành một quá trình thống nhất, liên tục và hoàn chỉnh, phải coi đó là một nguyên tắc cơ bản. Nếu tách rời ba yếu tố trên thì việc giáo dục đạo đức, lối sống sẽ kém hiệu quả, gây nên sự chồng chéo hoặc mâu thuẫn lẫn nhau.

2.3.3. Phát huy vai trò của Đoàn thanh niên trong giáo dục đạo đức, lối sốngcho học sinh cho học sinh

Trong xu thế “mở” của giáo dục hiện đại, những kiến thức mang tính hàn lâm qua bài giảng của các thầy cô giáo là yếu tố “cần” song chưa “đủ” trong công tác giáo dục toàn diện. Với tính chất đặc thù trong hoạt động của mình, tổ chức đoàn trong nhà trường có vai trò rất lớn trong các hoạt động giáo dục chính trị, truyền thống, đạo đức, lối sống; ý thức chấp hành pháp luật, kỹ năng sống và ý thức công dân trong HS,SV. Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm của công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường học, trên cơ sở chương trình công tác của Thành đoàn, các đoàn trường đã chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động. Trước hết là tăng cường phối hợp và vận dụng nhiều hình thức linh hoạt để tuyên truyền các chỉ thị nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đến với HS,SV.

Đoàn TNCSHCM trong trường THPT là tổ chức đóng vai trò quan trọng trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Là một thành viên trong hội đồng giáo dục của nhà trường, đoàn thanh niên có nhiều thế mạnh trong việc phối hợp cùng các đoàn thể trong nhà trường để giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, pháp luật cũng như kỹ năng, thái độ nghề nghiệp cho HS,SV.

Tổ chức Đoàn nên có nhiều hình thức hoạt động, động viên, giáo dục học sinh rèn luyện tính tự giác, sẵn sàng khi "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên", hăng say trong mọi công việc. Điều quan trọng nhất phải làm sao giáo dục cho học sinh thấy được trách nhiệm của mình với gia đình, xã hội để tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh.

Tăng cường vai trò của tổ chức Đoàn TNCSHCM trong việc : Tuyên truyền các nghị quyết của Đoàn, tổ chức thực hiện “Nề nếp – kỷ cương”; các phong trào thi đua trong học tập - sinh hoạt; các hoạt động nội, ngoại khoá; các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa- uống nước nhớ nguồn”… nhằm thu hút học sinh đến tập thể, đến những hoạt động bổ ích; để giáo dục về lòng nhân ái, truyền thống, đạo lý con người Việt Nam qua đó để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

Trên thực tế, hoạt động của đoàn trường phụ thuộc rất nhiều vào sự năng động và trình độ tổ chức của Bí thư đoàn trường - người “thủ lĩnh” của đoàn trong trường học, cộng với sự lãnh đạo sát sao của Chi Bộ đảng, sự ủng hộ về mọi mặt của Ban giám hiệu cũng như các đoàn thể trong nhà trường. Sự “đồng bộ” đó sẽ giúp sức rất nhiều cho hoạt động của đoàn với tư cách là nơi đoàn kết tập hợp HS,SV và là một lực lượng giáo dục quan trọng của nhà trường. Trách nhiệm cụ thể của Đoàn thanh niên là:

Thứ nhất, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống thông qua các buổi toạ đàm, sinh hoạt chi đoàn, sinh hoạt chuyên đề, diễn đàn, nói chuyện truyền thống, tuyên truyền, biểu dương người tốt, việc tốt trong học tập, lao động, sản xuất, chiến đấu, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Qua đó, làm cho đoàn viên học sinh giữ vững lập trường, trung thành với lý tưởng cách mạng, tự hào với truyền thống của các thế hệ cha anh, soi mình vào những tấm gương tiêu biểu trong xã hội, để từ đó, đặt ra cho mình mục tiêu, lý tưởng phấn đấu, xây dựng ý thức, động cơ, thái độ học tập đúng đắn, góp sức mình xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh.

Thứ hai, nhà trường cần tạo ra nhiều sân chơi lành mạnh cho đoàn viên học sinh: tổ chức các loại hình hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, các câu lạc bộ nhóm với hình thức phong phú đa dạng, phù hợp với tâm lý lứa tuổi nhằm

góp phần giáo dục đạo đức - thẩm mỹ - lối sống cho họ. Đó chính là việc xây đắp nền tảng nhân văn cho đoàn viên học sinh để góp phần thúc đẩy sự phát triển nhân cách cho học sinh theo hướng đạt tới cái đúng, cái tốt và cái đẹp. Phê phán, đẩy lùi cái xấu, cổ vũ, xây dựng cái đẹp trong học sinh, làm cho đoàn viên học sinh có quan niệm, nhận thức và chấp hành tốt nếp sống văn minh nơi công cộng, đấu tranh chống lối sống thực dụng, ích kỷ, chạy theo đồng tiền, coi thường luân thường đạo lý và chống lại các hành vi trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Thứ ba, Tổ chức Đoàn của cơ sở trường học cần có những cuộc họp liên tịch với các cơ quan pháp luật, với chính quyền, Đảng ủy Chi bộ, đoàn thể khác nơi đơn vị cư trú một cách thường xuyên, có nề nếp. Có như thế mới có biện pháp quản lý, giáo dục đúng đắn, có hiệu quả, kịp thời ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực trong đoàn viên thanh niên.

Những giải pháp trên tuy chưa phải là tối ưu nhất, nhưng người viết mạnh dạn đưa ra để cùng trao đổi nhằm làm tốt hơn nữa công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho đoàn viên học sinh giúp họ có đủ đạo đức, bản lĩnh, trí tuệ để kế tục xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang mà các thế hệ cha anh đã dày công vun đắp.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay (qua khảo sát tại trường trung học thực hành đại học sư phạm TP HCM) (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w