Mối quan hệ giữa các giải pháp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay (qua khảo sát tại trường trung học thực hành đại học sư phạm TP HCM) (Trang 86)

Giải pháp Nâng cao nhận thức về quan điểm của Đảng, Nhà nước và của

ngành Giáo dục trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là giải pháp

quan trọng hàng đầu trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Một khi nhận thức của công tác này được nâng cao thì mới có khả năng đạt được kết quả giáo dục như mong muốn.

Việc xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh trong nhà trường sẽ là cơ sở để thực hiện giải pháp Nâng cao hiệu quả tổ chức và chỉ đạo thực hiện giáo dục

đạo đức, lối sống cho học sinh. Một môi trường sư phạm lành mạnh sẽ là điều

kiện kích thích mọi thành viên của nhà trường, gia đình và xã hội nhiệt tình, hăng hái tham gia thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục; là mảnh đất để sinh sôi, nảy nở các phẩm chất tốt đẹp của học sinh. Khi nhận thức được nâng cao thì cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”,”Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” sẽ thực hiện có hiệu quả, sẽ nêu gương được cho học sinh nhiều hơn.

Giải pháp Nâng cao vai trò, vị trí và chất lượng giảng dạy môn Giáo dục

công dân trong nhà trường là điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng việc

Giải pháp “Phát huy tính tự giác của học sinh trong giáo dục đạo đức, lối

sống” nhằm phát huy tính chủ động, độc lập, sáng tạo của HS làm cho quá trình

giáo dục biến thành quá trình tự giáo dục diễn ra hợp lý và khoa học hơn.

Nhằm góp phần cho công tác giáo dục đạo đức, lối sống của học sinh ở trường THTH-ĐHSP TP.HCM đạt hiệu quả, chúng tôi đã đề xuất bốn giải pháp trong đề tài này. Mỗi giải pháp có ưu thế riêng nhưng lại có nhược điểm riêng. Chính vì vậy, chúng ta phải dùng nhiều giải pháp để phối hợp giải quyết một nhiệm vụ. Phải tuỳ theo công việc, con người, hoàn cảnh cụ thể mà lựa chọn các giải pháp thích hợp.

Như vậy, các giải pháp nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ, vừa tạo tiền đề, vừa hỗ trợ thúc đẩy lẫn nhau. Vì vậy, nhà trường cần phải triển khai thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ, nhất quán mới đạt chất lượng cao trong công tác GDĐĐ,LS cho HS.

Kết luận chương 2

Tiến hành công nghiệp hóa đất nước là giai đoạn phát triển tất yếu của Việt Nam, để tiến đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Muốn vậy, trước hết cần phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, tức con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế. Trong giai đoạn hiện nay, phát triển kinh tế là nhiệm vụ sống còn của mỗi quốc gia, dân tộc, địa phương. Do đó, cần phải xây dựng một đội ngũ lao động mới có đầy đủ phẩm chất, năng lực cần thiết để đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội. Vì thế, việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh và nhất là học sinh THPT là một yêu cầu cấp thiết, cần có những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT phù hợp hơn, thiết thực hơn với tình hình cụ thể của trường Trung học Thực hành ĐHSP TP. HCM.

C. KẾT LUẬN

Trên thế giới ngày nay, giáo dục chú trọng cả ba mặt: kiến thức, kỹ năng và thái độ (đạo đức) và đang đặc biệt quan tâm đến mặt dạy người (tư tưởng đạo đức, lối sống). Nhiều nước khi tiến hành công nghiệp hóa, đã chỉ quan tâm đổi mới nội dung, chương trình dạy học, đặc biệt những môn khoa học tự nhiên, công nghệ. Nhưng như thế sẽ thiếu sự bền vững và sự tăng trưởng chỉ có hạn. Ngày nay, rõ ràng rằng, các nước chưa quan tâm nhiều đến sự tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, phát triển cân đối các mặt: Tâm lực – Trí lực – Thể lực và những năng lực hoạt động với mong muốn có những con người đức và tài, kết hợp làm một.

