Giải pháp tăng cường công tác đào tạo và nâng cao trình độ về

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở quận phú nhuận, TP HCM (Trang 86)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.2Giải pháp tăng cường công tác đào tạo và nâng cao trình độ về

dụng CNTT trong quản lý CSVC và TBDH cho đội ngũ cán bộ, giáo viên

3.2.2.1 Mục tiêu của giải pháp

- Công tác đào tạo, nâng cao trình độ ứng dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ, giáo viên phải được lãnh đạo nhà trường ý thức đó là nhu cầu cấp thiết, là trách nhiệm của CBQL nhà trường trong việc thực hiện nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT trong quản lý CSVC và TBDH. Dĩ nhiên là muốn đạt hiệu quả tốt trong việc nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT trong quản lý CSVC và TBDH thì ngoài kỹ năng sử dụng và ứng dụng CNTT tốt, cán bộ, giáo viên phải nắm vững nguyên tắc quản lý CSVC và TBDH.

- Đào tạo và nâng cao trình độ CNTT cho cán bộ, giáo viên của trường THCS. Mặc dù năng lực của CBQL về CNTT của các trường THCS trên địa bàn quận Phú Nhuận, TP.HCM ở mức độ khá, nhưng với yêu cầu của quản lý bằng CNTT thì trình độ này chưa đáp ứng được. Giải pháp này nhằm làm cho CBQL nắm bắt xu hướng phát triển của CNTT, hiệu quả của việc ứng dụng CNTT, xử lý một số phần mềm thông thường phục vụ công tác quản lý hàng ngày. Việc nâng cao trình độ CNTT cho hiệu trưởng đặc biệt quan trọng, vì là những người trực tiếp làm công tác quản lý.

3.2.2.2 Nội dung và tổ chức thực hiện giải pháp

Thường xuyên có kế hoạch đào tạo và nâng cao trình độ về việc ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục – đào tạo cho đội ngũ cán bộ, giáo viên nói chung hay trong hoạt động quản lý CSVC và TBDH nói riêng. Để phát triển CNTT trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự phát triển của kinh tế trí thức thì con người là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng, hiệu quả, sự thành công của hoạt động này. Vì vậy, việc quan tâm chỉ đạo phổ cập tin học, cập nhật công nghệ mới cho cán bộ, giáo viên phải được thực hiện thường xuyên. Trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay, các trường THCS luôn được tăng cường, bổ sung, đổi mới CSVC và TBDH, cho nên cán bộ

quản lý và chuyên viên phụ trách phải nắm vững sự thay đổi đó để cập nhật các phần mềm quản lý, phần mềm sử dụng.

Trong nhà trường THCS việc đưa ứng dụng CNTT vào quản lý là nhiệm vụ năm học, coi đây như là một tiêu chí đánh giá thi đua của các bộ phận, cá nhân trong toàn trường. Nhà trường giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cho từng bộ phận. Đây là giải pháp thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực của nhà trường.

Các bước xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ có khả năng sử dụng và ứng dụng CNTT:

+ Bước 1: Lập kế hoạch

Trên cơ sở đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường cùng với những điều kiện sẵn có như hệ thống thiết bị, hệ thống CNTT, CBQL lên kế hoạch cho việc đào tạo và nâng cao trình độ CNTT như sau:

Kế hoạch dài hạn: Trong vòng 3 năm tới nhà trường có 100% cán bộ, giáo viên đạt trình độ A về Tin học; ít nhất 70% GV ứng dụng tin học vào công tác giảng dạy như khai thác mạng Internet để nghiên cứu tài liệu, thiết lập bài giảng điện tử và sử dụng bài giảng điện tử trên lớp; 100% CBQL và cán bộ văn phòng có thể sử dụng và ứng dụng CNTT trong công việc của mình.

Kế hoạch năm học: Hàng năm nhà trường tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ Tin học cho tất cả cán bộ, giáo viên nhà trường. Xây dựng kế hoạch cử cán bộ, giáo viên đi học tập, tập huấn, tham gia hội thảo về tin học và ứng dụng CNTT.

+ Bước 2: Triển khai các chương trình đào tạo bồi dưỡng

Lập danh sách những cán bộ, giáo viên cần thiết để tham gia đào tạo và nâng cao trình độ CNTT.

Có những tài liệu hướng dẫn về ứng dụng CNTT trong quản lý, trong giảng dạy với nội dung rõ ràng, thực tiễn.

Việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và giảng dạy được coi là một trong những tiêu chí đánh giá, bình bầu các danh hiệu thi đua của nhà trường. Vì vậy hàng năm nhà trường cần phải có những kế hoạch và xây dựng quy trình kiểm tra, đánh giá đối với tất cả cán bộ, giáo viên nhà trường.

Tổ chức sát hạch kiến thức tin học: hàng năm nhà trường tổ chức sát hạch trình độ tin học và ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy.

+ Bước 4: Nghiệm thu và công nhận kết quả

Trên cơ sở kết quả thu được của khâu kiểm tra đánh giá như trên. Nhà trường tiến hành nghiệm thu các công tác triển khai đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên của bộ phận tham gia và của chính bản thân những người được đào tạo bồi dưỡng. Những nỗ lực của mỗi bộ phận trong công tác phát triển nguồn nhân lực của nhà trường phải được đánh giá đúng đắn cả về thành tích đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại để từ đó có những hình thức khen thưởng, động viên cũng như chỉ đạo, uốn nắn kịp thời. Có như vậy công tác phát triển đội ngũ mới cụ thể là việc nâng cao khả năng ứng dụng tin học của cán bộ, giáo viên nhà trường mới đạt được hiệu quả mong muốn.

Như vậy ta thấy, công tác đào tạo và nâng cao trình độ ứng dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trong hoạt động quản lý là rất cần thiết, phải lập kế hoạch cụ thể, chi tiết hàng năm; dựa vào trình độ thực tế của đội ngũ cán bộ, giáo viên cần đào tạo lại và bồi dưỡng để đảm bảo trong trong vòng 3 năm có được đội ngũ cán bộ, giáo viên đủ sức đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT trong công việc, do đó cần phải làm thường xuyên, biến nhận thức thành hành động cụ thể để thực hiện từng bộ phận, từng cá nhân. Có động viên, nêu lên những khen thưởng trong công tác thi đua, đồng thời phải có giải pháp kiên quyết trong giải quyết không chấp hành yêu cầu phát triển, nâng cao chất lượng cho từng bộ phận, cá nhân được giao nhiệm vụ.

3.2.2.3 Kết quả dự kiến đạt được của giải pháp

Xây dựng được môi trường tích cực trong ứng dụng CNTT trong quản lý CSVC và TBDH, giúp cho việc quản lý CSVC và TBDH được chính xác, đầy đủ. Tạo nên được không khí làm việc thích thú, kích thích tính chủ động sáng tạo trong công việc của cán bộ, giáo viên.

3.2.3. Giải pháp hoàn thiện điều kiện CSVC và nhân sự cho việc ứng dụng CNTT trongquản lý CSVC và TBDH

3.2.3.1 Mục tiêu của giải pháp

- CSVC cho việc ứng dụng CNTT trong quản lý CSVC và TBDH bao gồm 2 phần: Phần cứng và phần mềm. Phần cứng là máy vi tính, máy in, máy scan và hệ thống mạng. Phần mềm là hệ điều hành, phần mềm ứng dụng và cơ sở dữ liệu. Trong đó máy vi tính và hệ thống mạng là điều kiện không thể thiếu để phát triển việc ứng dụng CNTT trong quản lý CSVC và TBDH. Bởi vậy, tăng cường CSVC là nhằm mục đích cung ứng đầy đủ các điều kiện vật chất đầy đủ cho việc ứng dụng CNTT trong quản lý CSVC và TBDH ở các trường THCS.

- Ngoài việc tăng cường đầy đủ hệ thống CSVC thì hoàn thiện nhân sự chuyên trách CNTT để thực hiện công tác ứng dụng CNTT trong quản lý CSVC và TBDH là việc làm cần thiết.

3.2.3.2 Nội dung và tổ chức thực hiện giải pháp

Tăng cường đầu tư, hoàn thiện cơ sở vật chất và các nhân sự cho việc ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý nói chung và hoạt động quản lý CSVC và TBDH của các trường THCS nói riêng. Từng bước đầu tư đồng bộ, hoàn thiện cơ sở vật chất, thiết bị (hệ thống máy vi tính, máy in, kết nối mạng, các phần mềm chuyên dụng,…). Phát huy hiệu quả tối đa các thiết bị hiện có, có kế hoạch sửa chữa, bảo trì - bảo quản hợp lý. Tăng cường việc liên kết với một số công ty phần mềm để được cung cấp một số phần mềm quản lý phù hợp. Nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa việc ứng dụng CNTT trong hoạt

