Trữ tình là đặc điểm căn bản trong thơ Nôm Hồ Xuân Hơng

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa trữ tình và trào phúng trong thơ nôm đường luật hồ xuân hương (Trang 41 - 44)

Khái niệm trữ tình ở phần trớc chúng tôi đã trình bày, ở đây chúng tôi xin nhấn mạnh lại trữ tình là bộc lộ, giãi bày tình cảm, cảm xúc trớc hiện thực khách quan.

Trong thơ Nôm Hồ Xuân Hơng cả hai yếu tố trữ tình và trào phúng đều xuất hiện. Tuy nhiên trữ tình là đặc điểm căn bản, xuyên suất trong sáng tác của bà. Dù bênh vực, bảo vệ, ngợi ca,đề cao hay phê phán, châm biến thì Hồ Xuân Hơng cũng bộc lộ một nỗi niềm tâm sự của mình ở trong đó . “Tình cảm trong thơ Hồ Xuân Hơng rất đặc biệt, phong phú và hội tụ đợc những tính chất tởng nh mâu thuẫn với nhau. Tình cảm đó rất tục và rất thanh, rất thô sơ mà rất tế nhị, rất thấp mà rất cao, rất phóng túng mà rất thực” (Nguyễn Sĩ Tế, Khảo và luận thơ Hồ Xuân Hơng, Nxb GD, H.2001, tr.91).

Dù viết về đề tài nào, đối tợng nào thì yếu tố trữ tình cũng bộc lộ, cũng thể hiện một cách sâu sắc, độc đáo, tinh tế và là một trong những yếu tố hết sức quan trọng tạo nên cái hay, cái đẹp trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hơng, yếu tố trữ tình trở thành đặc điểm căn bản trong thơ của bà.

Trong thơ Hồ Xuân Hơng khi viết về thiên nhiên thì những bài thơ đó đều chứa chan cảm xúc, mang một nỗi niềm tâm sự sâu nặng ở trong đó đằng sau cảnh thiên nhiên tơi đẹp là ngổn ngang cảm xúc, tâm sự :

Một đèo một đèo lại một đèo Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo Cửa son đỏ loét tùm hum nóc Hòn đá xanh gì lún phún rêu Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc Đầm đìa lá liễu giọt sơng gieo…

Miêu tả cảnh đèo Ba Dội mà Hồ Xuân Hơng nh vẽ ra trớc mắt ngời đọc hình ảnh cơ thể của ngời phụ nữ với vẻ đẹp vốn có do thiên nhiên đem lại, cách miêu tả này rất độc đáo, với một phong cách rất “Xuân Hơng”.

“ ý thức hệ chính thống của chế độ phong kiến hết sức cố gắng tách bầu không khí tinh thần “cao thấp” ra khỏi vật chất, cho lĩnh vực vật chất là thấp kém, không xứng đáng. Nhng đó lại là nội dung chủ yếu của thơ ca Hồ Xuân H- ơng. Nhân đây chúng ta hãy chú ý đến thơ trữ tình phong cảnh của Hồ Xuân H- ơng. Trong các sáng tác của bà, cũng nh hay thấy trong các nhà thơ Việt Nam, thơ trữ tình phong cảnh chiếm một vị trí quan trọng và điều này không có gì đáng lạ. Đáng lạ chăng là bản thân những bức phác hoạ phong cảnh cuả Hồ Xuân Hơng ở đây nhục tình đã xâm nhập vào cũng nh trong các bài thơ khác của bà. Con ngời, thân thể con ngời tựa hồ đã hoà lẫn với thiên nhiên; Nhà nữ sĩ đã sáng tạo những bài thơ biểu tợng hai mặt trong đó hình ảnh kì dị của thân thể con ngời lẫn với chỗ lồi lõm trên mặt đất, một loại hình ảnh nh của Rabalais đã song song xuất hiện với phong cảnh”. (Niculin, Thơ Hồ Xuân Hơng, Nxb GD, H.2001, trang 433)

Thiên nhiên trong thơ Hồ Xuân Hơng rất ồn ào mãnh liệt không dịu dàng nhẹ nhàng nh trong thơ của Nguyễn Trãi, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du… Mà nó giống nh con ngời của bà rất mạnh mẽ, cứng rắn trớc mọi vấn đề của cuộc sống. Tình yêu thiên nhiên của Hồ Xuân Hơng là một tình yêu trong trắng, tự nhiên, hồn nhiên và rất thực bà tìm đến thiên nhiên không phải do thất vọng, đau đớn, bất mãn với xã hội nh Cao Bá Quát, cũng không phải tìm đến thiên nhiên để tìm lẽ sống trong “lòng ngời mẹ hiền” thiên nhiên nh Chu Mạnh Trinh và cũng không phải là tìm sự tĩnh tại, lánh đục về trong nh Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến. Tình yêu thiên nhiên của Hồ Xuân Hơng chỉ là tình cảm đơn sơ, thuần hậu, tự nhiên quân bình của một ngời không quá đề cao hoá công mà cũng không quá hạ thấp tạo vật, yêu non nớc mà không hề bận tâm vì non nớc, vui cỏ cây mà chẳng có những nhằm ngắm sâu xa nào.

