Kết quả nghiên cứu giai đoạn ra rễ tạo cây hoàn chỉnh.

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống hoa cúc CN97 bằng công nghệ nuôi cấy mô in vitro (Trang 41 - 42)

α- NAA là một loại auxin có tác dụng kích thích sự hình thành rễ bất định. Trong giai đoạn này, chúng tôi bố trí các công thức thí nghiệm bổ sung thêm α- NAA ở các nồng độ: 0,1; 0,2; 0,5; 1,0 ppm vào môi trờng (MS + 8 g/l agar +30 g/l saccaroza + 10% nớc dừa + 0,50 g/l than hoạt tính). Kết quả thí nghiệm sau 4 tuần đợc thể hiện ở bảng 4:

Bảng 4: ảnh hởng của α- NAA đến sinh trởng và khả năng ra rễ của chồi cúc CN97 in vitro (sau 4 tuần)

Công thức Nồng độ α- NAA Số chồi cấy Số chồi ra rễ Tỷ lệ ra rễ (%) Số rễ cây Độ dài rễ (mm) ĐC 0 ppm 240 240 100% 6,00 45,0 R1 0,1 ppm 240 240 100% 6,81 37,0 R2 0,2 ppm 240 240 100% 7,38 32,4 R3 0,5 ppm 240 240 100% 8,58 32,6 R4 1,0 ppm 240 194 80,83% 7,92 21,4

Trong các công thức có bổ sung α- NAA, số rễ hình thành từ chồi in vitro đều nhiều hơn, cứng và khoẻ hơn so với công thức đối chứng, mặc dù chiều dài trung bình của rễ có ngắn hơn.

- Công thức R1: Nồng độ 0,1 ppm α- NAA: mặc dù chồi in vitro thấp và yếu nhng lại có bộ rễ có đờng kính rễ lớn, ngắn (3,7cm), yếu, dòn và dễ bị đứt

gãy hơn so với đối chứng. Xét về hình thái, cây in vitro ở công thức này còi cọc, lá xanh nhạt hoặc phớt vàng. Điều này, chứng tỏ nồng độ α- NAA trong môi tr- ờng còn thấp, cha đủ để kích thích sự ra rễ của chồi cúc in vitro mạnh hơn so với đối chứng.

- Công thức R2: Nồng độ α- NAA 0,2 ppm vẫn cho cây thấp và yếu, tuy số lợng rễ tăng nhng đặc điểm hình thái của rễ không khác nhiều so với công thức R2; 0,2 ppm α- NAA vẫn cha phải là nồng độ thích hợp cho sự ra rễ của cây cúc CN97 in vitro.

- Công thức R3: Nồng độ α- NAA 0,5 ppm cho hiệu quả kích thích ra rễ tốt hơn so với 3 công thức khác. ở công thức này, rễ phát triển tơng đối nhanh, cây in vitro cao (3,8 – 4,2 cm), lá xanh đậm, dáng cây cứng và đẹp. Tất cả các cây đều phát sinh rễ sớm, số lợng rễ nhiều (trung bình 8,56 rễ/cây), đờng kính rễ to hơn so với các công thức còn lại; đặc biệt là rễ ít bị đứt gãy trong quá trình đa cây ra vờn ơm. Điều này chứng tỏ, nồng độ 0,5 ppm α- NAA có hiệu quả cao trong việc kích thích chồi cúc CN 97 in vitro ra rễ, tạo cây hoàn chỉnh.

- Công thức R4: Sử dụng nồng độ 1,0 ppm α- NAA cho kết quả là cây in vitro trong thí nghiệm này ra rễ tơng đối chậm; sau 2 – 3 tuần, các rễ bất định mới đợc phát sinh; rễ ngắn và dễ đứt. Cây sinh trởng chậm, một số cây không ra rễ, tỷ lệ cây ra rễ chỉ đạt 80,83%. Nồng độ 1,0 ppm α - NAA cao, đã ức chế khả năng ra rễ của chồi cúc.

Nh vậy, theo chúng tôi, bổ sung 0,5 ppm α - NAA vào môi trờng dinh d- ỡng là thích hợp nhất cho sự ra rễ của chồi cúc CN97 in vitro.

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống hoa cúc CN97 bằng công nghệ nuôi cấy mô in vitro (Trang 41 - 42)