Ảnh hởng của BAP đến sinh trởng, phát triển của chồi cúc

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống hoa cúc CN97 bằng công nghệ nuôi cấy mô in vitro (Trang 39 - 41)

BAP cũng là một loại xytokinin đợc sử dụng phổ biến trong nuôi cấy mô tế bào nhiều đối tợng thực vật. Để nghiên cứu ảnh hởng của chất này đối với đối với sinh trởng, phát triển chồi cúc in vitro, thí nghiệm đợc bố trí với các nồng độ BAP thay đổi từ 0,5 - 1,5 ppm, với đối chứng là công thức không sử dụng BAP. Kết quả đợc trình bày ở bảng 3:

Bảng 3: ảnh hởng của BAP đến sinh trởng, phát triển của chồi cúc CN97 in vitro (sau 4 tuần nuôi cấy)

Công thức Nồng độ BAP Số chồi ban đầu Số chồi tạo thành Số chồi chồi cấy Chiều cao chồi (cm) Số lá chồi Hệ số nhân nhanh ĐC 0 ppm 240 240 1,00 4,20 8,30 4,15 N5 0,5 ppm 240 360 1,50 1,56 4,78 3,59 N6 1 ppm 240 540 2,25 3,37 6,68 7,52 N7 1,5 ppm 240 395 1,66 3,12 6,03 5,00

Nhìn chung, trong môi trờng có bổ sung BAP, chồi cúc in vitro phát sinh nhiều hơn so với đối chứng. Tuy nhiên, có sự khác nhau rõ rệt giữa các công thức nồng độ BAP.

- Công thức nhân nhanh N5: sau 4 tuần nuôi cấy trong môi trờng có bổ sung 0,5 ppm BAP, các chồi cúc sinh trởng phát triển kém, chiều cao thấp (1,56 cm), đờng kính nhỏ, lá xanh nhạt, hơi quăn, có một số chồi không đẻ nhánh nên hệ số nhân chồi thấp (3,60). Hiệu quả kích thích của nồng độ 0,5 ppm BAP đối với quá trình phát sinh hình thái của chồi cúc CN97 thấp.

- Công thức nhân nhanh N6: Bổ sung 1,0 ppm BAP vào môi trờng nuôi cấy cho hiệu quả thúc đẩy phát sinh hình thái chồi cúc CN97 in vitro tốt nhất trong các công thức nghiên cứu. Trong công thức này, chồi cúc không cao nhất nhng đờng kính chồi tơng đối lớn, 100% chồi cấy đều phát sinh 1 - 2 chồi mới; một số tạo 3 chồi mới/chồi cấy. Hệ số nhân nhanh cao nhất (7,52), cao hơn nhiều so với 2 công thức còn lại, tất cả các chồi đều mập, khoẻ, lá to, màu xanh đậm, chồi sinh trởng nhanh. Chứng tỏ, nồng độ 1,0 ppm BAP rất phù hợp với sinh trởng, phát triển của chồi cúc in vitro.

- Công thức nhân nhanh N7: Sử dụng nồng độ 1,5 ppm BAP cho thấy,

việc tăng cao lợng BAP trong môi trờng dinh dỡng đã có ảnh hởng không tốt đến sinh trởng phát triển của chồi cúc in vitro. ở công thức này, chồi cúc thấp, đờng kính chồi nhỏ hơn so với công thức N6, có một số chồi không đẻ nhánh làm cho hệ số nhân nhanh thấp (5,0). So với công thức N6, tốc độ sinh trởng và hình thái chồi cúc ở công thức N7 đều kém hơn; chứng tỏ, nồng độ 1,5 ppm BAP đã ức chế sinh trởng của chồi cúc in vitro.

Nh vậy, nếu sử dụng BAP làm chất kích thích sinh trởng thì nồng độ 1,0 ppm BAP là thích hợp cho giai đoạn nhân nhanh giống cúc CN97.

+ So sánh hiệu quả của kinetin và BAP:

Từ những kết quả nghiên cứu phần 3.2.1.3.2.2., chúng tôi thấy, hiệu quả kích thích của 7 ppm kinetin cao hơn so với 1 ppm BAP thể hiện bởi: số lá/chồi 8,04 nhiều hơn so với 6,68); số chồi mới/ chồi cấy (2,61 nhiều hơn so với 2,25); hệ số nhân nhanh (10,49 lớn hơn so với 7,52). Chứng tỏ môi trờng

nhân nhanh thích hợp nhất đối với giống cúc CN97 là: (MS + 8 g/l agar +30 g/l saccaroza +15% nớc dừa + 7 ppm kinetin).

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống hoa cúc CN97 bằng công nghệ nuôi cấy mô in vitro (Trang 39 - 41)