Kết luận việc thăm dò

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở quận phú nhuận, TP HCM (Trang 101 - 115)

8. Cấu trúc của luận văn

3.5.4 Kết luận việc thăm dò

Sau khi thăm dò khảo nghiệm các giải pháp cho 26 phiếu khảo sát được thu, tác giả thu được kết quả cho từng giải pháp như sau.

Bảng 7: Kết quả thăm dò tính cần thiết

Nội dung thăm dò Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

Giải pháp 1 76.9% 19.2% 3.9%

Giải pháp 2 80.8% 19.2% 0.00%

Giải pháp 3 84.6% 11.5% 3.9%

Giải pháp 4 92.3% 7.7% 0.00%

Giải pháp 5 80.8% 15.4% 3.8%

Bảng 8: Kết quả thăm dò tính khả thi

Nội dung thăm dò Rất khả thi Khả thi Không khả thi

Giải pháp 1 73.1% 19.2% 7.7% Giải pháp 2 76.9% 19.2% 3.9% Giải pháp 3 84.6% 11.6% 3.8% Giải pháp 4 96.1% 3.9% 0.00% Giải pháp 5 84.6% 11.6% 3.8% Nhận xét chung

- Kết quả t hă m dò khảo nghiệm từng giải pháp khác nhau, nhưng độ chênh không lớn. Tuy nhiên tính cần thiết, tính khả thi của cả năm giải pháp được đã được đánh giá khá cao, khá đồng thuận.

- Vẫn còn một tỷ lệ ý kiến nhất định chưa thực sự đồng thuận, nhưng tỷ lệ này không cao có thể do tâm lý ngại thay đổi, hoặc chưa hiểu sâu những kỹ thuật mới. Có ý kiến còn cho rằng những việc ứng dụng kỹ thuật mới vào quản lý phải do những người có chuyên môn cao về CNTT thực hiện mà không hiểu rằng khi đã phần mềm hóa thì rất dễ sử dụng.

Từ kết quả thăm dò các giải pháp đề xuất, tôi cho rằng:

cho cán bộ, giáo viên. Trước hết, làm cho mọi cán bộ, giáo viên thấy được tác dụng to lớn của CNTT, có nhu cầu ứng dụng CNTT trong công việc. Lộ trình này cần có sự tư vấn của các chuyên gia CNTT, có sự đồng thuận của mọi cán bộ, giáo viên và phải đưa vào tiêu chí này vào đánh giá thi đua. Những cán bộ, giáo viên ứng dụng CNTT có hiệu quả cần được động viên, khuyến khích thông qua những chính sách như khen thưởng, tặng danh hiệu thi đua.

- Để việc ứng dụng CNTT được có hiệu quả, cần phải tổ chức biên soạn lại hệ thống văn bản, tài liệu phục vụ quản lý theo quy chuẩn ứng dụng CNTT. Ra các văn bản quy định về luân chuyển, bảo mật thông tin trong hệ thống quản lý của Nhà trường.

Kết luận chương 3

Những giải pháp quản lý mà chúng tôi đề xuất ở trên được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu nội dung và đặc điểm hoạt động ứng dụng CNTT trong quản lý CSVC và TBDH ở các trường THCS quận Phú Nhuận với điều kiện hiện nay; nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác QLGD nói chung, quản lý việc ứng dụng CNTT trong quản lý CSVC và TBDH ở trường THCS nói riêng và việc vận dụng trong điều kiện thực tiễn của quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh.

Quá trình đề xuất đã đảm bảo tính pháp lý, tính đồng bộ, tính hiệu quả và tính thực tiễn của các giải pháp. Việc khảo nghiệm cho thấy tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp. Các giải pháp được đề xuất khi triển khai áp dụng một mặt phải được triển khai một cách kịp thời, đồng bộ, thường xuyên trong quá trình xây dựng và triển khai thực hiện các nhiệm vụ mỗi giai đoạn, mỗi năm học.

