0
Tải bản đầy đủ (.doc) (133 trang)

Chiến sự bùng nổ (từ ngày 4-2-1899 đến trớc tháng 8-1899)

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC VÀ CAI TRỊ CỦA MỸ Ở PHILIPPIN TỪ NĂM 1898 ĐẾN TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (Trang 65 -71 )

7. Bố cục của đề tài

2.3.2. Chiến sự bùng nổ (từ ngày 4-2-1899 đến trớc tháng 8-1899)

Bớc sang đầu tháng 2, tại những nơi tranh chấp, tình hình trở nên đặc biệt căng thẳng. Vào đêm trớc của cuộc họp Quốc hội Mỹ đã xảy ra một sự việc làm chúng ta liên tởng đến những gì đã diễn ra hồi đầu năm 1898 khi chiến hạm USS Maine của Mỹ ở vịnh Manila vô cớ nổ tung cũng chính vào thời điểm trớc khi Quốc hội họp để thông qua quyết định có nên tấn công Tây Ban Nha hay không. Trớc những lời công kích của các Đảng viên đảng Dân Chủ về kế hoạch thôn tính Philippin, tổng thống Máckinly cùng các tớng lĩnh Mỹ ở Philippin đã dựng lên sự việc xung đột giữa quân đội hai bên, rồi đổ lỗi cho quân đội Philippin tấn công quân đội Mỹ trớc, gây nên tâm lý bất an trong

chính giới Mỹ về nguy cơ đến từ quân đội Philippin. Ngay lập tức, trò hề này đã có tác dụng khi lôi kéo đợc một bộ phận đảng viên đảng Dân Chủ trớc kia có t tởng phản đối phê chuẩn Hiệp định Paris. Kết quả là, Quốc hội Mỹ đã tán thành ký Hiệp định, vừa đủ 2/3 số phiếu cần thiết của các nghị sĩ Quốc hội ủng hộ, đồng nghĩa với việc phê chuẩn kế hoạch thôn tính Philippin.

Cuộc chiến bắt đầu từ ngày 4-2-1899 khi một binh sĩ của Philippin bị một lính Mỹ bắn chết tại cầu Sangioăng, tàn lửa đó đã khiến kho thuốc súng của hai bên đợc dịp bùng cháy dữ dội, một bên là lòng thèm khát thuộc địa, bên kia là sự căm thù của nhân dân Philippin. Sự tráo trở của ngời Mỹ khiến nhân dân Philippin rất căm phẫn. Họ càng cố kết xung quanh chính quyền cách mạng để chống lại những kẻ xâm lợc, bảo vệ những thành quả của cách mạng.

Trớc tình hình không còn gì để cứu vãn nền độc lập, nhân dân Philippin đã buộc phải cầm vũ khí để đứng lên chiến đấu. Aghinanđô thay mặt chính quyền cách mạng đã ra tuyên ngôn kêu gọi nhân dân đứng dậy cầm vũ khí đánh đuổi kẻ thù của dân tộc. Lệnh tổng động viên nhân dân từ 16 tuổi đến 60 tuổi đã đợc ban bố nhằm huy động tối đa sức mạnh của toàn dân tộc.

Tính chất nhân dân chân chính của cuộc đấu tranh chống Mỹ đã có tác động mạnh mẽ tới t tởng của giai cấp t sản, địa chủ Philippin. Sự ủng hộ nhiệt thành cho quân đội cách mạng và cuộc chiến tranh nhân dân đã khiến cho những ngời lãnh đạo chính quyền cảm thấy yên tâm trong cuộc đối đầu với kẻ thù hùng mạnh bởi họ hiểu cái giá của độc lập, tự do.

Trong khi nhân dân một lòng cầm vũ khí chống lại kẻ thù xâm lợc, thì bộ phận tầng lớp trên t sản, địa chủ bắt đầu có sự đấu tranh, phân hoá xung quanh việc đối phó với Mỹ. Một bộ phận đã xuất hiện t tởng đầu hàng, thoả hiệp, tiến tới làm tay sai cho đế quốc Mỹ; bộ phận khác thì ngả nghiêng theo bớc tiến thoái của phong trào đấu tranh do giai cấp t sản lãnh đạo.

Mặc dù với trang bị thô sơ, thiếu thốn trăm bề, nhng nhờ tinh thần quật khởi, quân đội cách mạng và nhân dân Philippin đã giáng cho quân đội Mỹ những đòn nặng nề. Quân Mỹ đã bị đánh lui tại nhiều địa điểm mà chúng xâm lấn, đồng thời, lực lợng quân đội cách mạng không ngừng lớn mạnh dới sự chỉ huy tài tình của viên tớng trẻ Antôniô Luna. Quân đội của ông không những đẩy lui nhiều cuộc tấn công của kẻ thù, mà còn gây nên nỗi hoang mang tột cùng cho quân đội Mỹ. Quân của Luna đã ém sát thủ đô, nơi trung tâm đầu não của quân đội viễn chinh Mỹ, chiếm đợc nhiều vùng quan trọng ở ven thủ đô, làm bàn đạp đẩy lui quân đội Mỹ. Thế nhng, trên đà thắng lợi của quân đội cách mạng, một tổn thất nghiêm trọng đã đến với dân tộc Philippin, vị tớng chỉ huy lỗi lạc, uy tín của quân đội và nhân dân đã đột ngột bị ám sát. Điều này đã ảnh hởng không nhỏ tới tinh thần chiến đấu và sức mạnh của quân đội cách mạng.

Trớc tình hình đó, tháng 3 năm 1899, tớng Ôtix quyết định một bớc quan trọng nhằm phá giải vòng vây mà quân đội cách mạng đang dân xiết chặt. Tuy nhiên, lần này quân đội Mỹ đã không đạt đợc kết quả nh mong muốn. Mặc dù vậy, tình hình trên không kéo dài đợc bao lâu, khi mà quân đội cách mạng đã mất đi vị tớng tài giỏi và quyết tâm chống Mỹ tới cùng, trong khi đó, kẻ thù của họ hơn hẳn về trang bị vũ khí, sức mạnh quân sự. Việc quân đội cách mạng không chỉ phải giãn vòng vây Manila, mà còn phải chuyển cơ quan lãnh đạo cuộc kháng chiến-chính phủ cách mạng đi nhiều nơi, từ Phécnanđô (thuộc tỉnh Pampanga) đến Ixiđôrô, rồi Tarơlắc phản ánh rõ điều đó. Trớc sức ép ngày càng gia tăng của quân đội Mỹ, quân đội cách mạng dần nhờng thế chủ động cho đối phơng. Giờ đây thủ đô đã hoàn toàn nằm dới sự kiểm soát của kẻ thù. Song, tại các khu vực khác, quân đội Mỹ vẫn gặp rất nhiều khó khăn để thực hiện ý định mở rộng của mình và nhân dân Philippin đã tỏ quyết tâm kháng chiến đến cùng, bằng việc ủng hộ nhiệt tình chính phủ quân đội của mình. Uy tín của Aghinanđô và chính phủ của ông dâng lên rất cao.

Sự khó khăn của quân đội Mỹ còn thể hiện ở số lợng quân và nhiệm vụ v- ợt quá khả năng của đội quân này. Mặc dù lợc lợng này đã đợc chi viện thêm, song so với mục tiêu là phải chiếm toàn bộ quần đảo thì cần phải có thêm khoảng 100. 000 quân nữa mới có thể thực hiện đợc.

Những khó khăn nh thế khiến chính quyền Mỹ cần phải có những tính toán thực tế hơn. Thông qua những kết quả nghiên cứu của ủy ban Sécman đợc cử sang Philippin trớc đó, với danh nghĩa là tìm hiểu nguyện vọng của nhân dân quần đảo, song thực chất là tìm ra những đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội của quần đảo, từ đó vạch ra chính sách chinh phục và cai trị nhân dân bản xứ. Trong khi quân Mỹ đang cầm vũ khí giết hại ngời Philippin, thì ủy ban này vẫn không quên giơng cao khẩu hiệu lừa bịp, rằng ngời Mỹ đến để làm bạn với nhân dân Philippin.

Xem ra, dù có điều động thêm bao nhiêu quân đội sang đi nữa, quân Mỹ cũng sẽ tốn rất nhiều công sức và tiền của để chinh phục Philippin. Nhng, chỉ với những lời hứa suông của ủy ban này thôi, cũng đã tạo ra u thế của quân Mỹ so với lực lợng kháng chiến. Chính sức thuyết phục của những bản tuyên bố của

ủy ban này “đã tạo cơ sở liên kết các thành phần mong muốn kết thúc cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc để thỏa mãn những quyền lợi giai cấp tham lam của họ” [1; 459].

Thật vậy, trên cơ sở nghiên cứu tình hình xã hội và đặc điểm của mỗi giai cấp, ủy ban Sécman đã nhận thấy rằng, muốn nhanh chóng kết thúc giai đoạn chinh phục quần đảo mà không cần tới xơng máu và súng đạn của ngời Mỹ, thì chỉ cần làm lung lạc tinh thần và ý chí chiến đấu của quân đội Philippin mà thôi. Muốn làm đợc điều đó, đơn giản là phải lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc những thành phần dễ ngả nghiêng nhất trong chóp bu của chính phủ và quân đội cách mạng. Bởi, chính vì quyền lợi hẹp hòi của giai cấp, những thành phần này sẵn sàng dao động, dẫn tới con đờng thỏa hiệp và quy phục Mỹ. ý định đó của ngời

Mỹ ngay lập tức đợc những phần tử t sản, địa chủ bảo thủ nhiệt tình hởng ứng, trong khi nhân dân Philippin vẫn đang thể hiện sự anh dũng, quả cảm trớc kẻ thù dân tộc. Những lợi ích mà ngời Mỹ hứa hẹn, rõ ràng chỉ có giai cấp t sản mại bản và bọn địa chủ mới có thể đợc hởng. Chính vì vậy, tầng lớp này coi sự phát triển của cuộc chiến tranh cách mạng còn nguy hiểm cho lợi ích của chúng hơn bất cứ điều gì vào lúc này. Vì thế, đây là thành phần tích cực truyền bá t tởng thỏa hiệp trên các mặt báo. Họ hô hào, tuyên truyền về sự vĩ đại và lòng hào hiệp của “những ngời bạn Mỹ”. Kêu gọi sự bắt tay giữa chính phủ cách mạng với quân đội Mỹ.

Những thông tin tuyên truyền của ủy ban Sécman, những bài báo cổ vũ cho sự hợp tác “vô t” giữa hai dân tộc ngay lập tức tác động đến chính phủ cách mạng. Thái độ của những thành viên chính phủ qua chính sách của ủy ban này thể hiện rõ điều đó. Giờ đây, trong chính phủ cách mạng đã bắt đầu xuất hiện hai quan điểm đối lập nhau. Mabinhi kiên quyết cự tuyệt những chính sách lừa bịp của Mỹ và khẳng định lòng quyết tâm của nhân dân mình chiến đấu tới cùng vì nền độc lập dân tộc thông qua Lời kêu gọi của ông vào ngày 15-4. Ngay lập tức, những ngời đại diện của tầng lớp t sản mại bản và địa chủ trong chính phủ cách mạng đã lên tiếng. Pađênơ Patécnô, C. Arêlanô, Bennitô Legarda, Buencamiô, những kẻ tích cực kêu gọi nhân dân bỏ vũ khí xuống đã kịch liệt phê phán quan điểm này.

Từ đó, trong chính phủ cách mạng đã lộ rõ hai xu hởng: một bên là những ngời cách mạng, bên kia là những thành phần thỏa hiệp, mong muốn sự bảo hộ của Mỹ.

Từ cuối tháng 4 năm 1899, Aghinanđô đã bắt đầu cử đại diện tiếp xúc với

ủy ban này. Lúc này, ngời đứng đầu chính quyền cộng hòa đang giữ lập trờng trung lập trớc hai phái. Song dần dà, thông qua những cuộc tiếp xúc với ủy ban Sécman và lập trờng của phái Patécnô, Buencamiô, Aghinanđô đã ngả hẳn về phía họ, đồng thời đặt mình vào vị trí đối lập với nguyện vọng của quần chúng nhân dân.

Để thực hiện đợc ý định đó, Anghinanđô phải loại bỏ những ngời có chủ trơng kháng chiến ra khỏi nội các. Ngày 7-5-1899, ông công bố nội các mới, thay ngời đứng đầu nội các Mabinhi bằng Patécnô. Trong quân đội cách mạng, ngời có ảnh hởng lớn nhất đối với quân nhân là tớng Antôniô Luna đã kịch liệt phê phán chính sách thỏa hiệp của nội các mới. Không chỉ dừng lại ở đó, ông còn sử dụng quyền hành của mình để bắt giữ những thành viên chính phủ có những t tởng và hành động làm tổn hại đến cách mạng. Do đó, phe này sớm đặt ông vào danh sách cần phải bị loại bỏ. Vào đầu tháng 7 năm 1899, trong một cuộc hẹn giữa Aghinan đô với viên tớng cách mạng này, Antôniô Luna đã bị ám sát. Tiếp theo, những sỹ quan dới quyền của Antôniô Luna đều bị bắt giữ, đội quân của A. Luna cũng bị giải giáp.

Những gì cản trở con đờng thỏa hiệp đã bị gạt bỏ, giờ đây Aghinanđô và nội các chính phủ đã rảnh tay tiến hành các cuộc đàm phán với kẻ thù dân tộc mà không phải nhận bất cứ sự chỉ trích nào từ phía những ngời lãnh đạo. Những cuộc đàm phán với ủy ban Sécman đợc tiếp tục. Thế nhng, những cuộc đàm phán đã bị rơi vào ngõ cụt khi hai bên cha thống nhất đợc với nhau về nhiều vấn đề, trong đó có việc ngời Philippin yêu cầu trớc hết là phải ngừng bắn để có đợc môi trờng thuận lợi nhất cho đàm phán. Hơn nữa, phía Mỹ, ủy ban Sécman đã không thuyết phục đợc quân đội ngừng bắn.

Tình hình trên khiến cho những thành viên trong nội các Philippin không còn con đờng lựa chọn nào tốt hơn là tiếp tục kháng chiến. Ngày 2-7-1899, Pêđơrô Patécnô thay mặt chính phủ kêu gọi nhân dân Philippin cầm vũ khí chiến đấu.

Bên cạnh đó, chính phủ Philippin không quên tranh thủ các diễn đàn quốc tế để kêu gọi các nớc châu Âu công nhận sự tồn tại của chính phủ cách mạng. Đại biểu của nớc Cộng hòa non trẻ là Agôngxiliô đã có những cuộc tiếp xúc với một số nớc châu Âu. Đồng thời, ông cũng theo dõi sát cuộc bầu cử tổng thống Mỹ bên kia đại dơng để hy vọng sự cầm quyền của những ngời Dân Chủ

sẽ mang lại tự do cho nhân dân ông. Thế nhng, những hy vọng đó đã không thành hiện thực. Cuộc chiến tranh bớc vào giai đoạn mới với những bất lợi giành cho quân đội cách mạng.

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC VÀ CAI TRỊ CỦA MỸ Ở PHILIPPIN TỪ NĂM 1898 ĐẾN TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (Trang 65 -71 )

×