Năng lực họat động và kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu 07 luan van bao cao cạnh tranh và xung đột trong hệ thống kênh phân phối của công ty TNHH minh tuấn – thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 33)

Đội chăm sóc gia đình Đội trưng bày

2.1.2. Năng lực họat động và kết quả kinh doanh

2.1.2.1. Năng lực hoạt động a. Phân tích tài chính

Năm 2007, doanh thu của Công ty đạt 53,4 tỷ VND và nộp ngân sách 4,5 tỷ VND. So với năm 2006 thì doanh thu của Công ty đã tăng 142%. Điều đó đã giúp cho công tác tài chính của Công ty tương đối ổn định. Trong các hoạt động tài chính của mình, Công ty luôn chủ động và có tốc độ luân chuyển cao.

- Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản:

Khả năng thanh khoản hiện thời: CR = TSCĐ/Tổng nợ ngắn hạn CR2006 = 1,24 ; CR2007 = 1,73

CR2007>CR2006, như vậy khả năng thanh khoản của năm 2007 tốt hơn năm 2006

- Chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản: •Vòng quay TSCĐ: FAT = Doanh thu/TSCĐ FAT2006 = 15,41 ; FAT2007 = 17,31

FAT2007>FAT2006, như vậy vòng quay TSCĐ của công ty ngày càng hiệu quả

•Khả năng quản lý vốn DR = Tổng nợ/Tổng tài sản

Bảng 2.1. Tài sản và nguồn vốn Công ty qua các năm

Đơn vị: VND

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007

A. Tài sản 5.720.020.125 8.537.545.090

Tài sản lưu động 3.276.826.446 5.450.815.825

1. Tiền mặt 1.152.951.085 3.666.044.945

2. Các khoản phải thu 1.323.760.961 738.027.517

3. Hàng tồn kho 453.298.585 527.203.864 4. Tài sản khác 346.815.815 519.539.499 Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 2.443.193.679 3.086.729.265 1. Tài sản cố định 2.441.193.679 3.085.795.135 2. Xây dựng dở dang 2.000.000 934.130 B. Nguồn vốn 5.720.020.125 8.537.545.090 Nợ phải trả 3.714.451.138 2.884.336.464 1. Nợ ngắn hạn 1.965.657.348 1.788.523.986 2. Nợ khác 1.748.793.790 1.095.812.478 Nguồn vốn chủ sở hữu 2.005.568.987 5.653.208.626

DR2006 = 0,65 ; DR2007 = 0.53

DR2007<DR2006, như vậy khả năng quản lý vốn của Công ty đã được cải thiện đáng kể

Thông qua những chỉ tiêu tài chính trên , có thể thấy rằng Công ty đã có những cải thiện và dần hoàn thiện khả năng quản lý tài chính của mình.

b. Phân tích nguồn nhân lực

Hiện tại, Công ty là một trong những Nhà phân phối của Unilever có lực lượng nhân sự lớn nhất và đang ngày càng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng của Công ty. Bên cạnh Ban Giám đốc là những người đã thành lập, duy trì và phát triển Công ty trong suốt 15 năm nay, Công ty hiện đang có đội ngũ quản lý và nhân viên chuyên nghiệp được đào tạo bài bản và có năng lực chuyên môn cao.

•6 Trưởng phòng: là những người trực tiếp điều hành hoạt động và quản lý nhân viên các phòng ban chức năng. Đây là những người có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn Đại học trở lên và gắn bó với Công ty nhiều năm. Nhiệm vụ của các trưởng phòng là thiết lập kế hoạch và triển khai công việc, quản lý đánh giá nhân viên, tham gia tuyển dụng và đề xuất chính sách nhân viên. Các trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về công việc tại phòng và phối hợp với các phòng ban khác để thực hiện mục tiêu chung của Công ty.

•4 quản lý ngành hàng (CAT Sup): là những người quản lý các ngành hàng mà Công ty trực tiếp đảm nhiệm phân phối cho Công ty Unilever Việt Nam. Đây là những người đã có kinh nghiệm làm việc tại thị trường ít nhất 3 năm trở lên, am hiểu về ngành hàng mình phụ trách, có trách nhiệm nghiên cứu và phát triển ngành hàng tại các vùng thị trường, lập kế hoạch để tránh chồng chéo công việc giữa nhân viên bán của các ngành hàng.

•30 nhân viên bán và chuyển hàng: đây là những người được đào tạo bán hàng chuyên nghiệp để thực hiện các hoạt động thị trường. Công việc

chính của đội ngũ này là xây dựng quan hệ với khách hàng, nhận đơn hàng, chuyển hàng, thu hồi công nợ, chăm sóc khách hàng, tìm kiếm khách hàng mới, đánh giá khách hàng…

•10 nhân viên chức năng khác: là những người thực hiện các công việc chức năng khác của Công ty.