Đạo đức, lối sống tốt góp phần đào tạo thế hệ chủ nhân tương lai. Đạo đức, lối sống trang bị cho HS, SV những hoạt động tốt phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước, bảo vệ tổ quốc và trong mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân – tập thể - xã hội (mình vì mọi người, mọi người vì người). Đạo đức, lối sống tốt giúp HS, SV có động cơ học tập đúng đắn, không lẫn tránh trách nhiệm đối với gia đình, nhà trường và xã hội, biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh, có đủ năng lực để giải quyết mọi vấn đề, biết khiêm tốn, nhẫn nại, kiên trì dù gặp nhiều khó khăn, luôn luôn lạc quan tin tưởng vào tương lai tươi sáng, luôn tự nhận xét những ưu khuyết điểm của bản thân một cách nghiêm túc. Có đạo đức, lối sống tốt giúp HS, SV tạo được mối

quan hệ xung quanh tốt, biết thông cảm, biết tôn trọng người khác, biết giao tiếp có văn hóa, biết yêu thương chăm sóc, giúp đỡ mọi người …và biết tỏ lòng biết ơn người đã giúp đỡ động viên mình. Có đạo đức, lối sống tốt giúp HS, SV hướng đến lòng yêu nước, thương dân, trung thành với Tổ quốc, biết điều chỉnh các hành vi của mình một cách tự giác.

Trong công cuộc CNH, HĐH đất nước ở nước ta, đa số nhà trường chỉ xem nặng việc nâng cao chất lượng đào tạo về năng lực và trí tuệ cho HS, SV hơn là những giá trị về đạo đức, nhân văn. Nói cách khác, công tác GDĐĐ, LS cho HS, SV ở nhà trường hiện nay chưa được quan tâm đúng mức. Nhà trường hiện nay vẫn chủ yếu cung cấp tri thức hình thành nhận thức, thái độ và chưa coi trọng đúng mức và không tạo đủ điều kiện rèn luyện kỹ năng, trau dồi những xúc cảm, tình cảm, phẩm chất đạo đức, lối sống. Mấy năm qua, giáo dục của ta có phần lệch về dạy chữ và ít chú trọng dạy người. Công tác GDĐĐ, LS chính là dạy người. Một đất nước không thể chỉ phát triển đi lên bằng kỹ thuật, kinh tế, mà bằng một nền văn hóa tiên tiến và quan trọng là một hệ thống giáo dục đạo đức – nhân văn cao.

Để góp phần thực hiện thành công theo định hướng của Đại hội Đảng lần thứ XI, ngày nay các trường THPT, cao đẳng, đại học, song song với việc đào tạo chuyên môn cho HS, SV, nhà trường cần phải quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống, tư tưởng nhằm hoàn thiện nhân cách vừa hồng vừa chuyên, có đủ tài đức phục vụ cho công cuộc “Đổi mới căn bản và toàn diện GD & ĐT của Việt Nam theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[11; 77].

Qua khảo sát, nghiên cứu và tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy công tác GDĐĐ, LS cho HS những năm qua của trường THTH–ĐHSP TP.HCM đã đạt được nhiều kết quả tốt, số HS có hạnh kiểm trung bình, yếu có chiều hướng giảm, nhiều gương điển hình về học tập, rèn luyện đạo đức, lối sống và trưởng thành qua công tác quản lý GDĐĐ,LS của nhà trường. Tuy nhiên, trong công tác GDĐĐ,LS cho HS hiện nay cũng còn nhiều hạn chế bất cập. Ý thức trách nhiệm của một số ít GV vẫn

chưa cao, chưa thực sự tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về công tác GDĐĐ,LS; nội dung giáo dục còn chậm đổi mới, hình thức nghèo nàn, thiếu sự hấp dẫn; sự phối hợp giáo dục chưa chặt chẽ, chưa thực sự phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài xã hội; công tác xã hội hoá còn nhiều hạn chế; việc kiểm tra đôn đốc chưa thường xuyên; công tác thi đua khen thưởng chưa đổi mới, vẫn nặng về khen thưởng “xuông”, chưa phát huy phương pháp “kích cầu” nhằm động viên khuyến khích mọi người.

