Đặc điểm về độ dài của câu văn trần thuật trong tiểu thuyết " Một mình một ngựa"

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết một mình một ngựa của ma văn kháng (Trang 30 - 38)

Một mình một ngựa"

Khảo sát tiểu thuyết Một mình một ngựa, chúng tôi thấy đặc điểm khác biệt của tiểu thuyết này trong việc tổ chức hình thức câu văn khác so với những nhà văn cùng thời đó là có sự đối lập giữa câu dài và câu ngắn. Tác giả Phan

Mậu Cảnh trong “ Lý thuyết và thực hành văn bản tiếng Việt” có sơ bộ chia câu thành hai loại: Câu ngắn với độ dài 1-10 âm tiết, còn trên 10 âm tiết đợc gọi là câu dài. Riêng chúng tôi cho rằng: câu ngắn từ 1-5 âm tiết, câu dài trên 20 âm tiết, còn loại 5-15 âm tiết là câu có độ dài trung bình.

Bảng : Phân loại câu theo âm tiết

Tên chơng Câu ngắn Câu dài Tổng sổ câu

Chơng 1 34 105 282 Chơng 2 26 102 276 Chơng 3 31 57 188 Chơng 4 51 101 342 Chơng 5 46 55 240 Chơng 6 25 60 164 Chơng 7 12 6 50 Chơng 8 28 71 225 Chơng 9 19 35 134 Chơng 10 41 56 258 Chơng 11 50 44 252 Chơng 12 38 123 386 Chơng 13 31 102 224 Chơng 14 39 96 289 Chơng 15 19 39 175 Chơng 16 43 87 296 Chơng 17 25 52 207 Chơng 18 8 70 183 Tổng số chơng: 18 566 (13,5%) 1262 (30,2%) 4171 (100%)

Nhìn vào bảng có thể nhận thấy số câu dài đợc Ma Văn Kháng sử dụng nhiều với 1262 câu, gấp 2,23 lần so với câu ngắn.

Câu dài là một dạng câu không thể thiếu trong thể loại tự sự nói chung, tiểu thuyết nói riêng, nó rất phù hợp với việc miêu tả nội tâm nhân vật, tả cảnh hay tờng thuật lại một sự việc hiện tợng nào đó. Đây là dạng câu xuất hiện nhiều trong tiểu thuyết Việt Nam từ trớc cách mạng cho đến những năm gần đây. Vì thế, sử dụng câu dài trong văn bản tiểu thuyết là thông thờng song xử lý tần số xuất hiện của nó trong văn bản, trong các trạng huống nh thế nào để mang sắc thái riêng thì không dễ.

ở trong tiểu thuyết Một mình một ngựa nhà văn Ma Văn Kháng đã rất dụng công khi sử dụng những câu văn dài, tạo nên sự đối lập giữa những câu văn rất ngắn và những câu văn rất dài.

Câu văn dài đợc nhà văn sử dụng trong nhiều trờng hợp khác nhau.

Đó là câu văn dài sử dụng khi để miêu tả hành động của nhân vật. Đây là ấn t- ợng ban đầu khi Toàn gặp Yên: "Quay lại nhìn, Toàn thấy ngời phụ nữ nọ, một

vóc hình óng ả vẫn còn đứng ở mép nớc con ngòi, đang giơ tay lên cao vẫy vẫy, phía sau chị là quầng sáng một sớm mùa thu ấm áp hồng hồng nh trang điểm" (46 âm tiết) [11,tr.9] .Hay lúc khác khi diễn tả hành động “nhìn” ông Quyết Định của Toàn tác giả viết: "Ngẩng lên nhìn ông Quyết Định, quan sát

gơng mặt ông,nghe ông nói, Toàn nhận ra, ông vẫn cố giữ phong thái điềm tĩnh, cân nhắc thận trọng thờng khi, nhng cũng rất rõ ràng là ở ông đã xuất hiện dấu hiệu mệt mỏi lấn cấn và rụt rè".[11,tr.165] Câu văn trải dài với 51 âm

tiết, ngoài để diễn tả hành động “nhìn” của Toàn dờng nh ngời đọc còn thấy đợc sự quan tâm của anh với ông Quyết Định( Toàn nhận ra từng sự thay đổi trên g- ơng mặt ông bí th tỉnh ủy). Đây cũng chính là điều dễ hiểu khi Toàn đợc tác giả giới thiệu là ngời nhạy cảm, anh hiểu nỗi lòng và nhũng tâm sự sâu kín của ông Quyết Định .