Hàng năm, Công ty tổ chức các hoạt động tuyển dụng mới nhằm bổ sung nhân viên hoặc thay thế các nhân viên chuyển công tác.

2.1.2.2. Kết quả kinh doanh a. Phân tích sản lượng bán hàng.

Tình hình bán hàng của Công ty được thể hiện cụ thể trong bảng số liệu sau:

Bảng 2.2. Sản lượng bán hàng của Công ty từ 2004 – 2007 (theo Tấn)

*Giải thích thuật ngữ:

- So sánh định gốc: là phương pháp so sánh lấy năm đầu tiên trong bảng làm gốc để tính tỉ lệ % cho các năm tiếp theo

- So sánh liên hoàn: là phương pháp tính tỉ lệ % của một năm so với năm liền kề trước nó

Bảng 2.3. Sản lượng bán hàng của Công ty từ 2004 – 2007 (theo Giá trị)

Đơn vị: triệu đồng

STT Danh mục sản phẩm Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

1 Bột giặt 3.446 4.004 4.268 4.315

2 Nước xả vải 1.363 1.435 1.672 1.687

3 Chắt tẩy rửa vệ sinh 1.518 1.643 1.779 1.938

4 Chăm sóc tóc 989 1.109 1.265 1.410

5 Chăm sóc răng miệng 727 756 886 1.004

6 Chăm sóc da 8 14 26 48

7 Chăm sóc thân thể + ngăn mùi 145 168 191 284 8 Thực phẩm 96 121 142 241 Tổng cộng 8.292 9.250 10.229 13.527 So sánh định gốc 100% 112% 123% 163% So sánh liên hoàn 112% 110% 133%

STT Danh mục sản phẩm Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

1 Bột giặt 7.365 10.098 10.269 11.650

2 Nước xả vải 1.890 2.278 3.992 3.987

3 Chất tẩy rửa vệ sinh 2.485 2.915 3.145 5.430

4 Chăm sóc tóc 6.019 6.598 7.110 9.951

5 Chăm sóc răng miệng 4.987 5.240 6.566 9.678

6 Chăm sóc da 2.999 3.049 4.427 7.564

7 Chăm sóc thân thể + ngăn mùi 1.201 1.290 1.439 2.950 8 Thực phẩm 958 974 1.195 2.190 Tổng cộng 27.904 32.442 38.143 53.400 So sánh định gốc 100% 116% 137% 191% So sánh liên hoàn 116% 118% 140%

Các bảng số liệu trên đã cho chúng ta thấy một số vấn đề trong tình hình kinh doanh của Công ty như sau:

•Trong giai đoạn 2004 – 2007, Công ty liên tục đạt được mức tăng trưởng cao về sản lượng theo khối lượng và theo lượng tiền. Theo khối lượng, năm 2007 đạt được mức tăng trưởng cao nhất, 163% so với năm 2004 và 133% so với năm 2006. Theo lượng tiền, năm 2007, Công ty cũng đã có sự nỗ lực đáng ghi nhận khi đạt được mức tăng trưởng rất cao, 191% so với năm 2004 và 140% so với năm 2006.

•Cũng theo bảng số liệu, chúng ta có thể thấy rằng mức tăng trưởng của Công ty ngày càng cao. Điều này có được là do Công ty đã có nhiều thuận lợi trong quá trình kinh doanh như Công ty Unilever Việt Nam đã hỗ trợ tích cực nhằm quảng bá thương hiệu sản phẩm, mức sống của người dân ngày càng cao nên nhu cầu ngày càng nhiều và càng cao đối với các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, đồng thời Công ty cũng đã có sự đầu tư lớn trong hệ thống kênh của mình nhằm thực hiện “chiến lược đẩy”…

•Mức tăng trưởng trong năm 2006 tương đối chậm do Công ty gặp sự cố ở một vài dòng sản phẩm (sự việc nước chấm Knorr bị kiện vì thành phần sai lệch so với quảng cáo, sự kiện kem đánh răng P/S trẻ em gặp sự cố về mùi vị…) làm ảnh hưởng tới uy tín thương hiệu, trong khi đó lại gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của một số hãng cùng ngành và một số thương hiệu mới. Đây cũng là năm hàng giả ồ ạt tràn vào thị trường khiến cho mức tiêu thụ chững lại trong một vài thời điểm. Đến Quý III/2006, Unilever Việt Nam đã có những điều chỉnh kịp thời về mặt chiến lược, cùng với đó là những chính sách mới được Công ty áp dụng và đẩy mạnh cho hệ thống đối tác, chính điều này đã giúp cho việc cải thiện tình hình kinh doanh trong năm 2007.

Một phần của tài liệu 07 luan van bao cao cạnh tranh và xung đột trong hệ thống kênh phân phối của công ty TNHH minh tuấn – thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w