CSVC và TBDH của các trường THCS quận Phú Nhuận

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở quận phú nhuận, TP HCM (Trang 58 - 61)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.1 CSVC và TBDH của các trường THCS quận Phú Nhuận

2.2.1.1 Phòng học bộ môn, phòng chức năng

Các trường THCS trên địa bàn quận Phú Nhuận rất quan tâm về CSVC và TBDH, đã chủ động đầu tư cải tạo cơ sở vật chất, trang bị bổ sung thiết bị dạy học; phân công giáo viên có năng lực phụ trách thiết bị dạy học.

Phần lớn các trường đều có phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm thực hành. Tuy nhiên, chưa thật sự đầy đủ, có trường còn kiêm nhiệm một phòng cho nhiều chức năng. Việc bố trí phòng thí nghiệm, kho chứa thiết thiết bị dạy học của nhiều bộ môn, không đúng quy cách, không gian chật hẹp, thiếu an toàn, … sắp xếp lộn xộn, không khoa học, dễ hư hỏng, dễ vỡ, … gây tâm lý ngại ngùng khi sử dụng thiết bị dạy học. Cho nên việc chuẩn bị kế hoạch dụng cụ, thiết bị cho giáo viên bộ môn gặp nhiều trở ngại, làm thí nghiệm mang tính chất chiếu lệ, hình thức, không hiệu quả, tiết dạy không đạt yêu cầu, sử dụng TBDH không hết công suất.

2.2.1.2 Thiết bị dạy học

Thiết bị dạy học là điều kiện không thể thiếu được cho việc triển khai chương trình sách giáo khoa mới nói chung, cho việc đổi mới phương pháp dạy học hướng vào hoạt tích cực, chủ động của học sinh nói riêng. Để đáp ứng yêu cầu này, phương tiện kỹ thuật dạy học (còn gọi là phương tiện thiết bị dạy học) phải tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh thực hiện các hoạt động độc lập hoặc hoạt động theo nhóm. Cơ sở vật chất của nhà trường cũng cần hỗ trợ đắc lực cho việc tổ chức dạy học được thay đổi dễ dàng, linh hoạt, phù hợp với dạy học cá thể, dạy học hợp tác.

Để đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa ở hiện tại và những năm qua, các trường THCS quận Phú Nhuận được trang bị, cung cấp hàng loạt thiết bị dạy học các bộ môn, trong đó nhiều nhất ở bộ môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học và môn công nghệ theo từng năm phù hợp với

từng năm thay sách giáo khoa. Điều này đã tạo ra một bộ mặt mới về thiết bị dạy học mà trước đây chưa từng có.

* Ưu điểm

Thiết bị dạy học phục vụ chương trình, sách giáo khoa mới, đảm bảo sự đồng bộ theo bộ môn, mỗi môn học đều có 6 bộ thí nghiệm cho 6 nhóm học sinh thực hiện các thí nghiệm thực hành. Một bộ thí nghiệm thực hành biểu diễn cho giáo viên, bộ này có kích thước lớn hơn và chất lượng tốt hơn. Việc trang bị đồng bộ giúp cho công tác quản lý theo phân môn thuận lợi. Tính năng và chất lượng có hiệu quả hơn so với bộ thiết bị dạy học cũ.

Việc trang bị thiết bị dạy học theo khối lớp, hình thức, mẫu mã tương đối đa dạng, phong phú, dễ lắp ráp sử dụng. Một số thiết bị đã thể hiện tính hiện đại, áp dụng công nghệ mới trong chế tạo như thiết bị dạy học của môn Vật lý và môn Sinh học. Phòng máy vi tính được bố trí rất tiện lợi cho giáo viên và học sinh sử dụng và học tập, phát huy gần như hết công suất của nó.

* Hạn chế

Chất lượng thiết bị dạy học không đồng đều, một số có chất lượng thấp ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm của giáo viên và học sinh.

Độ tinh xảo của thiết bị kém, thô, tính thẩm mỹ chưa cao, độ bền thấp. Việc bổ sung thiết bị dạy học mới chưa kịp thời làm ảnh hưởng đến số lượng thiết bị dạy học cần thiết cho một tiết thí nghiệm thực hành.

Không đủ phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn để sắp xếp, bảo quản thiết bị dạy học. TBDH được xếp chung trong cái được gọi là phòng thiết bị mà thực chất là cái kho chứa đựng mọi thứ. Gây khó khăn trong việc mượn – trả, sử dụng và bảo quản cho giáo viên và cán bộ thiết bị. Đây là một hạn chế cơ bản ảnh hưởng trực tiếp hiệu quả của việc sử dụng, khai tác và bảo quản TBDH.