Cũng để miêu tả cảnh vật thiên nhiên tác giả đã viết: "Bên đờng, những bụi cây

ngọn cây những chùm hoa xanh lơ màu phấn đua nở cuống quýt mà vẫn rng r- ng buồn". (40 âm tiết) [11,tr.15]

Đặc biệt, bức tranh thiên nhiên của đại ngàn nh mở rộng, trải dài trớc mắt ngời đọc hơn khi Ma Văn Kháng đã dùng câu văn với 45 âm tiết để miêu tả nó: "Hàng ngàn hàng vạn, hàng ức, những đại thụ đô lực sĩ thân tròn một ngời ôm

không xuể san sát nhau nh đũa trong rọ, cây chen cây, cành giao cành, tranh đua và nơng tựa nhau, xanh um một thế trận trùng trùng".[11, tr.133]

Có khi tác giả dùng những câu văn rất dài để miêu tả, để cho nhân vật của mình miên man trong những nghĩ suy, hồi tởng về quá khứ. Đến O tròn nhận việc làm th kí cho bí th tỉnh ủy nhng Toàn vẫn luôn nhớ về mái trờng, về học sinh nơi anh từng công tác:" Và ở cuối con phố, nơi tọa lạc ngôi nhà thờ nọ, trên

một mỏm đồi, vẫn còn đó một kiến trúc ba tầng hình khối chữ nhật quét vôi vàng, ngôi trờng cấp ba của Toàn, vào mùa hạ, hoa bằng lăng nở tím biếc nh đối lập với màu đỏ ngoa ngoắt của hoa phợng trên sân trờng, tạo nên một diệu cảnh huy hoàng cha từng thấy".(70 âm tiết) [11,tr.272]

Đặc biệt có những câu văn rất dài với trên 100 âm tiết.

Có thể thấy một điều rất “lạ” rằng, khi ngời trần thuật kể về chiến công của ông Quyết Định một mình một ngựa vào tận hang ổ của bọn thổ ty phong kiến nhà văn thờng dùng những câu văn rất dài với trên 100 âm tiết: "Tâm hồn

thông hội với cơ cấu tự nhiên vô thức và chan hoà cùng màu vàng điệp mùa quả chín, ông, cái hình thể thô mộc mang thiên chất bẩm sinh đã hài hoà cùng ngoại cảnh dễ nẩy sinh một năng lực kỳ lạ là có thể tạo nên một ảo thể, một ảo hình, một ảo giác cho Toàn, kể từ buổi Toàn nghe ông kể chuyện một mình một ngựa đi thuyết phục các thổ ty, tới buổi ông một mình một ý tởng đứng trên diễn đài tổng kết Hội nghị Mờng Thông, lúc này hiện lên với phong nghi, tài khí đẹp đẽ và hoà hợp vô cùng! "(114 âm tiết) [11,tr.85]. Lúc khác

hành động anh hùng của ông: "Một mình một ngựa, từ Yên Bái ngợc lên, vợt

sông Chảy, đại diện cho tổng bộ Việt Minh, thân cô thế cô, mà hiên ngang xuất hiện trớc từng dơng cơ triều chính thổ ty, chúa đất, từ họ Hoàng đất Bản San, họ Nông vùng Mờng Thông,giờ là họ La ở đất Pha Linh này, thuyết phục họ tuân theo mẹnh lệnh của Chính phủ trung ơng, hội đủ ba nghìn dân binh, hợp lực cùng Vệ Quốc Quân đánh đuổi bọn phản động Quốc dân đảng đang trụ lại tại sào huyệt cuối cùng ở thị xã Hoàng Liên".(103 âm tiết) [11,tr.129] . Tại sao nhà văn lại có cách viết độc đáo nh vậy khi viết về chiến công của ông Quyết Định? Đây chính là một dụng ý nghệ thuật, một cách viết sáng tạo của Ma Văn Kháng.Qua những câu văn này chân dung ông Quyết Định đợc khắc họa thật rõ nét, đó là một hình ảnh phi thờng, quả cảm với những chiến công hiển hách trong cuộc đấu tranh cách mạng. Đó là những khoảnh khắc “phiêu bồng lãng mạn” trong quá khứ của ông. Nhng để diễn đạt điều này nhà văn lại không dùng những câu văn ngắn hơn? Thực ra với việc dùng những câu văn trên 100 âm tiết nhà văn nh vừa muốn khắc họa hình tợng nhân vật ông Quyết Định kiêu hùng, vĩ đại nhng cũng đầy cô đơn, cô liêu, một mình một ngựa nhng lại phải đối mặt với bọn thổ ty trớc một không gian rộng lớn của một tỉnh rừng núi Hoàng Liên.