Nguyên nhân của những yếu kém trên: Do sự đầu tư kinh phí cho công tác này chưa đúng mức, chưa tạo điều kiện cho GV nâng cao đời sống vật chất, tinh thần một cách đáng kể; Các hệ thống văn bản đôi khi chưa thống nhất với nhau tạo sự cập kênh trong quá trình thực hiện các văn bản; Các biện pháp GD chưa hiệu quả nên ở một số HS sự chuyển biến đạo đức, lối sống còn chậm.

Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc GDĐĐ,LS cho HS trường THTH-ĐHSP TP.HCM. Chúng tôi hy vọng rằng, các giải pháp này sẽ giúp ích cho công tác GDĐĐ,LS và hoàn thành việc thực hiện mục tiêu GDĐĐ, LS cho HS của trường THTH-ĐHSP TP.HCM trong quá trình giáo dục hình thành nhân cách tốt đẹp cho thế hệ trẻ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH, HĐH đất nước.

D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Điều lệ trường trung học , NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, NXB Giáo dục, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Giáo trình phần III quản lý Giáo dục và Đào tạo, Trường cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Quyết định số 40/QĐ-BGDĐT, Quyết định ban hành quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT.

5. Trần Quốc Cảnh, Nguyễn Xuân Khoát, Lê Thị Hải Ngọc (2005), Giáo trình BDTX Giáo viên THPT môn GDCD, NXB Giáo dục, Hà Nội.

6. Nguyễn Phúc Châu (2005), Thanh tra, kiểm tra trong quản lý giáo dục, Đề cương bài giảng tại các lớp cao học quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

7. Phạm Khắc Chương, Hà Nhật Thăng (2001), Đạo đức học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

8. Vũ Trọng Dung (chủ biên) (2005), Giáo trình đạo đức học Mác-Lê Nin, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9 .Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10.Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành trung ương khoá VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11.Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

12. G.Bandzeladze (1985), Đạo đức học, NXB Giáo dục

13. Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển con người toàn diện thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Vương Quốc Hải (2001), Tìm hiểu lối sống và những yếu tố ảnh hưởng đến lối sống sinh viên, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân ĐHSP TP.HCM.

15. Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Sinh Huy, Hà Thị Đức (2000), Giáo dục học đại cương, Huế. 16. Học Viện CTQG Hồ Chí Minh (1993) , Văn hoá xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính

trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Lê Văn Hồng (chủ biên) (2001), Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

18. Trần Ngọc Khuê (chủ biên) (2004), Tâm lý học lãnh đạo, quản lý, NXB Lý luận chính trị.

19. Vũ Khiêu (chủ biên ) (1974), Đạo đức mới, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

20. Đặng Bá Lãm (2005), Quản lý Nhà nước về giáo dục, lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia - Hà Nội.

21.Thanh Lê, Về lối sống…, Tạp chí Cộng sản, số 2, 1981.

22. Nguyễn Ngọc Long, Nguyễn Hữu Vui (2005), Giáo trình Triết học Mác-Lênin,

Bộ GD & ĐT

23. Phùng Đình Mẫn (2003), Những vấn đề cơ bản về đổi mới Giáo dục phổ thông hiện nay, Trường Đại học Sư phạm Huế.

24. Hồ Chí Minh (2005), Nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Quốc hội nước cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

26. Hà Nhật Thăng (1998), Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức nhân văn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

27. Hà Nhật Thăng (2001), Công tác chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.

28. Hà Nhật Thăng, Đào Thanh Âm (1998), Lịch sử giáo dục thế giới, NXB Giáo dục.

29. Phan Minh Tiến (2004), Bài giảng Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, ĐHSP Huế.

30. Thái Duy Tuyên (chủ biên) (1994), Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường, chương trình KX-07, Hà Nội.

