8. Cấu trúc của luận văn
2.2.2 Công tác quản lý CSVC và TBD Hở các trường THCS quận
Nhuận
2.2.2.1 Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý CSVC và TBDH
Đội ngũ cán bộ quản lý công tác CSVC và TBDH là tất cả những người tham gia quản lý CSVC và TBDH: Từ Hiệu trưởng đến phó Hiệu trưởng; chuyên trách CSVC và TBDH; tổ trưởng chuyên môn; giáo viên.
Đội ngũ cán bộ quản lý chưa được đào tạo bài bản về chuyên môn quản lý TBDH, phần nhiều thông qua môi trường sư phạm mà trưởng thành. Kiến thức quản lý CSVC và TBDH cần phải được bồi dưỡng để phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới của các yêu cầu về quá trình dạy học.
- Hiệu trưởng là người đứng đầu nhà trường có tư cách pháp nhân quản lý toàn bộ CSVC và TBDH, chịu trách nhiệm trước nhà nước về mọi mặt hoạt động của nhà trường nói chung, phát huy hiệu quả của công tác quản lý CSVC và TBDH nói riêng.
- Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, đồng thời trực tiếp điều hành các hoạt động quản lý CSVC và TBDH của nhà trường, thông qua chuyên trách CSVC và TBDH và các tổ trưởng chuyên môn. Mỗi học kỳ, tổ chuyên, giám hiệu nhà trường lấy kết quả báo cáo của chuyên trách CSVC và TBDH về mức độ sử dụng CSVC và TBDH của từng cá nhân làm tiêu chuẩn tham gia đánh giá chất lượng công tác của cá nhân từng kỳ hay năm học.
Do năng lực, kế hoạch quản lý và điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, thiếu chuyên trách CSVC và TBDH nên vai trò của các nhà quản lý trường học chưa thể hiện có hiệu quả trong công tác quản lý sử dụng và bảo quản TBDH.
- Chuyên trách TBDH có nhiệm vụ quản lý mượn, trả TBDH của giáo viên. Quản lý sổ mượn, danh mục TBDH, và sổ kiểm kê TBDH hằng năm. Theo dõi, thống kê báo cáo số lần sử dụng (thông qua sổ mượn) và việc bảo quản TBDH của giáo viên cho giám hiệu nhà trường theo từng học kỳ. Do thiếu nghiệp vụ quản lý sử dụng và bảo quản TBDH, việc quản lý của cán bộ chuyên trách còn mang tính chất hành chính sự vụ, chưa kiểm soát được chất lượng và cả số lượng các TBDH hiện có và những TBDH giáo viên mượn, trả. Đặc biệt chuyên trách thiết bị không nắm được tính năng, tác dụng của các TBDH giáo viên mượn nên gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong quá trình thực hiện những chức năng nhiệm vụ của mình trong việc quản lý TBDH như bảo quản, sửa chữa nhỏ, giúp giáo viên mượn, trả,...
- Giáo viên là đối tượng trực tiếp sử dụng và bảo quản TBDH với thời gian và số lượng lớn nhất, là những người am hiểu nhất về số lượng, chất lượng của từng chi tiết TBDH của môn học. Vì vậy giáo viên giữ vai trò quan trọng trong bộ máy quản lý TBDH của nhà trường.
Trong quá trình khai thác, sử dụng TBDH hiện nay còn phụ thuộc vào sự tự giác của giáo viên mà chưa có giải pháp tích cực để toàn bộ giáo viên phải sử dụng TBDH trong giờ lên lớp. Quy trình quản lý việc sử dụng TBDH còn mang tính hình thức, chỉ dựa vào sổ đăng ký mượn TBDH do chuyên trách thiết bị quản lý. Do trình độ của chuyên trách thiết bị hạn chế, năng lực thực hành và kỹ năng sử dụng TBDH của giáo viên còn lúng túng nên có những hạn chế đáng kể trong quá trình sử dụng và bảo quản TBDH. Với những trường chưa có phòng học bộ môn, giáo viên chưa phát huy được hiệu quả của TBDH. Giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc khai thác sử dụng TBDH đặc biệt là các thí nghiệm thực hành. Từ thực trạng về cơ sở vật chất, cùng với việc thiếu cán bộ chuyên trách, giáo viên mất khá nhiều thời gian chuẩn bị các TBDH phục vụ cho giờ học, làm ảnh hưởng đến ý thức và chất lượng của việc sử dụng TBDH của giáo viên.