Tuy vậy, các giải pháp đề xuất mới chỉ được khẳng định qua khảo nghiệm nên được triển khai áp dụng cần thực hiện linh hoạt, sáng tạo và có những điều chỉnh thích hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong quản lý.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy: Việc nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT trong công tác quản lý nói chung hay công tác quản lý CSVC và TBDH nói riêng là một việc làm cần thiết, nhất là trong xu thế toàn cầu hóa, sự phát triển của khoa học công nghệ và phát triển nền kinh tế tri thức trên thế giới và công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nước ta hiện nay. Tuy nhiên, để thực hiện được được điều này cần phải có được sự quan tâm của các cấp, các ngành, của lãnh đạo Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT TP.Hồ Chí Minh, của Quận Ủy, UBND quận Phú Nhuận và đặc biệt là các cán bộ quản lý ở các trường THCS trong quận.

Với mục đích nhằm nâng cao việc nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT quản lý CSVC và TBDH ở các trường THCS, đề tài đã xây dựng và hệ thống một số khái niệm góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về cơ sở lý luận về các giải pháp ứng dụng CNTT trong công tác quản lý. Đó là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể thông qua việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý một cách có mục đích, có kế hoạch của người quản lý tác động đến đối tượng quản lý nhằm huy động họ tham gia, phối hợp trong các hoạt động của nhà trường giúp quá trình đạt các mục tiêu đề ra.

Đề tài đã đánh giá được thực trạng của việc ứng dụng CNTT trong quản lý CSVC và TBDH các trường THCS của quận Phú Nhuận: Thực trạng về nhận thức của cán bộ, giáo viên về CNTT, thực trạng về đội ngũ, cán bộ CNTT, thực trạng về cơ sở vật chất, thực trạng chỉ đạo việc ứng dụng CNNT trong quản lý giáo dục, thực trạng các giải pháp ứng dụng CNTT trong quản lý CSVC và TBDH ở các trường THCS của quận.

Đề tài cũng đã phân tích được một số nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý CSVC và TBDH, đó là:

chưa theo kịp yêu cầu và sự đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn; chưa coi trọng công tác phát triển và ứng dụng CNTT trong quản lý.

- Một số cán bộ, giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học; đội ngũ cán bộ, giáo viên có chuyên môn về CNTT còn thiếu, tay nghề còn hạn chế;

- Kinh phí đầu tư cho giáo dục còn ít, cơ sở vật chất, máy tính, mạng máy tính, trang thiết bị dạy học nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu của việc nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT.

Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tiễn và qua việc khảo sát thực trạng lấy ý kiến cán bộ lãnh đạo, chuyên viên CNTT Phòng GD&ĐT, Cán bộ quản lý và người phụ trách CNTT ở các trường THCS, chúng tôi đề xuất 5 giải pháp để đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT trong quản lý CSVC và TBDH ở các trường THCS quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh như sau:

Giải pháp 1: Giải pháp về quản lý công tác nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về vai trò của CNTT trong quản lý CSVC và TBDH

Giải pháp 2: Giải pháp tăng cường công tác đào tạo và nâng cao trình độ về ứng dụng CNTT trong quản lý CSVC và TBDH cho đội ngũ cán bộ, giáo viên

Giải pháp 3: Giải pháp hoàn thiện điều kiện CSVC và nhân sự cho việc ứng dụng CNTT trong quản lý CSVC và TBDH

Giải pháp 4: Giải pháp mở rộng, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động Câu lạc bộ tin học quận Phú nhuận để giao lưu và trao đổi kinh nghiệm

Giải pháp 5: Giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản, quy chế về ứng dụng CNTT trong quản lý CSVC và TBDH

Những giải pháp của đề tài là sự vận dụng, cụ thể hóa của khoa học quản lý vào hoạt động quản lý nói chung hay quản lý CSVC và TBDH nói riêng ở các trường THCS. Các giải pháp đưa ra là kết quả tổng kết các kinh nghiệm và qua các ý kiến tham khảo, góp ý của các lãnh đạo và chuyên viên

CNTT Phòng GD&ĐT, CBQL và phụ trách CNTT của các trường.

Các giải pháp đưa ra đã được khảo nghiệm qua việc trưng cầu ý kiến của các lãnh đạo và chuyên viên CNTT Phòng GD&ĐT, CBQL và phụ trách CNTT của các trường THCS về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các giải pháp. Các giải pháp đều được đánh giá là cần thiết và khả thi ở mức độ cao.

