GiọNG ĐIệU TRầN THUậT trong tiểu thuyết "một mình một ngựa"
3.2.1. Giọng điệu trữ tình thiết tha sâu lắng
Nhà văn Ma Văn Kháng đã từng tâm sự: “thôi thúc tôi viết bao giờ cũng là cái đẹp thật xúc động, thật cao cả, thật khiêm nhờng và lớn lao trong những hoàn cảnh đau buồn nhất. Tôi gửi gắm niềm tin yêu của tôi vào tất cả những đắng cay xót xa của thân phận. Bằng cách đó tôi biểu lộ tình yêu với cái đẹp của cuộc sống.” Có lẽ vì thế mà trong Một mình một ngựa ông luôn tìm tòi, thiết tha thể hiện những điều tốt đẹp từ cuộc sống, từ con ngời. Chính vì thế, nhà văn đã tìm đến giọng điệu trữ tình thiết tha sâu lắng.
Trớc hết, giọng điệu trữ tình thiết tha sâu lắng đợc Ma Văn Kháng sử dụng khi viết về phong cảnh thiên nhiên ở các tỉnh Hoàng Liên. Đó là cao nguyên Bản San: “Trớc mắt Toàn, đất đai rộng lớn, tít tắp, thông thoáng. Trần mây
đột ngột chuyển đổi thành xanh thẳm. Trời sáng choang trong ánh nắng thu rung rinh hơi gió. Tạt vào cửa xe làn gió mang mùi đồng cỏ tơi non rời rợi, hiền lành, thân mật”[11,tr.81]. Hay là cảnh: “Nắng mỏng mảnh nh thủy tinh”[11,tr.15]. Có khi lại là bức tranh thiên nhiên: “Tra mùa thu, nắng mỏng mảnh nh tơ lụa phơi giăng”[11,tr.48]. Giọng điêu trữ tình trong đoạn văn đợc
thể hiện trớc hết từ chính cảm xúc của nhân vật Toàn trớc cảnh thiên nhiên. Giọng điệu ấy đợc nhà văn cụ thể hóa qua sự xuất hiện đậm đặc những từ láy. Đoạn văn chỉ có bốn câu mà có tới 5 từ láy (tít tắp, thông thoáng, đột ngột, rung rinh, rời rợi) xuất hiện. Chính nó đã làm cho mạch trữ tình thiết tha lắng đọng hơn.
Và trớc vẻ đẹp kiêu hùng của bí th tỉnh ủy - ông Quyết Định, Ma Văn Kháng thực sự rung động trong niềm trân trọng say mê: "Pha Linh! Quê hơng
của chủ nhiệm Sùng A Mang. Nơi ông Quyết Định để lại hình ảnh một thời trai trẻ hào hùng, một mình một ngựa, khắc điêu khúy tu mạ xông khẩn! Vào tận hang ổ của thổ ti họ La thuyết phục y hội quân đánh Quốc dân đảng giải phóng tỉnh nhà. Pha Linh! Lần này ông Quyết Định sẽ lên đó thâm nhập,
khảo sát tình hình thực tế. Sẽ là một chuyến đi dài ngày và lăn lóc thực sự vào cuộc sống”.[11,tr,128]
Cung bậc trữ tình thiết tha sâu lắng trong tiểu thuyết Một mình một ngựa còn đợc thể hiện đậm đặc qua những đoạn văn viết về kỷ niệm, ký ức quá khứ của các nhân vật. Đó là kỷ niệm về ngời vợ của Toàn: “Thị xã tỉnh lị, nơi có
ngôi trờng cấp ba của Toàn. Những đờng phố đổ dốc. Những ngõ nhỏ hun hút rợp bóng. Giờ đây tất cả chỉ còn là một khối gạch ngói im lìm. Thấy nó mà chạnh nhớ một đêm mùa thu dịu dàng đã rất xa. Phong vừa đi làm ca đêm ở nhà máy điện bên kia sông về. Anh đón Phong ở đầu phố. Hai ngời theo một con phố đổ dốc. Đêm thu lững lờ trôi. Chợt vẵng lại từ đâu đó một tiếng đàn Măngđôlin nh những hạt sơng rơi, thánh that bâng khuơ. Và cả hai bỗng dng cùng đứng lại, lặng đi trong ngơ ngẫn.”[11,tr.169-170]
Pha Linh - một vùng đất còn khắc khổ, nghiệt ngã, nghèo nàn. Nhng cảnh vật nơi đây vẫn hiện lên thật đẹp đẽ và đầy sức sống: “Nắng trong nh lọc. Hoa
tục đoạn xốp xoáp y hệt những núm bông tròn nở vô t lự bên đờng. Rau cải len lén lên ngồng thập thò bên bờ dậu. Bụi mâm xôi chíu chít từng chùm quả đỏ. Gió rời rợi hật hờ len lỏi đem mát lạnh tới tận sống lng ngời. Nhựa sùi trong suet nh hổ phách trên vỏ cây thông đuôi ngựa. Không khí thoang thoảng mùi thơm nồng của cây ngãi cứu. Chim vắng bóng. Mây trời thao thức đọng từng vệt xám biếc.
Pha Linh nh tranh tĩnh vật từ những thiên niên kỷ đã xa. Nh thời gian là cái thật dài nhng không có gốc, không có ngọn. Nh không gian là cái có thật, nhng trôi dạt phiêu diêu không ở hẳn nơi đâu. Pha Linh nh non nớc tang bang đang dang tay đón chờ khách viễn du.”[11,tr.128] Chỉ một đoạn văn ngắn Ma
Văn Kháng đã giúp ngời đọc hình dung ra bức tranh về một Pha Linh thật đẹp: có nắng, có gió, có chim, có mây trời và hoa. Tác giả đã sử dụng 9 từ láy (xốp
xoáp, len lén, thập thò, chíu chít, rời rợi, hật hờ, len lỏi, thoang thoảng, thao thức) để tạo nên giọng điệu trữ tình sâu lắng gây ấn tợng cho ngời đọc.
Sử dụng sắc thái giọng điệu trữ tình thiết tha sâu lắng, Ma Văn Kháng đã tạo nên những trang văn dạt dào cảm xúc. Những trang văn đem đến sự rung động chân thành cho ngời đọc từ chính lòng nhân ái, tình yêu thơng con ngời, yêu thơng cuộc đời của tác giả. Những trang văn đi sâu vào dòng đời, lòng ngời hôm nay để ngời đọc cảm nhận rõ sự hồn hậu trong trẻo của nó mặc dù nó còn bao điều bất cập.