2.2.2.2 Thực trạng quản lý việc sử dụng và bảo quản CSVC và TBDH
Để đánh giá được thực trạng quản lý CSVC và TBDH ở các trường THCS quận Phú Nhuận, TP.HCM, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng bằng phương pháp kiểm tra, quan sát hoạt động quản lý CSVC và TBDH, tổng hợp, phân tích các biên bản thanh tra toàn diện về công tác quản lý hoạt động quản lý CSVC và TBDH ở các trường hàng năm do Phòng GD&ĐT quận Phú Nhuận tiến hành. Đồng thời tổ chức thăm dò, điều tra bằng bộ phiếu hỏi ý kiến 36 người trong đó 6 hiệu trưởng, 12 phó hiệu trưởng, 12 tổ trưởng chuyên môn và 6 cán bộ quản lý CSVC và TBDH của 6 trường THCS trong quận. Bộ phiếu hỏi ý kiến được xây dụng theo các nội dung, và yêu cầu điều tra. Bộ phiếu giúp đánh giá chính xác và khách quan những vấn đề đã nêu (nội dung bộ phiếu được thể hiện ở phụ lục 1).
Thực trạng quản lý việc sử dụng và bảo quản TBDH được đánh giá trên các mặt: Xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo và kiểm tra đánh giá.
a. Xây dựng kế hoạch quản lý TBDH
- Kế hoạch hóa công tác CSVC và TBDH là một trong những chức năng quan trọng của công tác quản lý CSVC và TBDH. Tuy nhiên phần lớn các trường hiện nay chưa lập kế hoạch riêng, cụ thể cho việc sử dụng và bảo quản CSVC và TBDH. Kế hoạch về công tác CSVC và TBDH bao gồm:
+ Kế hoạch đầu tư, mua sắm CSVC và TBDH. + Kế hoạch khai thác sử dụng CSVC và TBDH + Kế hoạch bảo quản sửa chữa CSVC và TBDH
Bảng 1: Kết quả điều tra chất lượng kế hoạch quản lý CSVC và TBDH
TT Nội dung kế hoạch
Chất lượng kế hoạch (%) Tốt Khá Đạt Chưa đạt 1 Đầu tư, mua sắm bổ sung, sửa chữa TBDH
Kế hoạch thể hiện khoa
học cụ thể, chi tiết 22.2 41.7 36.1 00.0 Kế hoạch phù hợp điều
kiện khách quan, chủ quan 19.4 44.4 36.2 00.0
2
Khai thác, sử dụng TBDH
Kế hoạch thể hiện khoa
học cụ thể, chi tiết 22.2 44.4 33.4 00.0 Kế hoạch phù hợp điều
kiện khách quan, chủ quan 25.0 47.2 27.8 00.0 3
Sắp xếp, bảo quản TBDH
Kế hoạch thể hiện khoa
học cụ thể, chi tiết 27.8 50.0 22.0 00.0 Kế hoạch phù hợp điều
kiện khách quan, chủ quan 19.4 50.0 30.6 00.0
Trung bình: 22.7 46.3 31.0 00.0
Qua kết quả số liệu điều tra thấy rằng hầu hết các trường đã đầu tư xây dựng kế hoạch quản lý CSVC và TBDH. Chất lượng nội dung kế hoạch đạt 69% loại khá, tốt trong đó kế hoạch khai thác sử dụng chưa được đánh giá cao (còn hơn 31% loại đạt). Hiệu trưởng nhà trường còn gặp nhiều khó khăn khi
xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm, vì chưa chủ động được nguồn ngân sách phục vụ cho công tác này. Tuy nhiên việc sửa chữa nhỏ các CSVC và TBDH không những tốn nhiều kinh phí mà nó còn phụ thuộc yếu tố con người, đó là năng lực, kinh nghiệm của cán bộ chuyên trách CSVC và TBDH còn nhiều hạn chế, thậm chí không hiểu gì nhiều về CSVC và TBDH. Việc đầu tư mua sắm, nhằm phục vụ các yêu cầu về CSVC và TBDH cho quá trình dạy học theo chương trình của Bộ GD&ĐT, công tác này còn hạn chế do điều kiện đầu tư cơ sở vật chất cho trường học còn khó khăn. Thiết bị dạy học do trên cấp một lần theo một cơ số nhất định. Hằng năm số lượng và chất lượng CSVC và TBDH bị giảm sút nên ảnh hưởng đến quá trình thức hiện các tiết dạy có sử dụng TBDH. Hiệu trưởng chưa có quyền lựa chọn chất lượng, nhà cung cấp CSVC và TBDH, chưa được giao ngân sách mua sắm, bổ sung, sửa chữa TBDH, vì vậy hoàn toàn bị động trước yêu cầu về số lượng và chất lượng CSVC và TBDH phục vụ quá trình quản lý và giảng dạy.