Viết về thiên nhiên, miêu tả cảnh tợng thiên nhiên mà Hồ Xuân Hơng nh vẽ ra trớc mắt ta hình ảnh của con ngời, bà miêu tả với một tình cảm chân thành,

thích thực, thơ viết về thiên nhiên của Nữ sĩ không phải chỉ đơn thuần là để miêu tả cảnh thiên nhiên mà nằm ẩn sau đó là “nghĩa ngầm” gửi gắm tâm t tình cảm sâu lắng của bà. Ta hãy đọc và cảm nhận cách miêu tả thiên nhiên của bà qua bài “Hang Cắc Cớ”:

Trời đất sinh ra đá một chòm Nứt làm hai mảnh hỏm hòm hom Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn Luồng gió thông reo vỗ phập phòm…

(Hang Cắc Cớ ) Trong bài “Động Hơng Tích” tác giả viết :

Bày đặt kìa ai khéo khéo phòm Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom Ngời quen cõi Phật chen chân xọc Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm…

(Động Hơng Tích)

Đọc những bài thơ miêu tả cảnh thiên nhiên nói trên ta thâý qua ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hơng đã vẽ lên bức tranh về cảnh đẹp của đất nớc. Nhng khi đọc kỹ, suy ngẫm thì ta thấy ẩn nấp đằng sau cách miêu tả về thiên nhiên có dáng dấp của con ngời. Không những khi miêu tả về thiên nhiên thì thơ Hồ Xuân Hơng mang đậm tính chất trữ tình mà kể cả những bài thơ viết về hiện t- ợng xã hội cũng thể hiện đợc tình cảm chân thành, sâu kín của bà gửi gắm trong từng lời thơ, ý thơ ở trong đó.

Trong thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hơng những hiện tợng xã hội xuất hiện rất nhiều nào là chửa hoang, s hoang dâm, học trò dốt …Những bài thơ viết về đối tợng này đều bật ra đợc tiếng cời sâu sắc, nhng nó không phải là tiếng nói đấu tranh của quần chúng, mà nặng trĩu tình cảm cá nhân .Nếu Hồ Xuân Hơng có lên tiếng đòi hỏi gì, không phải là đòi hỏi cho xã hội, mà chính cho thân phận con ngời . “Ngời ta chỉ để ý đến cái cời, cái tục trong thơ Xuân Hơng, không biết đằng sau tiếng cời ấy lại có nớc mắt và cái tục ấy nhiều khi chỉ do sự mỉa

mai, hờn dỗi phát lộ ra” (Đặc sắc thơ Hồ Xuân Hơng, Phạm Thế Ngũ, Nxb GD, tr.119)

Những bài thơ vịnh vật của Hồ Xuân Hơng cũng chứa đựng trong đó nỗi niềm thầm kín .

Trong bài thơ “Quả mít” hình thức mà tác giả miêu tả là vịnh quả mít, nhng ta phải hiểu đằng sau đó lại là một ý nghĩa khác mà tác giả đã gửi gắm vào trong đó và độc giả cần phải phát hiện đợc .

Hồ Xuân Hơng đã gửi gắm cái nghĩa trần tục của cuộc sống đời thờng ở trong đó :

Thân em nh quả mít trên cây Vỏ nó xù xì múi nó dầy

Quân tử có thơng thì đóng cọc Xin đừng mân mó nhựa ra tay.

(Quả mít)

Hồ Xuân Hơng nh cầu mong đấng quân tử có yêu thơng thì thực lòng, đừng có dày vò cuộc đời ngời phụ nữ .

Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi Quân tử có thơng thì bóc yếm Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi

(ốc nhồi)

Cả hai bài thơ trên chủ trơng khêu gợi tiếng cời trào phúng, nhng ta thấy tiếng cời ở đây là tiếng cời ra nớc mắt, đằng sau tiếng cời đó là sự dịu dàng mềm mỏng, kêu gọi tình thơng bởi giọng điệu thơ đầy xót xa .

Dù miêu tả ngời hay miêu tả cảnh vật, dù vịnh vật hay nói về các hiện t- ợng xã hội, thì trong thơ Hồ Xuân Hơng luôn chứa đựng tình cảm. Đó là sự giãi bày, sự bộc lộ tình cảm của bà trớc hiện tợng cuộc sống, trớc số phận của những con ngời khổ cực .

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa trữ tình và trào phúng trong thơ nôm đường luật hồ xuân hương (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w