Đất Hoan châu dới thời thuộc Đờng

Một phần của tài liệu Mai thúc loan với khởi nghĩa hoan châu (Trang 36 - 40)

Châu Hoan lúc bấy giờ luôn bị giặc Chà Và (JaVa), Côn Lôn (Malaysia) cớp phá, nhất là ách đô hộ tàn bạo của nhà Đờng. Đặc biệt là nạn cống vải (quả vải) rất nặng nề. Sử cũ nói rằng nguyên nhân khiến Mai Thúc Loan dấy binh khởi nghĩa là vì bất bình với quan quân nhà Đờng khi gánh vải đi cống.

Nguyên do Dơng Quý Phi thời Đờng thích ăn quả lệ chi của vùng Hoan châu. Nhà thơ thời Đờng Đỗ Mục đã miêu tả:

Vô nhân tri thị lệ chi lai

(Bụi hồng ngựa đuổi phi cời nụ Vải tiến mang về ai biết đâu.)

Có rất nhiều ý kiến về nguyên nhân dẫn tới cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan. Nhng chủ yếu tập trung vào hai ý kiến:

- Phải chăng nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa chỉ thu hẹp lại trong sự bất bình của đoàn phu cống vải?

- Chuyện nộp cống vải có đáng tin hay không khi ở vùng nam Trung Quốc có nhiều loại vải ngon nổi tiếng và ở nớc ta, cây vải tập trung ở miền đông bắc đồng bằng và trung du Bắc bộ, trong đó vải Thiều là giống nhập từ nam Trung Quốc. Còn vùng Hoan Châu (Nghệ An) thì không thể có cây vải?

Có thể khẳng định rằng, không một nhà nghiên cứu hay ngời có hiểu biết về lịch sử nào lại nghĩ một cách đơn giản nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa chỉ là sự bất bình của đoàn phu cống vải; và nếu nh vậy thì không thể giải thích đợc sự tham gia, hởng ứng rộng rãi của các tầng lớp xã hội thời bấy giờ [24].

Về vấn đề này, G.S Phan Huy Lê đã có những tổng kết rất sâu sắc. Bằng những luận cứ xác đáng, kết hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học nh sinh vật học, địa lý học và lịch sử học, ông đã trình bày ý kiến của mình một cách súc tích.

Theo G.S Phan Huy Lê không nên lấy bản đồ thực vật thời nay để áp đặt vào thời xa xa, thời cách chúng ta hơn 12 thế kỉ. Theo kết quả khai quật khảo cổ học thì trong một số di tích văn hoá Đông Sơn đã tìm thấy hạt vải cùng hạt trám, hạt na, hạt cau... Nh vậy từ thời cổ đại, vào những thế kỉ trớc Công nguyên ngời Việt đã phát triển nghề làm vờn, trồng nhiều loại cây ăn quả, trong đó có cây vải. chính sử cũng ghi chép vào thế kỉ XV có địa danh mang tên Lệ Chi viên (Vờn Vải, nay tại xã Đại Lại, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh), nơi năm 1442 vua Lê Thái Tông từ trần đột ngột và bọn quyền thần đã lợi dụng dựng lên vụ án thảm khốc tru di cả nhà Nguyễn Trãi, một anh hùng dân tộc, một danh

nhân văn hoá thế giới. Trong th tịch cổ, từ d địa chí của Nguyễn Trãi thế kỉ XV đã nói

đến quả vải ở xã quang Liệt, đạo Sơn Nam, đến Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn cũng khẳng định “nớc Nam nhiều vải nhất”, nổi tiếng là vùng An Nhân huyện Đờng Hào. Sách

Đại Nam nhất thống chí của triều Nguyễn thế kỉ XIX cũng nói đến quả vải nh một đặc

sản của vùng huyện Đờng Hào, Đông Triều... Nh vậy, cây vải đã có mặt ở nớc ta từ lâu đời, ít nhất là từ thời kì văn hoá Đông Sơn và đi vào địa danh lịch sử, th tịch cổ từ thế kỉ XV. Tất nhiên, bên cạnh cây vải bản địa, cha rõ vào thời điểm nào, dân ta còn du nhập thêm giống vải Thiều ở miền nam Trung Quốc.

Theo nhận định của G.S Phan Huy Lê, trong qúa trình phát triển của lịch sử do thay đổi khí hậu kết hợp với điều kiện thổ nhỡng, môi trờng, sinh thái và sự thiên di của con ngời cùng sự di chuyển của loài chim, một số động vật ăn hoa quả, sự phân bố các giống cây thờng có sự thay đổi về địa bàn theo hớng lan toả hay thu hẹp và cả sự chuyển dịch trung tâm. Ông đa ra dẫn chứng về cây ngô, cây khoai tây, cây mít... trong quá khứ và ngày nay sự mở rộng hay thay đổi địa bàn phân bố thực vật càng phát triển.

Ngày nay tại Nghệ An, Thanh Hoá nhiều vùng vẫn còn loại vải chua hay vải rừng, nhiều nhà vẫn trồng trong vờn nh một loại cây ăn quả, chứng tỏ vùng này từ xa xa đã có cây vải, cha kể giống vải mới đa từ Bắc vào gần đây. Đến nay, ngời dân Nam Đàn vẫn còn lu truyền ba đặc sản quê hơng: “Nhãn lồng, vải tiến, cá rô Bàu Nón”. Không biết Nghệ An thời Mai Thúc Loan đã có cây vải cha, nhng trên đất nớc ta thì từ thời cổ đại, ngời Việt đã biết trồng cây vải và trong thời Bắc thuộc, từ thời Tây Hán, vải Giao Chỉ đã là một trong những nông phẩm cống nạp có giá trị. Cần lu ý là theo truyền thuyết, khi nói thời thuộc Đ- ờng, ngời dân Hoan Châu phải đi gánh vải cống thì điều đó không nhất thiết có nghĩa là quả vải của Hoan Châu mà là của vùng đất Giao Châu hay An Nam nói chung.

GS.TS Kiều Thu Hoạch trong bài viết “Truyền thuyết và lịch sử” đã nghiên cứu, tìm hiểu và đa ra nhận định rằng: Cây vải (lệ chi) vốn sinh ở vùng Lĩnh Nam, đến đời Hán mới truyền vào đất ba Thục. Vào thời Minh, ở các vùng Mân (Phúc Kiến), Thục (Tứ

Xuyên), Quảng Đông, Quảng Tây đều có trồng cây vải. Theo khảo sát của Lý Thì Trân, tác giả của cuốn sách Bản thảo cơng mục, tuy cây vải gốc ở vùng Lĩnh Nam (tức Quảng

Đông, Quảng Tây, mé nam sông Nam Bàn, tỉnh Vân Nam và Bắc bộ Việt Nam ngày nay), nhng về phẩm chất thì vải ở vùng Mân đợc xếp vào loại bậc nhất, ở vùng Thục đứng

thứ hai và ở Lĩnh Nam chỉ đợc xếp thứ ba.

Nh vậy, GS.TS Kiều Thu Hoạch sau khi nghiên cứu cuốn sách của Lý Thì Trân đã cho chúng ta kết luận rằng: Về nguồn gốc, cây vải vốn sinh trởng ở vùng Lĩnh Nam, sau cũng xuất hiện ở đất Thục và Mân. Vải ngon quý dùng làm cống phẩm là vải ở vùng Mân (phúc Kiến). Cha thấy có sách khảo cứu nào của các học giả Trung Quốc nói về quả vải An Nam (Việt Nam). Từ đó, có thể suy đoán rằng vải tiến cho Dơng Quý Phi là vải ở vùng Mân hoặc vùng Việt (Quảng Đông).