Chất lượng kế hoạch khai thác sử dụng CSVC và TBDH được đánh giá khá khiêm tốn, gần 31% đánh giá chất lượng kế hoạch chỉ ở mức đạt. Khi xây dựng kế hoạch này thường gặp phải khó khăn đó là sự hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy học và yếu tố con người tác động đến việc lập kế hoạch. Xuất hiện mâu thuẫn giữa yêu cầu về điều kiện thực hiện dạy học theo phương pháp mới và CSVC và TBDH hiện có. Với những trường đã có kế hoạch quản lý, khai thác sử dụng đã được quan tâm tốt, có hiệu quả. Các giải pháp quản lý đã trở thành quy chế ổn định, giáo viên bộ môn thuận tiện hơn trong việc sử dụng TBDH.
Phần đông các trường cơ sở vật chất trường học còn thiếu thốn, chưa có phòng học bộ môn hầu như tất cả các TBDH đều để chung vào một kho, không đủ điều kiện để tổ chức khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả. Kế hoạch còn mang tính hình thức chiếu lệ, việc sử dụng TBDH của giáo viên còn mang tính động viên, chưa đủ điều kiện để thực hiện quy định sử dụng một cách nghiêm túc, nề nếp.
Kế hoạch bảo quản sửa chữa: Trong quá trình bảo quản sử dụng, CSVC và TBDH sẽ có những hư hỏng, giảm sút về chất lượng do tác động của con người và môi trường xung quanh. Để CSVC và TBDH được sử dụng lâu dài, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng phục vụ cho quá trình dạy học, cần có chế độ bảo quản, sửa chữa thường xuyên và kịp thời.
Xác định được vai trò của việc sắp xếp bảo quản CSVC và TBDH nên kế hoạch này được quan tâm đúng mức. Qua điều tra được đánh giá ở mức độ khá.
Nhìn chung, việc xây dựng kế hoạch quản lý TBDH được đánh giá chung ở mức độ khá, không có nội dung nào bị đánh giá ở mức chưa đạt.Tuy nhiên để kế hoạch thành hiện thực còn có nhiều yếu tố ảnh hưởng và tác động. Vai trò của nhà quản lý còn phải thể hiện đầy đủ và rõ nét hơn nữa.
Việc bảo quản sửa chữa CSVC và TBDH chưa thực sự được quan tâm đúng mức vì vậy hàng năm, số lượng CSVC và TBDH bị mất mát, hư hỏng khá nhiều. Việc bảo quản CSVC và TBDH chủ yếu do cán bộ chuyên trách thiết bị cùng với giáo viên bộ môn đảm nhiệm. Trách nhiệm của từng đối tượng về bảo quản được quy định song có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác này nên chất lượng bảo quản CSVC và TBDH chưa tốt, tạo nên những thiết sót hạn chế trong khâu quản lý bảo quản.
b. Công tác tổ chức- chỉ đạo thực hiện
Tổ chức - chỉ đạo việc sử dụng và bảo quản CSVC và TBDH nhằm hiện thực hóa các mục tiêu của kế hoạch đề ra. Thực trạng công tác này được chúng tôi xem xét trên các phương diện sau:
Tổ chức- chỉ đạo việc sử dụng TBDH của giáo viên là khâu trực tiếp để TBDH đến với quá trình dạy - học, biểu hiện kết quả thực hiện tổ chức - chỉ đạo tốt là có số lần sử dụng TBDH và hiệu quả sử dụng của giáo viên được nâng lên.
Tổ chức- chỉ đạo việc bồi dưỡng năng lực sử dụng TBDH cho giáo viên. Kết quả của công tác này thể hiện trong số lượng và chất lượng việc bồi dưỡng năng lực sử dụng TBDH của giáo viên.
Tổ chức- chỉ đạo việc sắp xếp, bảo quản TBDH, nhằm đảm bảo thuận lợi cho giáo viên trong quá trình mượn, trả; các TBDH đảm bảo an toàn cả về chất lượng và số lượng.
Tổ chức - chỉ đạo việc bổ sung sửa chữa TBDH. Kịp thời phát hiện những hư hỏng, mất mát các TBDH, đồng thời có kế hoạch sửa chữa, bổ sung các TBDH đó.