Đặc biệt, khi viết về những con ngời trong ban thờng vụ nhà văn vẫn có cái nhìn đầy trìu mến, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp ở họ dù họ còn có lúc mắc sai lầm, khuyết điểm: "Cá tính, trình độ, nét dị biệt của từng ngời trong

họ đã có lúc gây ra những thất bại đáng tiếc trong công việc, những cuộc trào tiết dai dằng, thậm chí làm sai lệch méo mó của sự phát triển; thẳng thắn hơn thì cũng có thể nói, họ mới chỉ là những kẻ vị thành niên, mới chập chững, đang ở thời kỳ tập dợt, còn rất non nớt ấu trĩ, cha gột rửa hết thói vị kỷ, hẹp hòi; nhng những phẩm chất tốt đẹp cơ bản ở họ, nh lòng yêu nớc, niềm hăng say chân thành với lý tởng, tinh thần nhiệt tình, sự tận tuỵ, đức hy sinh làm

132 âm tiết có thể khẳng định đây là câu văn dài nhất trong tác phẩm Một mình

một ngựa. Thật vậy, dờng nh khi nói về những nhân vật trong ban thờng vụ, Ma

Văn Kháng không muốn ngời đọc có cái nhìn một phía mà ông luôn nh muốn ngời đọc cảm thông với họ. Đó là cách tác giả “kéo” ngời đọc đứng về phía nhân vật của mình. Chính vì vậy mà nhà văn đã chọn cho mình giải pháp hữu hiệu nhất đó là việc sử dụng một câu văn rất dài để diễn đạt đợc cái chủ ý của mình. Câu văn đã làm tràn ý, tràn dòng và đã làm tròn “nhiệm vụ” của nó.

Qua khảo sát tiểu thuyết Một mình một ngựa, chúng tôi nhận thấy: trong số 4171 câu văn trần thuật, câu dài đợc tác giả sử dụng 1262 câu (chiếm 30, 2%). Thông qua sử dụng câu dài Ma Văn Kháng nhằm chuyển tải những cảm xúc phức tạp về nội tâm nhân vật, chuyển tải những tâm sự, day dứt của chủ thể sáng tạo muốn gửi đến ngời đọc, sử dụng câu dài còn nhằm miêu tả phong cảnh thiên nhiên các tỉnh miền núi phía Bắc. Không phải chỉ Ma Văn Kháng mới viết những câu văn dài nhng dờng nh chỉ với ông, chỉ với tiểu thuyết này đã góp phần làm nên sự khác biệt của ông so với những nhà văn khác. Trong mỗi hoàn cảnh, mỗi trạng huống nhà văn luôn tìm cho mình cách diễn đạt độc đáo, hiệu quả nhất. Đó là sự nỗ lực rất đáng ghi nhận cho một nhà văn đích thực, nhà văn Ma Văn Kháng.

2.3.1.2. Sử dụng câu ngắn

Bên cạnh câu dài và rất dài, trong tiểu thuyết này còn sử dụng câu ngắn (đây là dạng câu quen thuộc trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn hiện đại). Là dạng câu văn phù hợp với đặc trng thể loại tiểu thuyết và phù hợp với nhịp sống sôi động của thời hiện đại và cũng thử thách đối với Ma Văn Kháng khi đi vào dạng câu này để xây dựng nên tác phẩm của mình. Bởi, viết câu ngắn mà không có những sáng tạo mới mẻ thì dễ sa vào đồng dạng phong cách, đơn điệu trong văn phong. Lúc đó có thể hình dung nhà văn nh một cái bóng của văn học hiện đại.

Khảo sát trong tiểu thuyết Một mình một ngựa, chúng tôi nhận thấy trong số 4171 câu văn trần thuật thì số câu ngắn là 566, chiếm 13,5%. Dù đợc dùng ít hơn câu văn dài nhng không phải vì thế mà câu ngắn không có giá trị, không tạo đợc dấu ấn riêng. Câu ngắn thờng đợc nhà văn sử dụng khi dùng để miêu tả ngoại hình nhân vật, tả cảnh.

Nói về sự lầm than của con ngời và vùng đất Pha Linh, Ma Văn Kháng đã sử dụng rất nhiều câu văn ngắn liên tiếp nhau: "Pha Linh, con ngựa chỉ thấy

bụng, con lợn chỉ thấy đầu. Và con ngời thì lam lũ nh từ tiền kiếp lầm than hiện về. Tóc xơ rơ đỏ quạch nh râu ngô. Mặt đen cháy. Mắt lỗ đáo. Tay không nổi múi bắp. Chân chỉ có gân. Thịt da đã tiêu hết. Mình mẩy chỉ rặt những xơng cùng xẩu. Nh hồn ma bóng quỷ dật dờ ".[11,tr.95]

Chính nhờ những câu văn ngắn này mà gợi cho ngời đọc sự xót xa, thơng cảm cho những số phận, cho cuộc đời nghèo khó ở Pha Linh.