động giáo dục, giảng dạy, giáo dục của các trường THCS trên địa bàn quận Phú Nhuận.

a) Hoàn thiện CSVC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đầu tư kinh phí cần thiết cho việc đầu tư phần cứng và phần mềm tin học. Ngoài việc đầu tư thiết bị phần cứng như máy vi tính, máy in, máy scan cần đầu tư thỏa đáng kinh phí mua phần mềm ứng dụng các công việc có thể tin học hóa trong nhà trường như phầm mềm quản lý CSVC và TBDH ở các trường THCS. Máy vi tính, máy in, máy scan cho bộ phận quản lý CSVC và TBDH. Máy vi tính, máy in cho CBQL. Tất cả các máy tính đều nối mạng LAN (và có thể thì nối thêm mạng Internet) và cài đặt phần mềm quản lý CSVC và TBDH. Phần mềm này cần dễ sử dụng để cán bộ, giáo viên không cần phải có kiến thức sâu về CNTT cũng có thể sử dụng được. Đây là điểm quan trọng vì trình độ CNTT của cán bộ, giáo viên trong Nhà trường không đồng đều. Nếu chương trình khó sử dụng sẽ làm cho cán bộ giáo viên không muốn sử dụng. Chương trình dễ sử dụng làm cho cán bộ giáo viên chóng quen với cách thức sử dụng chương trình, quen với kỹ thuật mới, quen với ứng dụng CNTT trong công việc, nâng dần trình độ CNTT của cán bộ giáo viên. Mặt khác, chương trình cần theo chuẩn dữ liệu chung để có thể dễ dàng hòa nhập với các chương trình mà cấp trên đã trang bị hay sắp trang bị. Chuẩn dữ liệu thống nhất làm cho việc sử dụng dữ liệu cho nhiều chương trình khác nhau một cách thuận lợi.

- Hoàn thiện, nâng cấp hệ thống mạng nội bộ (LAN) trong toàn nhà trường. Mạng LAN có tác dụng lớn trong viêc chuyển giao thông tin nội bộ. Nhiều thông tin được chuyển giao giữa lãnh đạo và các bộ phận, các phòng làm việc, giữa các phòng học với nhau. Mạng LAN có thể được dùng để phổ biến thông tin trong toàn thể cán bộ, giáo viên. Mạng LAN cũng có thể dùng để thay chế độ họp giao ban thường kỳ. Một số đơn vị đã sử dụng phương pháp này thay cho phương pháp tập trung toàn bộ cán bộ giáo viên lại để hợp giao ban thường kỳ. Ngoài ra, mạng LAN có thể dùng để chuyển

giao những biểu mẫu báo cáo để cán bộ, giáo viên báo cáo định kỳ. Phần mềm quản lý CSVC và TBDH chạy trên mạng nội bộ giúp cho CBQL nắm được thông tin, tình hình CSVC và TBDH của trường mình bất cứ khi nào mà không cần phải đến máy của bộ phận chuyên trách để xem.

- Hoàn thiện, nâng cấp hệ thống mạng Internet: Mạng Internet là đường truyền đường truyền thông tin giúp cho các trường THCS trên địa bàn kết nối với Sở GD&ĐT TP.HCM, với Phòng GD&ĐT quận Phú Nhuận. Ngoài ra mạng Internet là cơ sở để truyền tải các thông tin giữa các thành viên trong nhà trường mà không nhất thiết phải có mặt ở trường, chỉ cần ở đâu có máy vi tính nối mạng Internet là có thể liên lạc, trao đổi thông tin được.

Cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng để cho cán bộ giáo viên thực hiện được ý tưởng của bản thân. CSVC tạo ra nhu cầu sử dụng nó vào công tác hàng ngày. Nhưng tăng cường CSVC cần phải có lộ trình và phù hợp với năng lực ứng dụng của cán bộ giáo viên trong đơn vị, nếu không thì sẽ gây lãng phí. Phải gắn việc trang bị với việc sử dụng hiệu quả. Phải kiểm tra lại toàn bộ hệ thống thiết bị tin học hiện có, từ đó đề xuất bảo dưỡng, sửa chữa những thiết bị hỏng hóc, điều chuyển để đảm bảo tính đồng bộ, trang bị bổ sung nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng.

