0
Tải bản đầy đủ (.doc) (133 trang)

Giai đoạn từ tháng 8-1899 đến tháng 3-1901

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC VÀ CAI TRỊ CỦA MỸ Ở PHILIPPIN TỪ NĂM 1898 ĐẾN TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (Trang 71 -74 )

7. Bố cục của đề tài

2.3.3. Giai đoạn từ tháng 8-1899 đến tháng 3-1901

Trong khoảng thời gian nửa đầu năm 1899, ngời Mỹ mới chỉ kiểm soát đ- ợc vùng trung tâm Luxôn. Điều này do quân đội Mỹ ở đây còn mỏng và những cuộc đàm phán với chính phủ cách mạng vẫn đang tiếp diễn. Mỹ hy vọng sự lung lạc ý chí của một bộ phận chóp bu trong chính phủ sẽ không cần đến một cuộc chiến tranh, nay phơng án đó đã đợc thay thế bằng “cú đấm thép”. Họ sẽ tấn công cho đến khi khuất phục hoàn toàn quần đảo mới thôi.

Để thực hiện phơng án đó, ngày 2-8-1899 Quốc hội Mỹ đã đạt đợc sự nhất trí là tăng số quân Mỹ ở Philippin từ 27 lên 65 nghìn tên. Cho đến tháng 11 năm 1899 số quân Mỹ ở Philippin đã tăng lên 63.483 ngời cùng với 2.000 sỹ quan [1; 529 - 530].

Do sự phản bội của tầng lớp t sản, địa chủ, ngời Mỹ đã thiết lập đợc sự kiểm soát của mình ở một số vùng, nh phần đất phía tây Nêgrôx. Sau khi có viện binh, các chiến dịch lớn của ngời Mỹ cũng bắt đầu đợc khởi động kể từ tháng 10- 1899. Theo kế hoạch đó, những chiến dịch lớn này với mục đích chia cắt sự liên lạc của những khu vực mà quân đội Philippin kiểm soát, từ đó bao vây và tiêu diệt hoàn toàn lực lợng này, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

Ngày 2-10-1899 cánh quân thứ nhất do tớng Lâutơn chỉ huy đã mở màn cho kế hoạch trên. Kết quả là, họ đã giành những chiến thắng không mấy khó khăn trớc quân đội cách mạng. Ngày 19-10 Xanxiđôrô bị thất thủ, tiếp đó ngày 27-10 Kabanatuan bị chiếm đóng. Bốn ngày sau, Talavêra cũng không giữ nổi.

Cánh quân thứ hai do tớng Uyntơn đã từ Manila bằng đờng biển đổ bộ lên vịnh Lingaien ngày 7-11-1899. Cuộc chạm trán giữa hai bên kết thúc bằng thất bại của quân đội cách mạng ở Xanhaxinhtô, Namanpacan, hải cảng chính ở Tây bắc Luxôn-Vigan.

Cánh quân thứ ba dới sự chỉ huy của tớng Mác áctua xuất phát ngày 5- 11-1899. Ngày 17-11-1899, họ chiếm đợc Tarơlắc, thủ đô cũ của nớc Cộng hòa. Trong chiến dịch tháng 10 và tháng 11 năm 1899, quân Mỹ đã chiếm đợc rất nhiều vị trí quan trọng của quân đội cách mạng, thu nhiều vũ khí, đạn dợc, kho tàng, ngân khố và cả những thành viên chính phủ làm con tin. Điều đó cho thấy sức mạnh của quân đội giảm sút nh thế nào sau khi tớng Luna bị ám sát. Phải nói thêm rằng, sức mạnh của ngời Mỹ cũng đợc nhân lên khi Quốc hội đồng ý với kế hoạch đánh chiếm này.

Trớc tình hình đó, từ ngày 10 đến ngày 12-11-1899, tại Baiambang, thủ đô của nớc Cộng hòa, một phiên họp của Hội đồng chính phủ đã diễn ra. Nội dung chính thực chất là công bố về việc quân đội cách mạng đã không còn khả năng kháng cự các cuộc tấn công của quân đội Mỹ, chuyển cuộc chiến sang giai đoạn mới-chiến tranh du kích. Theo đó, những vùng trong cả nớc sẽ có cơ quan lãnh đạo riêng để tổ chức nhân dân kháng chiến.

Rõ ràng, những gì diễn ra quá chóng vánh, chỉ trong vòng tháng 10 và đầu tháng 11 năm 1899 không chỉ thể hiện sức mạnh của quân đội Mỹ, mà bên cạnh đó, chúng ta nhận thấy rõ t tởng thỏa hiệp của những ngời chịu trách nhiệm dẫn dắt dân tộc đi đến độc lập, tự do. Ngay từ tháng 5 khi nội các mới gồm những ngời thuộc cánh hữu đợc bổ nhiệm, cho đến tháng 7 khi tớng Luna, ngời kiên quyết nhất chủ chiến bị thủ tiêu thì tinh thần chiến đấu của chính phủ và quân đội cách mạng cũng chỉ gói gọn trong hai chữ “thỏa hiệp”. Do đó, sự thay đổi quá nhanh về lực lợng của ngời Mỹ đã khiến cho sức kháng cự của quân đội cách mạng dờng nh suy sụp hoàn toàn.

Mặc dù quân đội chính quy của nớc Cộng hòa không còn sức mạnh, song dới sự ủng hộ nhiệt thành của nhân dân, quân du kích vẫn còn kiểm soát những vị trí quan trọng trên quần đảo. Thế nhng, do quân đội Mỹ đợc chi viện từ chính quốc với trang bị tốt, đã dần chiếm thế chủ động trên chiến trờng, đẩy quân các mạng dồn về những ngọn núi ở phía Bắc Luzôn. Đúng nh những dự tính ban

đầu của ngời Mỹ, sau những trận đánh chia cắt sự liên lạc của các vùng kháng chiến, quân Mỹ đã thảo một kế hoạch hòng truy quét toàn bộ lực lợng quân du kích. Vào tháng giêng năm 1900, ngời Mỹ đã mở các chiến dịch bao vây các vùng quân du kích đang hoạt động ở Imux, Bacaora... Sau 1 tháng, quân đội Mỹ đã đánh tan sự phản kháng của các đội quân du kích. Nh vậy, cho đến tháng 2 năm 1900 phong trào đấu tranh của nhân dân Philippin dới sự lãnh đạo của quân đội và chính phủ Cộng hoà đã chấm dứt. Ngời Mỹ cơ bản đã bình định xong đảo này. Nhng mãi đến ngày 23-3-1901, Aghinanđô mới bị bắt, và một tuần sau đó, ngày 1- 4-1901 ông đã đọc lời tuyên thệ trung thành với “mẫu quốc” [12; 1097].

Xung quanh nhân vật này có nhiều cách đánh giá khác nhau. Quả thật, ông là một ngời mang hai thân: một nhà cách mạng nhiệt thành cổ vũ cho cuộc chiến đấu giành tự do; đồng thời, ông sẵng sàng thể hiện lập trờng, t t- ởng thoả hiệp của mình trớc kẻ thù. Điều này đợc lý giải bởi địa vị giai cấp của ông “Là một ngời Philippin, ông ta muốn nớc mình tự do, độc lập, nhng là thành viên của Principalia, ông mang nặng t tởng của những ngời tiên tiến. Quần chúng nhân dân đặt mục tiêu rõ ràng, dứt khoát là độc lập, không gì khác là xoá bỏ ách thực dân, còn tầng lớp tiên tiến hài lòng có độc lập dù ngắn ngủi và không thực sự, miễn là lợi ích các nhân đợc bảo toàn” [55; 69].

Theo tác giả Rodrigo Rojas, sự thất bại đó xuất phát từ chính t tởng của vị tổng thống này: “Dới quyền chỉ huy của Aghinanđô, mà xung quanh ông ta đầy t tởng đầu hàng, cuộc đấu tranh trở nên do dự: kẻ thì đầu hàng, kẻ khác thì chống cự lại một cách rất yếu ớt” [45; 4]. Chính vì vậy, trong hồi ký của mình, Apôtinanđiô Mabinhi-nguyên Thủ tớng kiêm bộ trởng ngoại giao của chính phủ Cộng hoà đầu tiên đã nhận xét về vị tổng thống của mình là “pho tợng sáp bị chảy ra vì sức nóng của bên địch” [45; 4].

Kết thúc chiến tranh, chỉ cha đầy 3 năm tham chiếm, nhân dân Philippin đã bị thiệt hại tới 25 vạn ngời [45; 6]. Đó là tổn thất quá lớn, nhng trên hết, máu

xơng của biết bao chiến sỹ cách mạng đổ xuống vẫn không đổi lấy đợc nền độc lập cho dân tộc vốn khát khao hòa bình này.

Do đó, “Bớc chuyển từ cuộc đấu tranh chống một cờng quốc thực dân yếu đuối sang cuộc đấu tranh chống sức trẻ và cờng thịnh của một đế quốc đang nảy nở đã là một bớc chuyển quá nhanh chóng đối với những ngời lãnh đạo Iluxtrađôs (tầng lớp tiên tiến) của cuộc cách mạng 1898, bởi vì cuộc xung đột vừa mới bắt đầu thì những t tởng thất bại chủ nghĩa đã lan tràn ngay trong hàng ngũ của họ” [45; 4].

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC VÀ CAI TRỊ CỦA MỸ Ở PHILIPPIN TỪ NĂM 1898 ĐẾN TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (Trang 71 -74 )

×