Tổng hợp các phiếu điều tra chúng tôi có kết quả sau:
Bảng 2: Kết quả điều tra về công tác tổ chức-chỉ đạo sử dụng bảo quản TBDH T T Nội dung tổ chức - chỉ đạo Mức độ thực hiện(%) Kết quả thực hiện (%) Thường xuyên Không thường xuyên Không thực hiện Tốt Khá Đạt Chưa đạt 1 Việc sử dụng TBDH
của GV khi lên lớp 55.6 44.0 00.0 27.8 47.2 25.0 00.0
2 Bồi dưỡng năng lực sử
dụng TBDH cho GV 52.8 47.2 00.0 27.8 44.4 27.8 00.0
3
Sắp xếp, bảo quản TBDH khoa học tiện lợi, phù hợp điều kiện thực tế
58.3 41.7 00.0 30.6 41.7 27.8 00.0
4
Bổ sung, sửa chữa kịp thời những TBDH mất mát, hư hỏng
50.0 50.0 00.0 19.4 41.7 30.6 8.3
Trung bình: 54.2 45.8 0.00 26.4 43.8 27.8 2.1
Qua số liệu điều tra, thấy rằng việc tổ chức - chỉ đạo trong quá trình quản lý TBDH có mức độ thường xuyên chưa cao (54.2%) kết quả được đánh
giá còn khiêm tốn (27.8% ở mức đạt). Tổ chức chỉ đạo là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình sử dụng và bảo quản TBDH. Nhà quản lý cần phải có phương pháp tổ chức - chỉ đạo thông qua tổ chuyên môn và cán bộ TBDH, đồng thời biết động viên tinh thần, ý thức tự giác của mỗi giáo viên trong việc sử dụng và bảo quản TBDH.
c. Công tác kiểm tra - đánh giá
Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá việc sử dụng và bảo quản CSVC và TBDH được chúng tôi xem xét đánh giá trên các phương diện sau:
- Lập kế hoạch kiểm tra, xây dựng các chuẩn kiểm tra. - Kiểm tra việc sử dụng TBDH của giáo viên và học sinh. - Kiểm tra việc sắp xếp bảo quản TBDH.
Có nhiều hình thức và mức độ kiểm tra khác nhau, song để tiến hành kiểm tra đánh giá khách quan, có kết quả nhà quản lý cần lập kế hoạch và xây dựng các chuẩn kiểm tra. Nội dung kiểm tra phải bao quát được quá trình sử dụng và bảo quản các TBDH.
Bảng 3: Kết quả điều tra công tác kiểm tra - đánh giá việc sử dụng và bảo quản CSVC và TBDH
T T
Nội dung kiểm tra - đánh giá
Mức độ thực hiện(%) Kết quả thực hiện (%) Thường xuyên Không thường xuyên Không thực hiện Tốt Khá Đạt Chưa đạt 1
Lập kế hoạch kiểm tra, xây dựng các chuẩn kiểm tra
55.6 44.4 0.00 27.8 44.4 27.8 0.00
2
Kiểm tra - đánh giá việc sử dụng TBDH của giáo viên
52.8 47.2 00.0 30.6 33.3 36.1 0.00
3
Kiểm tra đánh giá việc sắp xếp bảo quản CSVC và TBDH
58.3 41.7 00.0 33.0 36.1 30.6 0.00
Trung bình: 55.6 44.4 00.0 30.6 38.0 31.4 0.00
Nhìn chung công tác kiểm tra đánh giá được thực hiện khá thường xuyên và chất lượng vào loại khá. Thực tế quá trình kiểm tra đánh giá còn tập trung vào từng khoảng thời gian nhất định như đầu năm hoặc cuối năm học. Hình thức kiểm tra đánh giá chủ yếu thông qua các loại hồ sơ, sổ sách được thống kê ghi chép lại trong quá trình theo dõi của cán bộ, chuyên trách thiết bị, chưa thực sự đi sâu vào những tác động hiệu quả của việc sử dụng TBDH qua giờ lên lớp.
Kiểm tra - đánh giá việc sử dụng TBDH của giáo viên chưa được thường xuyên (52.8%), 36.1% đánh giá ở mức độ đạt, chứng tỏ các CBQL còn coi nhẹ nội dung này, vì đây là nội dung quan trọng có thể đánh giá được số lượng và hiệu quả quá trình sử dụng TBDH của giáo viên.