2.2.1.3 Thực trạng công tác bảo quản CSVC và TBDH

Trong quá trình bảo quản sử dụng CSVC và TBDH sẽ có những hư hỏng, giảm sút về chất lượng do tác động của con người và môi trường xung

quanh. Để CSVC và TBDH được sử dụng lâu dài, đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng phục vụ cho quá trình dạy học cần có chế độ bảo quản, sữa chữa thường xuyên, kịp thời.

* Ưu điểm

Phần lớn cán bộ quản lý các trường THCS có quan tâm đến công tác bảo quản, sử dụng CSVC và TBDH. Khi tiếp nhận thiết bị cử các tổ trưởng bộ môn kiểm tra, vận hành, lưu hồ sơ sổ sách, phân loại thiết bị dạy học tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên mượn.

Phân công cán bộ thiết bị, bố trí phòng kho thiết bị, bảo quản thiết bị phục vụ công tác giảng dạy. Hàng năm có thống kê, kiểm kê, kiểm tra thiết bị dạy học đang quản lý; bổ sung, mua sắm thêm trang thiết bị từ nguồn lệ phí xây dựng của nhà trường.

Cán bộ thiết bị thường xuyên sắp xếp ngăn nắp khoa học như: các hóa chất dạng lỏng để nơi tránh bụi và tránh ánh sáng mặt trời; sắp xếp các tranh ảnh theo khối; Mua thêm thuốc khử côn trùng để phòng ngừa, bảo quản các tranh ảnh.

Cán bộ thiết bị có tinh thần trách nhiệm trong việc bảo quản thiết bị, đảm bảo hồ sơ quản lý thiết bị dạy học như: sổ thiết bị giáo dục, sổ sử dụng thiết bị giáo dục, sổ mượn trả thí nghiệm biểu diễn, đồ dùng, sổ ghi ký hiệu tranh ảnh, sổ thống kê các tiết thí nghiệm thực hành, sổ thống kê các tiết có sử dụng thiết bị dạy học. Hàng tháng báo cáo tình hình thiết bị dạy học về nhà trường để từ đó có hướng khắc phục sữa chữa, bảo trì.

Giáo viên thường xuyên vệ sinh các kính hiển vi; sau khi thí nghiệm xong được vệ sinh sạch sẽ các ống thủy tinh và tiếp tục bảo quản hóa chất còn thừa lại.

Một số em học sinh có ý thức rất tốt trong việc bảo quản trang thiết bị, cũng như bảo quản cơ sở vật chất của nhà trường, thiết thật nhất thể hiện qua các buổi lao động tình nguyện, trong đó có việc sắp xếp, vệ sinh thiết bị ở các phòng thí nghiệm thực hành.

* Hạn chế

Một số cán bộ quản lý chưa thật sự quan tâm và chưa thực hiện tốt việc bảo quản thiết bị dạy học, thậm chí chưa xây dựng kế hoạch bảo quản, bảo dưỡng, bảo trì, xem nhẹ công tác quản lý thiết bị dạy học. Có tư tưởng ỷ lại vào việc trang bị bổ sung thiết bị mới, không tận dụng các thiết bị dạy học hiện có, cải tiến cho phù hợp với điều kiện của nhà trường.

Phân công giáo viên chưa có kiến thức chuyên môn về thiết bị; dẫn đến việc bảo quản thiết bị còn lúng túng, chấp vá, thực hiện bảo quản thiết bị không đúng quy trình, thiết bị dễ hỏng.

Hồ sơ sổ sách quản lý thiết bị chưa đảm bảo, chưa thường xuyên kiểm tra việc bảo quản thiết bị, đôi khi phó mặc cho cán bộ thiết bị. Sắp xếp thiết bị chưa đạt yêu cầu, một số trường không sắp xếp thiết bị, đồ dùng theo từng môn, thiết bị và hóa chất để chung kho, chung kệ, giá đỡ.

Giáo viên, được đào tạo từ nhiều nguồn, trình độ có chênh lệch, kỹ năng thực hành, điều kiện thực hành, tiếp cận thiết bị có áp dụng công nghệ mới, công nghệ cao có hạn chế; giáo viên còn lúng túng khi sử dụng thiết bị, có trường hợp sử dụng sai quy trình dẫn đến hư hỏng thiết bị dạy học.

Một số em học sinh chưa có ý thức trong việc bảo quản thiết bị như vào phòng thí nghiệm thực hành mang đổ hoặc bỏ phí các hóa chất.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở quận phú nhuận, TP HCM (Trang 58 - 61)