31. Thái Duy Tuyên (2001), Giáo dục học hiện đại (những nội dung cơ bản), NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

32. Viện ngôn ngữ học (2002), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

33. Huỳnh Khải Vinh (2001), Một số vấn đề về đạo đức, lối sống, chuẩn giá trị xã hội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN

(Dành cho giáo viên trường THPT)

Để có cơ sở khoa học đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho HS trường THTH-ĐHSP TP.HCM, mong anh (chị) vui lòng cho biết

ý kiến của mình về các vấn đề dưới đây bằng cách đánh dấu nhân (x) vào ô tương ứng phù hợp với ý kiến của anh (chị) hoặc viết thêm ý kiến vào những chỗ cần thiết.

Xin chân thành cám ơn anh (chị)!

Câu 1. Theo anh (chị) công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT:

- Là trách nhiệm của tất cả giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường ¨

- Không phải là trách nhiệm của cán bộ, nhân viên nhà trường ¨

Câu 2. Ở trường anh (chị) giáo viên chủ nhiệm đã thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống nào dưới đây:

- Giáo dục đạo đức, lối sống thông qua giờ sinh hoạt lớp hàng tuần ¨

- Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do chính mình phụ trách ¨

- Theo dõi đánh giá, động viên, biểu dương HS có thành tích, giáo dục HS vi phạm¨

- Tổ chức cho HS tự đánh giá hạnh kiểm, phối hợp với các lực lượng khác trong nhà

trường để đánh giá đạo đức HS một cách khách quan ¨

- Thường xuyên phối hợp với các bộ phận trong nhà trường để thống nhất các biện pháp

giáo dục đạo đức, lối sống cho HS ¨

- Phối hợp với chính quyền, đoàn thể các cấp để giáo dục HS ¨

- Phối hợp với gia đình ¨

- Phối hợp với cộng đồng ¨

- Các ý kiến khác ... ... ...

Câu 3.Ở trường anh (chị) giáo viên bộ môn đã thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống nào dưới đây:

- Quản lý chặt chẽ nề nếp giờ học bộ môn ¨

- Thực hiện thông qua nội dung giảng dạy để giáo dục đạo đức, lối sống và sử dụng các

biện pháp giáo dục đạo đức, lối sống trong giờ học bộ môn ¨

- Tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ¨

- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để giáo dục đạo đức, lối sống cho HS ¨

- Phối hợp với giám thị để giáo dục đạo đức, lối sống cho HS ¨

- Phối hợp với ban giám hiệu để giáo dục đạo đức, lối sống cho HS ¨

...

Câu 4. Theo anh (chị) các quan điểm nào sau đây là phù hợp nhất?

- Hiệu trưởng cần tập trung nhiều cho quản lý hoạt động dạy học hơn là công tác quản lý

giáo dục đạo đức, lối sống ¨

- Hiệu trưởng cần phải tập trung nhiều cho quản lý công tác giáo dục đạo đức, lối sống học

sinh hơn là quản lý hoạt động dạy học ¨

- Hai yếu tố trên hiệu trưởng cần chú ý ngang nhau ¨

Câu 5. Anh (chị) cho biết về những biểu hiện vi phạm của học sinh:

STT Biểu hiện vi phạm Mức độ vi phạm Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không vi phạm

1 Lười học, không học bài cũ 2 Nói chuyện riêng trong lớp 3 Gian lận khi kiểm tra, thi cử 4 Bao che thói hư, tật xấu cho bạn 5Đ Đi học trễ

6Ng Nghỉ học không phép 7 Trốn tiết học

8N Nói tục, chửi thề 9 Đánh nhau

10 Vô lễ với giáo viên 11 Vô lễ với người lớn tuổi

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay (qua khảo sát tại trường trung học thực hành đại học sư phạm TP HCM) (Trang 86)