Việc nghiên cứu của đề tài có thể góp phần giúp cho Phòng GD&ĐT, CBQL các trường THCS có được các giải pháp, phương pháp cải tiến trong quá trình ứng dụng CNTT trong quản lý CSVC và TBDH của mình, từ đó tạo được hiệu quả cao trong công tác quản lý, tăng hiệu suất công việc, nâng cao uy tín và thương hiệu của các nhà trường.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Bộ GD&ĐT

Có các văn bản chỉ đạo, quy định, hướng dẫn chi tiết trong việc sử dụng, ứng dụng CNTT trong công tác quản lý để các trường THCS có cơ sở pháp lý để thực hiện.

2.2. Đối với Sở GD&ĐT

Đề ra các chủ trương lớn, rõ ràng và có các kế hoạch cụ thể trong việc triển khai các ứng dụng CNTT trong các nhà trường.

2.3. Đối với Phòng GD&ĐT

- Tham mưu với Quận Ủy, UBND quận có kế hoạch tăng cường trang thiết bị, cơ sở vật chất, máy tính và mạng máy tính cho các trường THCS để phục vụ tốt cho quản lý.

- Có kế hoạch mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn và nghiệp vụ về CNTT.

2.4. Đối với các trường THCS

- Quán triệt chủ trương của ngành, của Sở Giáo dục – Đào tạo, Phòng GD-ĐT về việc ứng dụng CNTT trong quản lý CSVC và TB.

dung, phần mềm, nhân lực, tài lực và các điều kiện đảm bảo khác.

- Theo định kỳ, cần tổng kết, rút kinh nghiệm, điều chỉnh để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong quản lý CSVC và thiết bị.

1. Phạm Liên Hoàn, Phần mềm quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học cho các trường THCS Quận Phú Nhuận, năm 2011

2. Phạm Liên Hoàn, Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở các trường THCS quận Phú Nhuận, Tạp chí Giáo chức Việt Nam, số tháng 7 năm 2012

2. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Chương trình THCS, NXB GD, Hà Nội, 2002 3. Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 - Bộ Giáo dục và Đào tạo

(2001).

4. Chỉ thị 58/CT-TW ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH - Bộ Chính trị (2000), Hà Nội.

5. Chiến lược phát triển CNTT&TT Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 - Chính phủ.

6. Đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước (2001-2005) kèm theo Quyết định số: 112/2001/QĐ - TTg ngày 25/7/2001 của Thủ tướng Chính phủ về giáo dục - Chính phủ.

7. Điều lệ trường trung học - Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), NXB Giáo dục, Hà Nội.

8. Giáo trình quản trị mạng và các thiết bị mạng – Ban điều hành đề án 112 (2003), Chương trình tổng thể cải cách hành chính của Chính phủ giao đoạn 2001 – 2010, Hà Nội.

9. Giáo dục và Đào tạo trong thời kì đổi mới - Ban khoa giáo Trung ương (2002), NXB Chính trị Quốc gia, hà Nội.

10.Luật Giáo dục (2005) - NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11.Mai Văn Trinh, Quản lý hệ thống thông tin trong quản lý giáo dục, (Tập bài giảng), Nghệ An, 2011.

12.Nguyễn Bá Minh, Dự báo, quy hoạch và kế hoạch giáo dục, (Tập bài giảng), Nghệ An, 2011

13.Nguyễn Bá Minh, Đánh giá trong quản lý giáo dục, (Tập bài giảng), Nghệ An 2011.

14.Nguyễn Duy Bảo, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, NXB Bưu Điện, Hà Nội 2007

Hà Nội.

17.Phạm Minh Hạc, Giáo Dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, NXB CTQG, H.2002

18.Phan Thị Hồng Vinh (2006) - Quản lý giáo dục - NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

19. Phạm Minh Hùng (2010) - Phương pháp nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục, (Tập bài giảng) Nghệ An 2010

20. Phòng GD-ĐT Quận Phú Nhuận, Các văn bản chỉ đạo về ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học,

21.Quốc Hội, Luật công nghệ thông tin 67/2006/QH11, 2006

22.Sở GD và ĐT TP. Hồ Chí Minh, Hướng dẫn triển khai chủ trương của Bộ GD và ĐT về việc Năm học 2008-2009 được chọn là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới quản lý tài chính và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực“.