Đặc biệt, khi miêu tả ngoại hình các nhân vật, nhà văn Ma Văn Kháng rất thờng xuyên sử dụng câu ngắn (khoảng 2 đến 3 âm tiết). Ngoại hình Duyễn thật đặc biệt: "Năm mơi lăm tuổi chẵn. Tóc hoa râm. Tầm thớc. Vai xuôi. Miệng

rộng. Có tiếng cời hề hề xuê xoa vui vẻ."[11,tr.16]

Còn đây, ngoại hình của ông Đoàn Văn Gia: "Thấp mập. Đầu húi cua.

Mày rậm. Mắt dài. Lỗ mũi rộng hoác".[11,tr.55]

Yên, ngời vợ của ông Quyết Định là ngời phụ nữ đẹp, đầy sinh lực : "Chị

thật đẹp, nhất là buổi sớm mùa thu trong sáng này, nh thiếu nữ trong thời đoạn yêu đơng, chị là cây cối đang nở hoa. Khuôn mặt cân phân. Sắc da tơi

nhuần. Nhãn cầu sáng tơi. Mắt phợng, môi hồng. Vừa thấp thoáng nét khoan thai đoan chính cổ điển, chị vừa rộn ràng lồng lộng sắc thái tơi trẻ hồn nhiên và điệu đàng".[11,tr.193] .Yên đẹp vậy cho nên cũng có thể hiểu đợc vì sao

nàng luôn có những đòi hỏi trong cuộc sống vợ chồng.

này mà ngời đọc có thể hình dung phần nào về tính cách của họ. Ông Duyễn “

Tầm thớc. Vai xuôi…” nên chính ngoại hình này phần nào tạo nên phẩm chất

chịu thơng chịu khó trong ông. Yên, ngời phụ nữ nhiệt tình, tràn đầy sinh lực... Tạo đợc điều đó chính là do tác giả biết chọn chi tiết và đặc biệt là sử dụng câu ngắn.

Khi miêu tả cảnh vật ở Pha Linh nhà văn cũng đã có dùng những câu ngắn: "Nắng trong nh lọc.Hoa tục đoạn xốp xoáp y hệt những núm bông tròn

nở vô t lự bên đờng. Rau cải len lén lên ngồng thập thò bên bờ dậu. Bụi mâm xôi chíu chít từng chùm quả đỏ...Chim vắng bóng. Mây trời thao thức đọng từng vệt xám biếc".[11,tr.128] Việc tách các câu ngắn trong một đoạn văn nhà

văn nh muốn diễn tả sự phong phú của thiên nhiên, một bức tranh thiên nhiên đầy sắc màu. Một bức tranh thiên nhiên tuy có vắng bóng tiếng chim nhng nó đầy sức sống, rất động với ánh nắng, hoa tục đoạn, rau cải, cây mâm xôi...

Ngoài ra, để diễn tả những hành động liên tiếp của nhân vật, nhà văn đã viết: "Và thế là suốt ba tháng hè qua, Toàn cùng các thầy giáo và học trò hăm

hở xách dao, vác buấ lên rừng. Gỗ nứa chặt hạ, đóng mảng,kết bè, thả theo dòng suối lớn về tới tận công trình. Đất dốc san bằng. Gỗ lớn làm cột. Gỗ nhỏ làm kèo. Vầu già làm đòn tay. Nứa ngộ đan làm vách. Gianh đánh làm mái lợp. Lớp học, phòng thí nghiệm, dẫy dọc dẫy ngang mọc lên trùng trùng giữa

rừng sâu núi thẳm.”[11,tr.13] Những câu văn ngắn liên tục xuất hiện trong một đoạn văn gợi cho ngời đọc cái không khí khẩn trơng, gấp gáp của Toàn cùng các thầy cô giáo, các em học sinh trong việc dựng trờng học trong thời buổi chiến tranh khốc liệt. Qua đó phần nào cho thấy sự nhiệt tình, cái tâm của ngời thầy vẫn vì học sinh dù Toàn đã đợc điều làm công tác khác.

Tuy câu ngắn đợc dùng với số lợng ít hơn câu dài nhng không vì thế nó không phát huy đợc hiệu quả. Cũng nh câu dài, việc sử dụng câu ngắn làm cho ngời đọc cảm thấy bị lôi cuốn, hấp dẫn trong từng trang tiểu thuyết tạo d ba cho

ngời tiếp nhận...Câu ngắn tạo đợc ấn tợng mạnh với độc giả, làm nhịp điệu câu văn trần thuật gấp gáp...

Câu văn ngắn có nhiều u thế trong sáng tác văn học đặc biệt là trong thể loại tự sự. Nh Mácxencôhen- nhà ngôn ngữ Pháp nói: “ Câu ngắn tạo nên sự giản dị, phản ánh sự suy nghĩ nắm bắt cái cơ bản cho mình và để thông báo cho ngời khác”. Vì vậy, để vận dụng hiệu quả câu ngắn trong sáng tạo văn học nhà văn đó phải là ngời có năng lực, có bản lĩnh.

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết một mình một ngựa của ma văn kháng (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w