Dành phần kinh phí cần thiết cho việc đầu tư phần cứng và phần mềm tin học; Ngoài việc đầu tư thiết bị phần cứng cần đầu tư thỏa đáng kinh phí mua phần mềm quản lý CSVC và TBDH của trường THCS. Tích cực khai thác kinh phí từ các chương trình tin học, dự án hỗ trợ đầu tư về CNTT và truyền thông của sở GD&ĐT TP.HCM, của Phòng GD&ĐT quận Phú Nhuận, của UBND quận Phú Nhuận; Tích cực thực hiện xã hội hóa giáo dục từ phía cha mẹ học sinh; Phải gắn việc trang bị với việc sử dụng có hiệu quả.

b) Hoàn thiện nhân sự

Ngoài việc hoàn thiện hệ thống CSVC, CBQL nhà trường phải hoàn thiện hệ thống nhân sự để phục vụ việc ứng dụng CNTT trong việc quản lý CSVC và TBDH với 2 công việc chính:

- Thứ nhất: Đảm bảo sự hoạt động thông suốt và an toàn cho hệ thống phần cứng và phần mềm máy tính.

- Thứ hai: Đảm bảo khả năng về CNTT cũng như khả năng quản lý CSVC và TBDH.

Về công việc thứ nhất, đó là đảm bảo cho hệ thống máy tính, mạng máy tính, mạng Internet hoạt động đều, thông suốt và an toàn. Đây là vấn đề quan trọng trong thời đại thông tin là yếu tố quan trọng. Hệ thống ổn định, cán bộ, giáo viên sẽ thực hiện nhiều ứng dụng trên máy tính hơn. Hệ thống máy tính gồm hệ thống các linh kiện kết hợp với nhau, kèm theo phần mềm chạy trên hệ thống đó. Phần cứng không có phần mềm thì không thể thực hiện được công việc gì, phần mềm mà thiếu phần cứng thì không có chỗ hoạt động, nên cũng không thể làm được công việc gì dù là nhỏ nhất. Việc đảm bảo hệ thống hoạt động đều cũng là một yếu tố phức tạp, đòi hỏi người cán bộ phải có đầu óc tổng hợp, có kiến thức sâu về CNTT, về kiến trúc máy tính và về phần mềm ứng dụng.

Nhân sự đảm nhận công việc này còn có trách nhiệm phổ cập ứng dụng CNTT, giải quyết những vấn đề có thể xảy ra trong quá trình ứng dụng CNTT cho cán bộ, giáo viên của Nhà trường. Đặc biệt nữa là ở vấn đề bảo mật và an toàn dự dữ liệu, phải có nhân sự có chuyên ngành CNTT ở công việc này mới giúp cho dữ liệu được chia sẻ đến với những người có nhu cầu về chúng. Ngoài ra phải có giải pháp lưu trữ phù hợp (như một loại dữ liệu được lưu trữ ở hai nơi chẳng hạn) để đảm bảo cho dữ liệu được an toàn, không mất mát.

Do đó, nhân sự được tuyển dụng ở công việc này phải có bằng cấp chuyên ngành về CNTT, kiến thức về CNTT phải thường xuyên được cập nhật, trao dồi.

Đối với những trường THCS có khó khăn về tài chính thì nhân sự của công việc này có thể không cần, nhà trường có thể sử dụng dịch vụ từ các Công ty tin học để đáp ứng công việc này.

Về công thứ hai, đó là đảm bảo khả năng về CNTT cũng như khả năng quản lý CSVC và TBDH. Trước tiên, nhân sự ở công việc này là người biết quản lý CSVC và TBDH ở trường THCS, họ phải biết các quy trình về quản lý, sắp xếp, hệ thống, tổng hợp CSVC và TBDH. Họ là người có thể quản lý CSVC và TBDH ngay cả khi không có sự hỗ trợ của CNTT. Sau đó nhân sự của công việc này phải biết về sử dụng và ứng dụng CNTT vào công việc quản lý CSVC. Đặc biệt, nếu dùng phần mềm quản lý thì họ không cần kiến thức chuyên sâu về CNTT mà chỉ cần nắm rõ cách sử dụng của phần mềm quản lý là có thể quản lý được.

Như vậy, nhân sự của công việc này có tính kế thừa. Tức là sử dụng lại nhân sự quản lý CSVC và TBDH sau đó đào tạo để có thể ứng dụng CNTT vào công việc của mình.

3.2.3.3 Kết quả dự kiến đạt được của giải pháp

- Trường có hệ thống CSVC phù hợp với với yêu cầu ứng dụng CNTT trong quản lý CSVC và TBDH.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở quận phú nhuận, TP HCM (Trang 86)