Nhìn nhận này có phần đúng và hợp lý, bởi ngay trên quê hơng của cây vải, ngay nơi bản địa Trung Hoa đã có rất nhiều loại vải quý hiếm nh thế, lại thuận tiện cho việc chuyên chở (từ vùng Mân, Việt đến kinh đô Tràng An chỉ cách 1500 km) nên không lý gì triều đình lại bắt dân An Nam ở nơi xa xôi cách trở phải mang quả vải vốn đợc xếp hạng ba về phẩm chất sang cống tiến. ấy là ta cha nói đến việc cha có một sử sách nào nói quả vải ở An Nam là thợng phẩm so với quả vải ở vùng Mân thời bấy giờ [6].

Vậy thì truyền thuyết “cống vải” cho Dơng Quý Phi đời Đờng nên hiểu nh thế nào? Chúng ta đã khẳng định rằng năm khởi nghĩa Mai Thúc Loan là năm 713, nhng nàng tuyệt thế giai nhân họ Dơng sinh năm 719 thì đâu đã có thể là quý phi của vua Đờng Huyền Tông. Phải chăng đây là một sự thác ngộ thời gian mà chúng ta thờng thấy trong các huyền thoại, huyền tích? Còn xét về mặt truyền thuyết thì có thể do những ngời dân xứ nghệ h cấu mà thôi. Chuyện cống vải tơi cho Dơng quý Phi chính là chuyện của ngời trung Hoa trên đất Trung Hoa, mà vùng đất có vải tiến đến nay vẫn còn xanh um bạt ngàn rừng vải, hội vải vẫn tng bừng, náo nhiệt nh một bằng chứng về xứ vải cội nguồn [6].

Nhà Đờng khi đặt ách đô hộ lên đất nớc ta đã thực hiện chế độ cai trị hà khắc, một trong đó là chế độ cống nạp các sản vật quý của các địa phơng nh ngà voi, cam quýt, vải, nhãn lồng... Chế độ cống vải là truyền thuyết nhng việc cống quả vải vẫn có ý nghĩa của nó nhằm phản ánh chế độ lao dịch nặng nề thời bấy giờ [24].

Nh vậy, nguyên nhân vì bất bình với nạn cống vải mà Mai Thúc Loan khởi nghĩa từ lâu truyền thuyết cũng nh sử cũ chép lại có thể là một nguyên nhân trực tiếp, chúng ta không bác bỏ nó cũng không khẳng định nó mà lấy nó xem nh là ý nghĩa phản ánh cả một chính sách thống trị hà khắc của phong kiến nhà Đờng.

Từ những phân tích trên đây chúng ta có thể nói rằng, su cao, thuế nặng là nguyên nhân chính khiến nông dân nổi dậy chống lại ách đô hộ nhà Đờng. Đây là cuộc khởi nghĩa có sự chuẩn bị, biết chọn thời cơ, không phải là một cuộc bạo động. Chuyện “cống vải” là một chi tiết của truyền thuyết, không thể và không phải là nguyên nhân chính nổ ra cuộc khởi nghĩa giành độc lập dân tộc do Mai Thúc Loan lãnh đạo.

Vùng Ngọc Trừng nơi phát sinh cuộc khởi nghĩa, phía tây bắc có núi ó cao sừng sững chắn giữ với vài chục ngọn, nó kéo dài đến phía bắc huyện Nam Đàn; phía đông nam có dãy Kiều Sơn chạy từ Sa Nam lên Ngọc Trừng; phía tây là dãy Hùng Sơn cao chạy từ Sa Nam tuốt lên phía bắc. ở Ngọc Trừng trớc kia rừng rú rậm rạp, trên dới 100 năm lại đây hổ, báo còn về làng bắt lợn. Cũng vì vậy, ở Ngọc Trừng trớc kia nghề săn bắn rất phát triển và có rất nhiều phờng săn hoạt động. Nhân dân Ngọc Trừng quen nghề săn bắn và sử dụng thành thạo vũ khí nên có khả năng ngay buổi đầu họ đã cầm vũ khí chống lại quân Đờng.

Đây thực sự là điều kiện cần thiết cho cuộc khởi nghĩa có thể nổ ra và giành đợc những thắng lợi to lớn.

Một phần của tài liệu Mai thúc loan với khởi nghĩa hoan châu (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w