Biện pháp so sánh

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết một mình một ngựa của ma văn kháng (Trang 48 - 51)

Trong sáng tác văn học các nhà văn thờng sử dụng biện pháp so sánh. “So sánh là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó ngời ta đối chiếu hai đối tợng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có

một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tợng”. Đọc tiểu thuyết Một mình một ngựa chúng tôi thấy tác giả sử dụng biện pháp so sánh này rất nhiều. So sánh trong Một mình một ngựa có cấu tạo đầy đủ và không đầy đủ.

a. So sánh có cấu tạo đầy đủ:

ở dạng thức đầy đủ, so sánh tu từ bao giờ cũng gồm 4 yếu tố: Yếu tố 1 là yếu tố đợc so sánh nêu ra ngời, vật, sự việc, hành động đợc so sánh; yếu tố 2 chỉ phẩm chất so sánh (cơ sở so sánh) nêu rõ tính chất của ngời, sự vật, sự việc… trạng thái, hành động; yếu tố thứ 3 do từ so sánh biểu hiện (nh,

tựa nh, nh là, là…); yếu tố thứ 4 nêu lên chuẩn so sánh trong sự đối chiếu

với yếu tố đợc so sánh. Ví dụ:

<1> Nắng mỏng mảnh nh thuỷ tinh.[11,tr.15]

Nắng là yếu tố 1, mỏng mảnh là yếu tố 2, nh là yếu tố 3, thủy tinh là yếu

tố 4.

<2> Rõ ràng chiếc máy MTZ đỏ chót nh hoa chuối rừng vừa ló mặt. [11,tr.120]

Chiếc máy MTZ là yếu tố 1, đỏ chót là yếu tố 2, nh là yếu tố 3, hoa chuối rừng vừa ló mặt là yếu tố 4.

Trong Một mình một ngựa dạng thức so sánh đầy đủ này đợc tác giả sử dụng chủ yếu, chiếm 62%. Nhìn chung cái đợc so sánh thờng là các đồ vật, các hiện tợng tự nhiên, địa danh (chiếc máy, nắng, cọn vện…).

<3> Nắng trong nh lọc.[11,tr.128]

<4> Con vện này thuộc loại chó giê, mới chừng hai năm tuổi. Mình thuôn thuôn bằng cái ống bơng, chắc nịch nh quả da hấu.[11,tr.20]

Dạng này chủ yếu chỉ có 3 yếu tố: cái đợc so sánh, từ so sánh, chuẩn so sánh mà thiếu một yếu tố đó là phẩm chất so sánh (cơ sở so sánh). Dạng thức này chiếm 38% ít hơn dạng thức so sánh đầy đủ.

Ví dụ:

<5> Nên má con gái mới nh quả đào hồng.[11,tr.39]

ở câu so sánh này chỉ có ba yếu tố: má con gái là yếu tố1( cái đợc so sánh), nh là yếu tố 2( từ so sánh), quả đào hồng là yếu tố 3(chuẩn so sánh); thiếu đặc điểm so sánh "hồng".

<6> Chiếc xe nh con tuấn mã gặp ngọn gió phóng khoáng, hí rờn, tăng

tốc.[11,tr.82]

Cũng nh vậy, câu so sánh này chỉ có: cái đợc so sánh( chiếc xe), từ so sánh( nh), chuẩn so sánh(con tuấn mã ), nó thiếu từ chỉ hành động "phóng" hoặc "chạy".

<7> Đêm nh giọt mực loang.[11,tr.169]

Câu này cũng chỉ có ba yếu tố là: đêm (yếu tố đợc so sánh), nh( từ so sánh), giọt mực loang( chuẩn so sánh) mà thiếu phẩm chất so sánh..

Cũng nh ở dạng thức đầy đủ, dạng thức không đầy đủ thì yếu tố đợc so sánh thờng cũng là thiên nhiên, tên địa danh, vật. So sánh với dạng thức không đầy đủ bốn yếu tố tạo điều kiện cho sự liên tởng rộng rãi hơn. Nó kích thích sự làm việc của trí tuệ và tình cảm nhiều hơn để có thể xác định đợc những nét giống nhau giữa hai đối tợng ở hai vế và từ đó mà nhận ra đặc điểm của đối t- ợng miêt tả. Sự suy nghĩ liên tởng có thể diễn ra nh sau:

Chiếc xe lao nhanh nh con tuấn mã gặp ngọn gió phóng khoáng, hí rờn, tăng tốc.

Chiếc xe phóng nhanh nh con tuấn mã gặp ngọn gió phóng khoáng, hí rờn, tăng tốc.

Chiếc xe chạy nhanh nh con tuấn mã gặp ngọn gió phóng khoáng, hí rờn, tăng tốc.

Nh vậy, nhà văn Ma Văn Kháng đã sử dụng biện pháp so sánh nhiều trong lời trần thuật nhằm làm cho câu văn gợi hình gợi cảm. Nhà văn luôn cố gắng phát hiện những nét giống nhau chính xác, bất ngờ, điều mà ngời ta không để ý đến hoặc không nhận thấy.

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết một mình một ngựa của ma văn kháng (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w