Phương tiện quản lý CSVC và TBDH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở quận phú nhuận, TP HCM (Trang 42)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.5 Phương tiện quản lý CSVC và TBDH

Từ các phương tiện quản lý của công tác quản lý một tổ chức, có thể chỉ ra các phương tiện quản lý để thực hiện mục tiêu quản lý CSVC và TBDH của công tác quản lý nhà trường như sau:

- Chế định GD&ĐT và các chế định liên ngành đối với lĩnh vực CSVC và TBDH.

- Bộ máy tổ chức và nhân lực của nhà trường, trong đó có bộ máy tổ chức và nhân lực trực tiếp tham gia quản lý, xây dựng, mua sắm, trang bị, sử dụng, sửa chữa và bảo quản CSVC và TBDH.

- Nguồn tài lực và vật lực của trường đã huy động được để thực hiện được xây dựng, mua sắm, trang bị, bảo quản và tu sửa CSVC và TBDH.

- Hệ thống thông tin và môi trường sử dụng, quản lý đối với lĩnh vực CSVC và TBDH.

1.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý CSVC và TBDH ở các trường THCS

1.4.1. Vai trò của CNTT trong hoạt động quản lý CSVC và TBDH

CNTT là ngành khoa học công nghệ cao, có nhiều tác dụng trong cuộc sống xã hội, mang lại hiệu quả lớn trong mọi mặt của xã hội trong đó có quản lý. Ứng dụng CNTT làm cho việc quản lý nói chung hay quản lý CSVC và TBDH nói riêng trở nên sâu sát hơn, cụ thể hơn, người quản lý không mất nhiều thời gian vào những việc cụ thể mà dành nhiều thời gian hơn cho công việc hoạch định chiến lược cho tổ chức, cho đơn vị.

CNTT làm cho tất cả các thông tin được cập nhật nhanh chóng, các thông tin của đơn vị được công khai trong nhà trường. Thông tin được công khai cũng làm cho cộng đồng chấp nhận đơn vị, làm cho gia đình, đơn vị chủ quản đơn vị nắm được tình trạng CSVS và TBDH của đơn vị.

Máy tính là một công cụ chủ yếu trong CNTT, máy tính thực hiện những phép tính toán rất nhanh và chính xác. Công nghệ truyền thông đã dần tiến tới trình độ hoàn thiện ở mức độ cao nên thông tin được truyền đi nhanh chóng, rộng khắp. Nhờ CNTT, thông tin quản lý được truyền đến người quản lý hầu như tức thì, trực tiếp không thông qua khâu trung gian nên người quản lý nắm bắt được thông tin một cách nhanh chóng, chân thực. Từ nguồn thông tin đó, người quản lý có thể xử lý thông tin quản lý kịp thời và chính xác.

CNTT làm cho những quyết định quản lý sát với thực tế đang diễn ra, làm cho quyết định quản lý có hiệu quả hơn. Do xã hội luôn luôn thay đổi nên trạng thái của đơn vị biến đổi không ngừng. Các quyết định quản lý cũng vì vậy mà không đồng nhất như nhau trong thời điểm khác nhau. Tốc độ thay đổi của xã hội hiện đại càng nhanh càng yêu cầu người lãnh đạo phải cân nhắc tức thời để ra được quyết định quản lý phù hợp với tình hình thực tế. CNTT giúp cho việc cân nhắc các điều kiện thực tế một cách nhanh chóng, đặc biệt là việc tính toán các đại lượng có thể đo đếm được. Khả năng tính toán của CNTT có thể là một cơ sở để hỗ trợ cho các nhà quản lý ra quyết định một cách đúng đắn một cách nhanh nhất, dành nhiều thời gian hơn vào công việc khác.

Tóm lại ứng dụng CNTT trong QLGD của trường THCS giúp: Giảm chi phí về thời gian, kinh phí; tăng hiệu quả; xử lý thông tin nhanh, kịp thời, chính xác, dễ chia sẻ tài nguyên; dễ bảo mật và lưu giữ lâu dài,... Tuy nhiên, ứng dụng CNTT trong quản lý CSVC và TBDH cũng có mặt trái của nó khi phần mềm lạc hậu, khi năng lực cán bộ bị hạn chế, khi cơ sở vật chất bị thiếu thốn,... Vì vậy, cần phải đảm bảo các điều kiện đó để CNTT trở thành một sức mạnh lớn trong thời đại phát triển khoa học kỹ thuật hiện nay.

1.4.2. Các yếu tố đảm bảo ứng dụng thành công CNTT trong quản lý CSVC và TBDH ở các trường THCS

Chỉ thị 58/CT-TW ban hành ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị đề ra một số mục tiêu cơ bản cần đạt tới cho lĩnh vực CNTT của nước ta và đặc biệt nhấn mạnh: CNTT phải được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển KT - XH, đảm bảo an ninh - quốc phòng. Để ứng dụng CNTT trong công tác quản lý CSVC và TBDH trường THCS thì ngoài khả năng quản lý CSVC và TBDH cần có các yếu tố sau:

- Các cấp QLGD tạo điều kiện trang bị những thiết bị cần thiết cho việc thực hiện ứng dụng Công nghệ thông tin như máy tính, máy chiếu đa năng (Multimedia projector), nối mạng Internet cho phòng bộ môn tin học.

- Tổ chức các khóa tập huấn cho cán bộ quản lý về cách sử dụng máy chiếu, thiết lập các hiệu ứng trong PowerPoint, khai thác mạng Internet,...

- Tổ chức nhiều chuyên đề, hội thảo, xây dựng các mô hình điểm,... về ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục ở các trường THCS.

- Tăng cường giáo dục nhận thức cho mọi đối tượng về vai trò quan trọng của CNTT, tạo nên sự phối hợp đồng bộ, thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau giữa các cấp quản lý, giữa lãnh đạo và giáo viên, nhân viên. Đẩy mạnh ứng dụng các phần mềm cho việc quản lý.

1.4.3. Sự cần thiết của việc ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý CSVC và TBDH ở các trường THCS

Máy tính là một công cụ chủ yếu trong CNTT, máy tính thực hiện những phép tính toán rất nhanh và chính xác. Công nghệ truyền thông đã dần tiến tới trình độ hoàn thiện ở mức độ cao nên thông tin được truyền đi nhanh chóng, rộng khắp. Nhờ CNTT, thông tin quản lý được truyền đến hiệu trưởng hầu như tức thì, trực tiếp, không thông qua khâu trung gian nên hiệu trưởng

nắm bắt được thông tin một cách nhanh chóng, chân thực. Từ nguồn thông tin đó, hiệu trưởng có thể xử lý thông tin quản lý kịp thời và chính xác.

1.4.4. Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về việc phát triển và ứng dụng CNTT trong quản lý

1.4.4.1. Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển, ứng dụng CNTT trong quản lý phát triển kinh tế - xã hội

Cuộc cách mạng CNTT cùng với quá trình toàn cầu hóa đã và đang tác động mạnh mẽ, toàn diện đồng thời tạo cơ hội cho những chuyển biến căn bản tích cực đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên toàn thế giới. Nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đã nắm bắt được cơ hội ứng dụng CNTT, phát huy thế mạnh, tăng cường năng lực kinh tế xã hội tạo nên những bước chuyển biến góp phần đưa đất nước ngày càng phát triển. Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000, về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chỉ thị đã khẳng định: “Công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của thế giới hiện đại. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hóa các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.

Năm 2005 khi Đảng ta đề ra chủ trương tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính đã xác định: Phát triển CNTT là một trong những giải pháp để hiện đại hóa nền hành chính và là công cụ quan trọng trong việc thực hiện cải cách hành chính. Với mong muốn tạo nên sự công bằng, minh bạch và hiệu

quả, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính còn được xác định là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, giảm phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Năm 2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Nghị định này là sự thể chế hóa chủ trương của Đảng, nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, góp phần nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của Chính phủ, phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp; nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp; thúc đẩy phát triển kinh tế góp phần quan trọng vào sự thành công của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thủ tướng Chính phủ qua Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 cũng được phê duyệt chương trình Quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 – 2015, trong đó, mục tiêu đến năm 2015 là:

- Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử.

- Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong hoạt động nội bộ của các cơ quan nhà nước, hướng tới nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí hoạt động.

- Cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, trên diện rộng cho người dân và doanh nghiệp, làm cho hoạt động của cơ quan nhà nước minh bạch hơn, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.

Và định hướng đến năm 2020 của việc ứng dụng CNTT là:

- Tích hợp các hệ thống thông tin, tạo lập được môi trường mạng rộng khắp phục vụ đa số các hoạt động của các cơ quan nhà nước. Hầu hết các giao dịch của các cơ quan nhà nước được thực hiện trên môi trường điện tử, mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau.

- Hầu hết các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau.

Quyết định cũng nêu rõ hai nội dung:

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước:

+ Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý văn bản và điều hành của các cấp.

+ Phát triển hệ thống quản lý thông tin tổng thể.

+ Xây dựng mới, nâng cấp và hoàn thiện các ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu công tác tại mỗi cơ quan.

+ Nâng cấp, hoàn thiện các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin khác trong công tác nội bộ theo hướng hiệu quả hơn, mở rộng kết nối.

-Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp: + Cung cấp tất cả các dịch vụ công trực tuyến mức độ 2. Cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu và được thông báo tình trạng xử lý các thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước qua mạng.

+ Cung cấp hầu hết các dịch vụ công cơ bản trực tuyến tối thiểu mức độ 3 tới người dân và doanh nghiệp. Cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Danh mục nhóm các dịch vụ công trực tuyến được ưu tiên cung cấp tối thiểu ở mức độ 3 tại các tỉnh, thành phố, tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Danh mục nhóm các dịch vụ này có thể được cập nhật, thay đổi hàng năm phù hợp thực tế triển khai trên cơ sở đề nghị của các cơ quan chủ trì thực hiện.

+ Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả, toàn diện tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông theo hướng: Bảo đảm khả năng kết nối giữa các hệ thống thông tin tại bộ phận một cửa với cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, tạo điều kiện cung cấp dịch vụ

công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp qua mạng Internet; bảo đảm tính liên thông giữa các đơn vị trong quy trình xử lý thủ tục; bảo đảm tin học hóa tối đa các hoạt động trong quy trình thủ tục hành chính.

+ Xây dựng các hệ thống thông tin thiết yếu cho công tác ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp tại các địa phương, đặc biệt là các hệ thống thông tin về dân cư, tài nguyên và môi trường. Căn cứ nhu cầu quản lý thực tế, xây dựng các hệ thống thông tin quy mô quốc gia trên cơ sở kết nối, tổng hợp thông tin từ địa phương các cấp.

+ Tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp trong hoạt động của cơ quan nhà nước bằng cách nâng cao hiệu quả kênh tiếp nhận ý kiến góp ý của người dân trên môi trường mạng, tổ chức đối thoại trực tuyến, chuyên mục hