Sử dụng lớp từ địa phơng

Một phần của tài liệu LA 0 đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn trần thuỳ mai (biểu hiện qua từ ngữ và câu văn)03699 (Trang 45 - 52)

Cũng nh những con ngời bình thờng khác, mỗi nhà văn thờng neo đậu hồn mình với một địa danh, một quê hơng mình gắn bó. Thể hiện hình bóng quê hơng trên trang viết là một trong những cách đền đáp nghĩa tình đối với mảnh đất mà họ yêu thơng. Và việc lấy phơng ngữ nơi mảnh đất mình gắn bó làm ngôn ngữ biểu đạt trong tác phẩm cũng là một hớng đi nhiều nhà văn lựa chọn.

Đọc văn Hồ Biểu Chánh, ta nhận ra chất Nam bộ trong hệ thống từ địa phơng đ- ợc sử dụng dày đặc trong tác phẩm. Giọng văn Tô Hoài cho biết ông là nhà văn của đất kinh kỳ Tràng An ngàn năm văn vật, gần với ngôn ngữ chuẩn về ngữ âm nhng có thể nhận ra cái riêng với vốn từ vựng ngữ nghĩa của một vùng phơng ngữ. Trong thực tế, nhà văn của phơng ngữ Bắc chất phơng ngữ ít lộ rõ, bởi nó gần với ngôn ngữ chuẩn. Tác giả Trần Thuỳ Mai là ngời con gắn bó với vùng trungTrung bộ, lời ăn tiếng nói của con ngời nơi đây đã đi vào tác phẩm của chị và thực sự đem lại giá trị thẩm mĩ. Lớp từ địa phơng đợc xem là một đặc điểm thể hiện phong cách ngôn ngữ tác giả trong Đêm tái sinh.

2.2.2.1. Thống kê định lợng

Trong 48 truyện ngắn đợc khảo sát có 27 truyện có sử dụng từ địa phơng, sự xuất hiện từ địa phơng ở trong mỗi tác phẩm có tần số khác nhau,

sau đây là kết quả kháo sát của chúng tôi:

Bảng thống kê tần số sử dụng từ địa phơng trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai

Truyện So lần sử dung

Truyện Số lần sử dung

Chị Hai ơi 33 Lửa hoàng cung 3

Lên phố 69 Ma thù dai 3

Gió thiên đờng 16 Thể Cúc 4

Thơng nhớ hoàng lan 13 Dòng suối cạn nguồn 58

Trăng nơi đáy giếng 8 Hoa sứ trắng 1

Ngôi đền sống 5 Nớc vĩnh cửu 6

Lễ cới bạc 6 Huyền thoại về chim phợng 7

Chuyện ở phố hoa xoan 1 Nốt ruồi son 6

Non nớc mùa đông 5 Khói trên sông Hơng 10

Quỷ trong trăng 5 Chỉ vì con cá vợt 3

Biển đời ngời 1 Bài hát đêm cuối năm 36

Tháng t trở lại 4 Am bà cô 24

Giàn thiên lí đã xa 14 Cuốn sách 1

Chuyện cũ quê nhà 55

2.2.2.2. Những nhật xét định tính

a. Từ địa phơng đợc sử dụng là phơng ngữ Trung

Những truyện ngắn có sử dụng từ địa phơng ở bảng trên đều viết về con ngời và mảnh đất miền Trung đặc biệt là xứ Huế, lớp từ địa phơng đợc tác giả sử dụng chủ yếu là phơng ngữ Trung, có một số rất ít là Phơng ngữ Nam (Theo

quan niệm chia vùng phơng ngữ của tác giả Hoàng Thị Châu trong cuốn Phơng ngữ học tiếng Việt)[11] . Trong 27 tác phẩm có sử dụng từ địa phơng tần số xuất hiện giữa các truyện có khác nhau và chênh lệch lớn. Những truyện sử dụng nhiều lớp từ này thờng có đề tài viết về ngời nông dân, nông thôn (Chị hai ơi, Lên phố, Chuyện cũ quê nhà, Dòng suối cạn nguồn...), hoặc là giới trẻ (Gió thiên đờng, Giàn thiên lí đã xa, Am bà cô...). Ngay ở những truyện lớp từ này đợc sử dụng nhiều thì cũng chỉ nhiều về tần số chứ không nhiều về số từ, không gây khó hiểu cho ngời đọc. Ví dụ, trong truyện ngắn Truyện cũ ở quê nhà có 55 lợt sử dụng từ địa phơng, trong đó từ “mạ” chiếm tới: 9 lần, từ “tui”: 14 lần.

b. ở lớp từ địa phơng đang xét, tác giả sử dụng chủ yếu các từ loại sau:

b.1. Đại từ:

- Đại từ chỉ định và nghi vấn: ni, ri, chi, răng ...

- Đại từ xng hô: tui, tau, mi...

b.2. Danh từ:

- Danh từ chỉ ngời: má, mạ, mấy cô, mệ (bà), út, chị Hai, con nít, thằng ngộ, ông mệ...

- Danh từ chỉ vật, sự vật, địa điểm: lãnh vực, chậu kiểng, hột gà, hơi nghỉn, hỗn danh, (bất) nhơn,...

b.3. Động từ: gởi, hất hủi, lãnh y, bịnh, quậy, vả, chủng ngừa, háy, hát đại, thắc mắc lộn xộn, rù quến, xụ mặt, hó hé, mở mai xa, ở giá, tô tạo, xá miễn, hầu tứ sắc...

b.4. Tính từ: dở òm, dị òm, dài dài, thanh thoả, dữ hí, dữ ...

b.5. Quán ngữ: hết chịu nổi, thiệt là bà chằn, mắc mớ chi, nói bà xàm...

Trong các loại trên thì đại từ chỉ định, nghi vấn, đại từ xng hô số lợng từ ít nhng đợc sử dụng với tần số cao, còn các từ loại khác tần số sử dụng không cao nhng đem đến cho ngời đọc cảm giác thú vị trớc vốn từ địa phơng mới lạ, với những sắc thái nghĩa phong phú . Chính những yếu tố ngôn ngữ này đã góp phần tạo nên lời văn sinh động, giàu sắc thái biểu cảm, hiện thực đợc phản ánh lên trang viết với sự tinh nguyên, tơi rói vốn có của cuộc sống.

c. Lớp từ địa phơng đợc sử dụng một cách khéo léo, xuất hiện trong mạch văn một cách tự nhiên, không gò bó với mật độ vừa phải.

Tác giả dùng từ địa phơng với dụng ý nghệ thuật, xây dựng hình tợng nhân vật gắn với một địa phơng, gợi những tình cảm của ngời đọc về một vùng

đất đậm đà bản sắc văn hoá . Ngoài ra, sự xuất hiện nó của còn giúp cho khoảng cách ngôn ngữ văn chơng và ngôn ngữ đời sống dờng nh đợc rút ngắn, đờng ranh giới không còn rõ ràng, tính hiện thực của tác phẩm đợc nâng lên. Nhng nếu lạm dụng từ địa phơng trong sáng tác nghệ thuật thì sẽ là đánh đố ngời đọc, tác giả phải có sự điều chỉnh để sự xuất hiện của nó không gây phản cảm khó hiểu. ở Đêm tái sinh, lớp từ địa phơng đợc sử dụng thành công, nó xuất hiện trong mạch văn một cách khéo léo, tự nhiên, tác giả đã vận dụng trong những ngữ cảnh thích hợp để phát huy hiệu quả của lớp từ này.

Kết quả khảo sát cho thấy lớp từ địa phơng xuất hiện trong các trờng hợp có ngữ cảnh:

c.1. Lời nhân vật hoặc lời ngời kể truyện, thờng là trong ngữ cảnh thân mật, suồng sã trong gia đình hoặc là bạn hữu. Quan hệ chân tình, gắn bó giữa con ngời đợc nhân lên khi nhân vật nói bằng ngôn ngữ thân thuộc:

Má, Hiệp và chị Trúc :“Chị cứ cắn đi rồi ít bữa chị nhớ đa Hiệp đi chủng ngừa . Chị Trúc không trả lời, răng vẫn nghiến chặt. Đau hết chịu nổi, tôi đành buông chị ra . Má vừa có con gái, ” “ từ rày, con phải gọi nó là chị Hai . ” (Chị Hai ơi [28, tr. 5])

Ly và Vĩnh: “Ly nghĩ chắc khoảng ba bữa nữa là đầu em tét đôi, chừng ấy anh phải cấp cứu cho Ly” (Giàn thiên lí đã xa [28, tr. 283)

Cô Thơi và chị Hạnh: “Nhờ có Thánh cứu, chứ không thì mấy trận đau, hắn đã chết trọc óc chứ mô còn tới chừ” (Trăng nơi đáy giếng [28, tr. 87]).

Xuất hiện trong lời của nhân vật trẻ tuổi hồn nhiên giản dị, đời thờng và có giá trị truyền cảm: Nhân vật Tí và Dũng trong Lên phố rất đáng yêu, họ tìm đợc sự đồng điệu nơi độc giả bởi cái chân chất, giản dị, tình cảm của ngôn ngữ địa phơng, nơi họ đợc sinh ra.

“Dễ th ơng quá Dũng há, nh mình đây có xem đợc không?”

-Đợc chứ.

-Nhng mình là ngời bên lơng, có can chi không? Tí ngập ngừng. Dũng cời:

- Can chi mà can. Cả lớp Dũng có ai đạo đâu, tối nay cũng đóng tiền liên hoan linh đình .” [28, tr. 26]

Kiểu xng hô bằng đại từ và ngữ khí từ phơng ngữ miền Trung trong lời hội thoại giữa các nhân vật thể hiện cái chân thành, mộc mạc, hồn nhiên của

tình bạn tuổi mới lớn: “Thôi rứa để lần sau tui tìm có cái chi đẹp, tui cho Miên nghe” (Bài hát đêm cuối năm), quan hệ thân thiết, gắn bó của những ngời bạn cùng làm nghề ca hát trên sông Hơng: “Vậy mà ổng cứ lì. Cái ông Việt kiều quen với mi coi bộ vừa ngầu vừa sộp. Nếu có một thằng cha nh rứa

ngồi bên tau, tau nhất định sẽ nuốt lốn hắn” [28, tr. 508]

c.2. Trong một số ngữ cảnh nhằm thể hiện những trạng thái xúc cảm khác đó là phản ứng tâm lí nh sự tức giận, đau khổ..., nhng đó chỉ là thái độ mang tính chất tức thì của những con ngời vốn gắn bó thơng yêu nhau ở một địa phơng cụ thể ở biểu hiện qua phơng ngữ.

Hải “oà khóc” vì bị anh đá cho một cái và vì câu nói đầy “bất công”: “Mở mắt đã đòi ăn! Có mà ăn cứt họ tề ! ” [28, tr.301]. Đó là câu nói thể hiện thái độ của Hải trớc sự vòi vĩnh của đứa em nhỏ trong tình cảnh gia đình túng bấn, một mình mẹ vất vả nhọc nhằn vẫn không lo đủ miếng cơm cho cả nhà. Chất miền Trung trong từ địa phơng ở đây còn toát lên nghĩa tình thái thơng hơn là giận, đằng sau cái gay gắt khó chịu đó là nỗi niềm của những con ngời có quan hệ gắn bó, gần gũi, cùng cảnh ngộ.

Nhân vật chị Sanh buồn và giận cho Tí đã đặt tình yêu không đúng chỗ, chị cùng hoàn cảnh phiêu bạt lên thành phố mu sinh nh Tí, chị giận là giận thế thôi trong giọng nói của chị vẫn tràn ngập tình thơng đối với đứa em bé bỏng ngoan ngoãn, chăm chỉ, tốt bụng: “Chừ mi lo cho anh em đựơc, nhng sau này mi đi lấy chồng liệu ai cho một cắc không. Sao không gắng kiếm vài khâu làm vốn” [28, tr. 32]

Trong sử dụng ngôn ngữ nhà văn đã chú ý rút ngắn khoảng cách giữa văn và đời. Các nhà văn hiện đại luôn tự đổi mới, đổi mới để đáp ứng yêu cầu của thực tế cuộc sống, đổi mới để văn gần với đời hơn, hữu ích với đời hơn, hơi thở cuộc sống tràn vào trang viết không ai giống ai. Ngôn ngữ Phạm Thị Hoài tràn ngập những yếu tố của cuộc sống hiện đại, mới trong từ ngữ, mới trong cú pháp, hành văn. Đọc Nguyễn Huy Thiệp, ta thấy việc sử dụng từ ngữ thông tục trong lời văn cũng là một hiện tợng đáng chú ý ,“các loại từ ngữ này vốn dĩ kiêng kị trong văn học, ngời ta né tránh nhng Nguyễn Huy Thiệp lại dùng với tần số sử dụng nhiều qua truyện ngắn” (Lu Đình Thi).

Trần Thuỳ Mai dùng từ ngữ địa phơng một cách hợp lí, đi vào lòng ngời, thuyết phục độc giả bởi chất liệu cuộc sống chân thực. Màu sắc hiện thực từ địa phơng mang lại không kém phần tơi tắn và gây hiệu quả về cảm

xúc nghệ thuật.

Trong ngôn ngữ văn chơng nếu từ địa phơng xuất hiện quá nhiều sẽ gây khó hiểu cho độc giả và nhất là nó sẽ làm ảnh hởng đến tính chất sang trọng, trau chuốt của nghệ thuật. Trần Thuỳ Mai chỉ sử dụng trong một số tình huống để tạo không khí cốt truyện chứ không nhất thiết đi theo quán xuyến lời ăn tiếng nói nhân vật. Sự giao lu ngôn ngữ và dụng ý tạo giọng điệu đa sắc, đa âm là lí do tác giả vận dụng khéo léo, có điều chỉnh các yếu tố phơng ngữ.

d. Lớp từ địa phơng phản ánh hình ảnh một không gian Huế mà tác giả gửi gắm tình cảm sâu sắc

Không gian của truyện Trần Thuỳ Mai khá rộng, nó là đất nớc Việt Nam, và còn là miền đất Hàn Quốc xa xôi, là nớc Kampuchea chiến tranh, yêu thơng và hận thù... Không gian nào cũng đợc tác giả tạo dựng bằng tình yêu và bằng bút lực dồi dào, nhng độc giả nhận ra miền quê mà nhà văn dành nhiều nỗi niềm nhất là miền Trung đặc biệt là xứ Huế qua sự xuất hiện của lớp từ địa ph- ơng nơi đây. Tác giả Hoàng Thị Châu nhân xét về phơng ngữ Huế: “Khẩu ngữ Huế ở ngôn ngữ hoàng phái mang sắc thái đài các, nhng thiếu tính chân thực, còn ở khẩu ngữ nhân dân thì đậm đà, duyên dáng nhng không khỏi mộc mạc” [11, tr. 266]. Phơng ngữ Huế đợc sử dụng trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai là ngôn ngữ nhân dân mộc mạc, nhẹ nhàng, duyên dáng, thiết tha tình cảm.

Lớp từ địa phơng xuất hiện nhiều ở lời nhân vật gắn khung cảnh làng quê, thôn dã. O Lài, anh Phàn và các nhân vật khác trong Dòng suối cạn nguồn

đợc nhận ra là con ngời của một làng nhỏ ven thành Huế bởi lời ăn tiếng có những đặc trng dễ nhận thấy: “Sau đó hai ba hôm, khỏi bịnh, tôi theo đoàn quân chuyển ra Bắc.”, “Nội ơi, anh Bình về tìm nội, con nấu cơm cho anh ăn rồi, chiều ni anh lên Huế lại ...

Chuyện cũ quê nhà kể về một làng quê Trung bộ có con sông xanh mát với bến đò lu giữ nhiều kỷ niệm tuổi thơ của ngời kể chuyện và với độc giả, giọng nói của con ngời nơi đây gợi nhớ, gợi thơng bởi nó gần gũi, đời thờng và chân thật: “Mạ đừng nghĩ tào lao. Dâu ở đây, cháu ở đây, mạ đi mô. Ba mấy đứa là con mạ thì tui cũng là con mạ....”.

Con ngời và mảnh đất xứ Huế có những bản sắc độc đáo mà tác giả dày công khắc hoạ trong tác phẩm của mình. Đó là phong cảnh thành quách, dòng sông Hơng, dáng dấp con ngời hài hoà trong cảnh vật. Không gian và con ngời hoà quyện vào nhau để tạo nên dấu ấn của một miền quê trong tâm tởng tác giả. Thông qua ngôn ngữ thấm đẫm chất Huế, Trần Thuỳ Mai truyền cho đọc giả tình yêu tha thiết đối với quê hơng đất nớc. Hiện thực trong tác phẩm của chị không thể lẫn với bất cứ nhà văn nào, bởi bằng mọi hình thức, chị khắc hoạ nét riêng của một vùng đất gắn bó nh máu thịt. Đằng sau ngôn ngữ là văn hoá, giọng nói mợt mà nhng hơi nặng chứa đựng cái nồng nàn, thật thà chân chất lắng đọng và đằm thắm và nó đợc đặt trong khung cảnh Huế đẹp, thâm trầm và thơ mộng. Nhà văn đã mợn lời nhân vật trong Huyền thoại về chim phợng để diễn đạt tình cảm đó:“Bây giờ ông ngồi đây, dới chân Tử Cấm Thành. Chung quanh cỏ mọc đầy, những bông ngũ sắc rung rung trong gió.

Có tiếng cời trong trẻo vang lên sau lng ông. Một con chim bông lau vừa lủi vào đám cỏ, và thiếu nữ vui thích tìm cách đuổi theo chú chim.

- Cẩn thận cô Phơng. Cỏ lau làm sớt tay cho xem. - Ngó dễ thơng cha thầy”[28. tr. 475]

Nhân vật của Trần Thuỳ Mai là những con ngời bình thờng, chuyện của chị xoay quanh những vấn đề về thế sự, họ là ngời dân lao động chân tay, là trí thức, là nghệ sĩ và cả gái làng chơi. Giữa bộn bề những vấn đề của cuộc sống, nhân vật của chị bao giờ cũng hiện lên sinh động, có cá tính. Nguyệt trong Quỉ trong trăng là ngời đàn bà đặc biệt, cô có bề ngoài không có gì nổi trội nhng xuất hiện giữa “đoàn thi nhân cổ quái” cô nh có ánh hào quang: “Em nghe ng- ời ta nói trong hồ Tịnh Tâm có con quỉ. Đàn bà con gái mà vô đây, dễ bị vớng lắm, cúng sạch gia tài không hết. Bữa ni anh T nài nỉ quá, em mới dám vô đệm đàn cho các anh ngâm thơ” [28, tr. 159] . Không gian hồ Tịnh Tâm và những con ngời yêu thơ với phong cách sống lãng tử gợi lên những cảm nhận về con ngời và cảnh vật Huế.

Những cô gái làm nghề ca hát trong Khói trên sông Hơng có cuộc đời gắn với cái đẹp, gắn với dòng sông thơ mộng nhoà khói, gắn với lời ca tha thiết trữ tình. Nhng đằng sau tiếng hát là cả một nỗi niềm của kiếp cầm ca.

Trang ôm mẹ. Mạ ơi con rất muốn. Con không sợ đạp bóng lần nữa. Nhng sao con không thể tin chắc chắn vào bất cứ điều gì, trừ bài ca.

Trang ơi! Mi chẳng là gì cả, nếu tách rời dòng sông và tiếng hát” [28, tr. 514] Lớp từ địa phơng đợc sử dụng trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai đã đạt đ- ợc hiệu quả biểu đạt cao. Con ngời mảnh đất miền Trung từ trang viết của chị b- ớc ra hiện thực, sống động và gợi xúc cảm thẩm mĩ. Tác giả đã thực sự làm chủ ngòi bút, làm chủ vốn từ để có sự gia công cần thiết trong việc chọn lựa lớp từ

Một phần của tài liệu LA 0 đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn trần thuỳ mai (biểu hiện qua từ ngữ và câu văn)03699 (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w