Hồ Xuân Hơng trữ tình bằng nhiều hình thức

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa trữ tình và trào phúng trong thơ nôm đường luật hồ xuân hương (Trang 44 - 46)

Xét trong toàn bộ thi phẩm của Hồ Xuân Hơng ta có thể thấy rõ tính thống nhất của cảm xúc, nguồn cảm hứng, một phong cách và một tiếng nói trữ tình không thay đổi. Song nếu phân tích ở từng đơn vị bài thơ cụ thể lại có thể nhận ra tính thống nhất trên đã bao hàm trong đó những thế đối lập, những giọng điệu trữ tình chuyển hóa đằng sau cách nói vỗ mặt là cả một nỗi niềm bi phẫn, là cái ý nghĩa nhân văn đằm thắm tình đời .

Tâm t tình cảm, cảm xúc của Hồ Xuân Hơng đuợc thể hiện trong thơ bà duới nhiều hình thức khác nhau, có khi trữ tình bằng tự sự. Các hiện tợng của cuộc sống đợc tái hiện một cách khách quan dới ngòi bút tinh tế của bà:

Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng Chém cha cái kiếp lấy chồng chung Năm thì mời họa hay chăng chớ Một tháng đôi lần có cũng không

(Làm lẽ)

Bài thơ với giọng điệu chua chát, lạnh lùng, Hồ Xuân Hơng đã chửi thẳng vào cái xã hội thối nát. Với chế độ phong kiến đầy rẫy sự thối nát trong xã hội, với lề luật xã hội phong kiến bất công (nam có quyền năm thê bẩy thiếp, nữ chỉ chính chuyên một chồng). Chính cái quyền lực đó đã đẩy ngời phụ nữ vào cảnh éo le, không đợc hởng quyền hạnh phúc trọn vẹn. Họ lấy chồng mà phải chịu thân làm lẽ, cảnh làm lẽ chẳng khác gì ngời làm mớn không công, mọi quyền lợi nằm trong tay ngời vợ cả.

Cảnh tủi cực của kiếp làm lẽ không phải đến Hồ Xuân Hơng mới nói mà trong ca dao xa cũng đã đề cập:

Đói lòng ăn nắm lá sung

Chồng một thì lấy, chồng chung thì đừng

Là ngời phụ nữ đã phải hai lần sống trong cảnh làm lẽ, hơn ai hết Hồ Xuân Hơng thấu hiểu đợc nỗi khổ của cảnh làm lẽ. Chính vì vậy mà bà đã lớn tiếng đòi quyền lợi, quyền sống, quyền hạnh phúc đích thực cho họ.

Thơ trữ tình Hồ Xuân Hơng là những lời tâm sự, những lời tự tình chân thành của Hồ Xuân Hơng. Những bài thơ viết về bản thân của Hồ Xuân Hơng

thờng đợm một màu buồn. Hồ Xuân Hơng không ủy mị khóc lóc. Cái buồn trong thơ Hồ Xuân Hơng bình tĩnh mà thấm thía, kín đáo, nó toát lên từ đáy lòng của nhà thơ.

Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom Oán hận trông ra khắp mọi chòm Mõ thảm không khua mà cũng cốc Chuông sầu khẳng đánh cớ sao om…

(Tự tình I) Hay:

Chiếc bách buồn về phận nổi nênh Giữa dòng ngao ngán nổi lênh đênh Lng khoang tình nghĩa dờng lai láng Nửa mạn phong ba luống bập bềnh…

(Tự tình III)

Cả hai bài thơ trên đều thấm đợm tâm trạng buồn, nỗi buồn man mác dâng trào lên bên trong con ngời nhà thơ và nó đợc chuyển hóa vào trong ngôn ngữ thơ mang tính chất nghệ thuật độc đáo.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa trữ tình và trào phúng trong thơ nôm đường luật hồ xuân hương (Trang 44 - 46)