23.Tạp chí PCWORLDVN

24.Thái Duy Tuyên, Phương pháp dạy học - truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục Việt Nam, H.2010

25.Thái Văn Thành, Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, (Tập bài giảng) Nghệ An 2011

26. Trần Kiểm (2006) –Khoa học quản lý giáo dục – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục.

27. Toàn cảnh CNTT Việt Nam 2006 (7/2006) - Hội tin học TP HCM. 28. Toàn cảnh CNTT Việt Nam 2007 (7/2007) - Hội tin học TP HCM. 29. Từ điển Tiếng Việt (2003) - NXB Giáo dục, Hà Nội.

30.Vu Gia, Làm thế nào để viết luận văn, luận án, biên khảo, NXB Thanh Niên, Hà Nội 2006

CNTT TRONG QUẢN LÝ CSVC VÀ TBDH

Bảng câu hỏi 1:

Lập kế hoạch là một chức năng quan trọng, đầu tiên của quá trình quản lý sử dụng và bảo quản CSVC và TBDH. “Kế hoạch thể hiện khoa học cụ thể, chi tiết“ và “kế hoạch phù hợp điều kiện khách quan, chủ quan“ là những tiêu chí để đánh giá chất lượng kế hoạch.

Trong kế hoạch quản lý CSVC và TBDH của trường mình, chất lượng các nội dung kế hoạch (theo đồng chí đánh giá), đạt ở mức độ nào?

Đồng chí hãy vui lòng cho biết, bằng cách đánh dấu nhân (X) vào các ô trống của bảng sau:

TT Nội dung kế hoạch

Chất lượng kế hoạch Tốt Khá Đạt Chưađạt

1

Đầu tư, mua sắm bổ sung, sửa chữa CSVC và TBDH

Kế hoạch thể hiện khoa học cụ thể, chi tiết

Kế hoạch phù hợp điều kiện khách quan, chủ quan

2

Khai thác, sử dụng CSVC và TBDH

Kế hoạch thể hiện khoa học cụ thể, chi tiết

Kế hoạch phù hợp điều kiện khách quan, chủ quan

3

Sắp xếp, bảo quản CSVC và TBDH

Kế hoạch thể hiện khoa học cụ thể, chi tiết

Kế hoạch phù hợp điều kiện khách quan, chủ quan

Xin cảm ơn đồng chí.

trường đồng chí, mức độ và kết quả thực hiện như thế nào?

Đồng chí vui lòng cho biết, bằng cách đánh dấu nhân (X) vào các ô trống của bảng sau:

STT Nội dung tổ chức-chỉ đạo

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Thường xuyên Không thường xuyên Không thực hiện Tốt Khá Đạt Chưa đạt 1 Việc sử dụng TBDH của giáo viên khi lên lớp 2 Bồi dưỡng năng lực sử

dụng TBDH cho giáo viên 3

Sắp xếp, bảo quản TBDH khoa học tiện lợi, phù hợp điều kiện thực tế

4

Bổ sung, sửa chữa kịp thời những TBDH mất mát, hư hỏng

Xin cảm ơn đồng chí.

Bảng câu hỏi 3:

Kiểm tra - đánh giá là một chức năng quan trọng của quá trình quản lý sử dụng và bảo quản CSVC và TBDH.

Công tác kiểm tra đánh giá việc sử dụng và bảo quản CSVC và TBDH ở trường đồng chí, mức độ và kết quả thực hiện như thế nào?

Đồng chí vui lòng cho biết, bằng cách đánh dấu nhân (X) vào các ô trống của bảng sau:

1

Lập kế hoạch kiểm tra, xây dựng các chuẩn kiểm tra

2

Kiểm tra - đánh giá việc sử dụng TBDH của giáo viên

3

Kiểm tra - đánh giá việc sắp xếp bảo quản CSVC và TBDH

Xin cảm ơn đồng chí.

Bảng câu hỏi 4:

Nhận thức vai trò của CNTT là một việc làm quan trọng việc ứng dụng CNTT trong quản lý CSVC và TBDH.

Việc nhận thức vai trò của CNTT ở trường đồng chí như thế nào? Đồng chí vui lòng cho biết, bằng cách đánh dấu nhân (X) vào các ô trống của bảng sau:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở quận phú nhuận, TP HCM (Trang 101 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w