0
Tải bản đầy đủ (.doc) (133 trang)

Giai đoạn tạm thời hoà hoãn (từ tháng 8-1988 đến đầu tháng 2-

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC VÀ CAI TRỊ CỦA MỸ Ở PHILIPPIN TỪ NĂM 1898 ĐẾN TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (Trang 59 -65 )

7. Bố cục của đề tài

2.3.1. Giai đoạn tạm thời hoà hoãn (từ tháng 8-1988 đến đầu tháng 2-

Không chỉ dừng lại ở việc chiếm đóng Manila, mà chiếm toàn bộ quần đảo và đặt ách đô hộ lên vai nhân dân Philippin mới là mục tiêu cuối cùng của đế quốc Mỹ. Trong Bản chỉ thị của Máckinly gửi cho tớng ôtix ngày 21-2- 1898 đã nhấn mạnh sứ mạng của quân đội Mỹ ở đây là “Cần phải chiếm đóng ngay, thật sự quản lý quần đảo Philippin. Quản lý về quân sự do Mỹ thiết lập ở thủ đô, cảng và vịnh Manila phải phát triển với tốc độ có thể cho phép trên toàn bộ những vùng đợc nhợng lại.” [1; 397]. Kết thúc Bản chỉ thị, Máckinly quả quyết, cần phải đàn áp mọi sự cản trở “bằng đôi tay thép có chủ quyền”.

Trong điều kiện Mỹ cha thể tiến hành một cuộc tấn công vào quân đội cách mạng do lực lợng viện binh cha kịp đến. Một khoảng thời gian ngừng chiến ngắn ngủi đã xuất hiện, để rồi một cuộc chiến ác liệt sẽ diễn ra giữa hai lực lợng trớc kia vốn hợp tác chặt chẽ với nhau trong cuộc chiến chống lại sự cai trị của ngời Tây Ban Nha.

Ngay sau khi Hiệp định Paris đợc ký kết giữa hai tên thực dân mà không có tiếng nói nào của ngời Philippin đợc đếm xỉa đến, Mỹ đã hăm hở đa quân đổ bộ xuống bờ biển vịnh Manila. Điều này đã khiến cho các nhà yêu nớc, những ngời có trách nhiệm với nền cộng hoà non trẻ phải tính đến những giải pháp xấu nhất có thể xảy ra đối với vận mệnh của dân tộc mình. Những hoạt động trắng trợn, công khai của quân đội Mỹ đối với chủ quyền của Philippin ngày càng gia tăng, đồng nghĩa với lòng căm phẫn của nhân dân Philippin ngày một dâng cao. Những con ngời cha bao giờ đợc hởng niềm vui độc lập trọn vẹn ấy, tởng chừng sẽ thực hiện đợc mơ ớc ngàn đời của mình là đứng lên làm chủ vận mệnh dân tộc, đợc sống xứng đáng với máu xơng của biết bao thế hệ đã đổ xuống vì nền độc lập. Thì nay, họ đã phải thất vọng tràn trề khi vừa đuổi đợc kẻ thù cũ, lại xuất hiện một tên thực dân mới, mà tham vọng chẳng thua kém gì với kẻ thù tr- ớc của họ.

Aghinanđô là một chính trị gia, ông ta không thể không biết ý định của kẻ thù, song, những hành động do dự của ông đã khiến cho quân đội cách mạng không có điều kiện chủ động, chuẩn bị những điều kiện cần thiết để có thể tiến hành một cuộc chiến chống lại kẻ thù mới, mà mới đây thôi còn là đồng minh của mình. Những tớng lĩnh trong quân đội cách mạng không hiểu đợc hết ý của Aghinanđô, đã liên tục thúc giục ông ta phải có những hành động cần thiết để đối phó với nguy cơ ngày càng gia tăng của Mỹ. Những ngời nh Pilar, Artêmiô Ricáctê, đặc biệt là ăngtôniô Luna đã cảnh báo nhiều lần với Aghinanđô trớc nguy cơ đến từ ngời “đồng minh” tự nguyện kia.

Thế là đã rõ, những ý định của ngời Mỹ dần phơi bày khi kẻ thù của cả hai không còn hiện diện nữa. Tớng Miler sau khi đợc cử tới quần đảo vào tháng 12-1898 đã nhanh chóng bắt tay vào công việc mà tổng thống Máckinly đã giao phó. ông đợc cử đến với nhiệm vụ là xác lập chủ quyền của Mỹ tại lãnh thổ mà quân đội cách mạng đang chiếm đóng ở Vitxaya. Song, ý định đòi xác lập chủ quyền bằng con đòng hoà bình đã không đạt đợc khi ông này nhận đợc một câu trả lời cứng rắn và dứt khoát của Rôxê, chủ tịch Hội đồng bang Vitxaya: “Cùng với nhân dân, quân đội và Uỷ ban chấp hành, chúng tôi vẫn giữ nguyên ý định của chúng tôi là không tán thành cho bất kỳ một sự can thiệp nào của nớc ngoài mà không có sự chấp nhận của chính phủ trung ơng” [1; 400].

Sau đó, những cố gắng của vị tớng này hòng thiết lập chủ quyền của Mỹ ở quần đảo Philippin đã không đạt đợc nh mong muốn, do sự ngoan cờng của ngời Philippin. Uỷ ban nhân dân đã kiên quyết từ chối và sẵn sàng đơng đầu với những lời đe doạ từ phía Máckinly. Trong bản trả lời Miler, Uỷ ban nhân dân đã bác bỏ hoàn toàn những lý lẽ của phía Mỹ, cho rằng, chủ quyền của mình đã đ- ợc xác lập từ sau khi ký Hiệp ớc Paris. Uỷ ban khẳng định, chủ quyền thuộc về nhân dân Philippin bởi chính họ mới là ngời đã đổ máu cho nền độc lập của chính dân tộc mình và sau đó đã thiết lập nên chính thể cộng hoà của riêng mình. Uỷ ban nhấn mạnh, “Vì những điều đã nói trên, chúng tôi kịch liệt phản đối việc đổ bộ của các đội quân các ngài mà không có lệnh của chính phủ Maliốt” [1; 401].

Trớc sức ép ngày càng gia tăng và làn sóng căm phẫn của nhân dân Philippin, Aghinanđô tỏ ra cơng quyết phản đối những hành động xâm lấn của ngời Mỹ, đồng thời, trong chính phủ cách mạng, những chuyển biến tích cực về nhân sự đã diễn ra theo chiều hớng đó. Ngày 2-1-1899 Mabinhi, một ngời chủ trơng đấu tranh giành độc lập đến cùng đã đợc cử giữ chức Thủ tớng kiêm Bộ trởng ngoại giao. điều đó cho thấy, ngời Philippin sẽ không nhợng bộ bất cứ một hành động nào, một khi hành động đó xâm phạm đến chủ quyền của dân

tộc, khẳng định quyết tâm chiến đấu đến cùng để bảo vệ những thành quả của cách mạng.

Đứng trớc làn sóng cách mạng trào dâng, Aghinanđô đã hùa theo bằng những lời tuyên bố quyết tâm bảo vệ những gì đã đạt đợc. Trong bài phát biểu ngày 5 tháng 2 năm 1899, ông nói: với sự xâm nhập kiểu đó, nhân danh toàn thể nhân dân Philippin, với cơng vị là tổng thống của nớc Cộng hoà, tôi có quyền hành để bảo vệ bằng bất cứ giá nào cho nền tự do và độc lập [1; 406]. Đáp trả lại những ý định của ngời Mỹ muốn thôn tính dân tộc mình, ông tuyên bố: “Chính phủ của tôi không thể giữ thái độ bàng quan trớc việc một dân tộc đợc mệnh danh là ngời đi giải phóng các dân tộc bị áp bức lại dùng bạo lực xâm chiếm một phần lãnh thổ của chúng tôi. Vì vậy, chính phủ của chúng tôi đấu tranh công khai nếu nh ngời Mỹ có ý định dùng vũ lực chiếm đóng quần đảo Vixaya” [1; 406].

Lời kêu gọi đó đợc nhân dân cả nớc, các lực lợng vũ trang nhiệt liệt ủng hộ. Toàn thể dân tộc Philippin đã nhất trí một lòng, quyết tâm bảo vệ nền độc lập mà phải khó khăn lắm họ mới giành lại đợc từ tay thực dân Tây Ban Nha, nay không có lý do gì lại nhợng thành quả đó cho ngời Mỹ. Trớc tiên, để thể hiện quyết tâm không chịu khuất phục, ngời dân Manila là những ngời đi tiên phong. Họ hởng ứng lời kêu gọi của chính quyền cách mạng bằng việc dời bỏ thủ đô, nơi mà kẻ thù của dân tộc đang kiểm soát. Chỉ trong hai tuần lễ đầu của tháng giêng năm 1899 đã có hơn 4 vạn ngời rời bỏ thủ đô [1; 407].

Cho đến thời điểm này, những làn sóng phản chiến ngày càng gia tăng trong quần chúng nhân dân và cả chính giới Mỹ, khiến những ý định nhanh chóng thôn tính Philippin của tổng thống Máckinly không thực hiện ngay đợc. Trong chiến dịch vận động tranh cử cho đảng của mình, những nghị sĩ Dân Chủ đã kịch liệt phê phán chính sách gây chiến của tổng thống Máckinly, vận động Quốc hội Mỹ không thông qua Bản Hiệp ớc Paris. Họ cho rằng, việc thôn tính Philippin là trái với những nguyên tắc của chủ nghĩa dân chủ trong bản hiến pháp của nớc Mỹ, đi ngợc lại với học thuyết Mônrô; rằng sau khi chấp nhận

hiệp ớc thì nguyên liệu và nhân công rẻ mạt từ Philippin sẽ lan tràn nớc Mỹ. Họ còn cảnh báo sự va chạm đó có nguy cơ xảy ra trên phạm vi toàn thế giới.v.v...

Cho đến thời điểm này, nền độc lập của ngời Philippin vẫn còn có thể cứu vãn, vì nó đang nằm trong tầm quyết định của Quốc hội Mỹ. Xung quanh vấn đề tơng lai của Philippin, Quốc hội Mỹ đã có sự chia rẽ: một bên là những ngời ủng hộ chính sách xâm lợc, chủ yếu là đảng viên Cộng Hoà, với một bên là những ngời kịch liệt phản đối chính sách đó, chủ yếu là đảng viên của đảng Dân Chủ. Do đó, ngời Philippin vẫn cha hết hy vọng vào một nền độc lập thật sự, nều nh Quốc hội Mỹ không phê chuẩn Hiệp ớc. Dù động cơ của những ngời Dân Chủ thế nào đi chăng nữa, thì ngời dân Philippin lúc bấy giờ vẫn có cái cớ để hy vọng một nền độc lập, khi quân đội Mỹ từ bỏ ý định cha từng có trong tiền lệ nớc này. Bởi từ trớc đến nay, nớc Mỹ chỉ giới hạn lãnh thổ và phạm vi ảnh hởng của mình ở châu Mỹ, theo khuôn khổ học thuyết Mônrô. Nếu nh phê chuẩn Hiệp ớc Paris, nớc Mỹ lần đầu tiên vơn ra tạo vùng ảnh hởng của mình ở ngoài lãnh thổ châu Mỹ.

Lợi dụng tình hình đang diễn ra ở nớc Mỹ, chính phủ cách mạng đã cử Agôngxiliô làm đại biểu đến, với sứ mệnh đem lại độc lập cho Philippin bằng con đờng đàm phán với chính quyền Mỹ. Bên cạnh đó, tại Philippin, những cuộc đàm phán giữa chính quyền của tổng thống Aghinanđô cũng đã đợc xúc tiến với tớng ôtix.

Ôtix là ngời hiểu rõ nguyện vọng của ngời Philippin hơn bất cứ một chính khách nào của Mỹ. ông hiểu rằng, nguyện vọng của nhân dân quần đảo là một nền độc lập thực sự, không có sự can thiệp của quân đội nớc ngoài. Thế nhng, trong khi ngời dân và chính phủ kháng chiến Philippin không còn đủ kiên nhẫn với những trò hề của quân đội Mỹ, thì tớng Ôtix cũng không có cách nào hơn là làm sao tạo ra một khoảng thời gian hoà hoãn. ông biết, lúc này cha phải là thời cơ thuận lợi nhất để đụng độ với các lực lợng vũ trang của chính phủ cách mạng.

Những cuộc đàm phán nhằm kéo dài thời gian, để chuẩn bị lực lợng của tớng Ôtix với đoàn đại biểu của chính phủ cách mạng đã diễn ra trong bối cảnh đó. Họ tranh cãi nhau về nhiều vấn đề, mà cơ bản xoay quanh chủ quyền của quần đảo. Mỹ vẫn giữ lập trờng rằng, chính Mỹ đã giành đợc chủ quyền đó từ tay ngời Tây Ban Nha chứ không phải ngời Philippin. Những đại diện của chính phủ cách mạng bác bỏ luận điểm đó, và cho rằng, chủ quyền của quần đảo không thuộc về bất cứ quốc gia nào, mà thuộc về toàn thể nhân dân quần đảo, những ngời đã đấu tranh không mệt mỏi để giành lại nó, và thực tế đã dựng nên chính quyền cách mạng của mình. Họ đòi Mỹ phải ngay lập tức công nhận độc lập, chủ quyền của nớc Cộng hoà Philippin. Vì quan điểm của hai bên cách nhau quá xa nên không thể có cách nào dung hoà đợc mâu thuẫn ngày càng gia tăng giữa một bên là quân đội Mỹ, một bên là toàn thể nhân dân Philippin.

Cuối cùng, để xoa dịu sự căm phẫn ngày càng gia tăng của dân chúng đối với quân đội Mỹ, ôtix đồng ý gửi những nguyện vọng của nhân dân Philippin tới Oasinhtơn. Trong Bản yêu sách đó, những đại biểu của chính phủ Philippin đã có một bớc nhợng bộ trong khi những nguyên tắc cơ bản vẫn đợc giữ vững. Theo đó, Chính phủ cách mạng yêu cầu Oasinhtơn phải tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Philippin, đổi lại, ngời Mỹ có ảnh hởng ở quần đảo với t cách là ngời bảo hộ cho dân tộc Philippin

Thế nhng, những chiều hớng khả quan ở quần đảo đã không giúp ích gì nhiều cho những cuộc đàm phán chính thức tại Oasingtơn. Những cuộc hội đàm giữa hai bên đã đi vào ngõ cụt. Ngời Mỹ khăng khăng từ chối những yêu cầu chính đáng của dân tộc Philippin. Những cuộc đàm phán vẫn tiếp tục diễn ra giữa hai bên. Với ngời Philippin, đây là cơ hội cuối cùng để cứu vãn cho nền hoà bình của dân tộc, còn với ngời Mỹ, việc kéo dài những cuộc đàm phán lộ rõ ý đồ muốn chờ đợi một quyết định cuối cùng của Quốc hội về vấn đề Philippin. Có thể nói, những cuộc đàm phán giữa hai bên chỉ là những phút giây ngừng bắn ngắn ngủi để hai bên chuẩn bị về lực lợng cho cuộc chiến sắp tới. Đặc biệt

là phía Mỹ, họ cần có thời gian để Quốc hội Mỹ phê chuẩn kế hoạch chiếm đóng Philippin, từ đó tăng cờng lực lợng quân đội, vũ khí và trang bị cho công cuộc xâm chiếm quần đảo này.

Ngay sau đó, Máckinly cử một đoàn đại biểu sang Philippin với nhiệm vụ nghiên cứu về tình hình Philippin, đoàn này do giáo s Lerman đứng đầu. Nhiệm vụ của Uỷ ban này không phải xem xét nguyện vọng của nhân dân Philippin nh những gì ngời Mỹ đã rêu rao, mà mục đích của đoàn chuyên gia này là nghiên cứu về mọi mặt ở Philippin để tìm ra những phơng pháp tối u nhất cho công cuộc xâm lợc quần đảo. Hơn nữa, Uỷ ban này còn phải làm sao gây nên ảo tởng cho chính phủ cách mạng về một nền hoà bình, để giảm bớt sự phòng ngừa của quân cách mạng đối với âm mu của ngời Mỹ.

Cho đến ngày 31-1-1899, những cuộc đàm phán của chính phủ cách mạng với tớng Ôtix ngừng hẳn, báo hiệu một thời kỳ tạm hoà hoãn giữa hai bên đã chấm dứt, chuyển sang giai đoạn mới. Kho thuốc súng do hai bên chuẩn bị đang tích tụ ngày càng nhiều lên, chỉ chờ một mồi lửa nhỏ là nó bùng lên dữ dội. Đầu năm 1899, sự chuẩn bị của cả hai bên về mọi mặt đã gần nh hoàn tất. Riêng phía Mỹ, sau những đợt chi viện, cho đến thời điểm đầu tháng 2-1899 tổng số quân Mỹ ở Philippin đã lên tới 20.851 nghìn ngời [45; 26].

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC VÀ CAI TRỊ CỦA MỸ Ở PHILIPPIN TỪ NĂM 1898 ĐẾN TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (Trang 59 -65 )

×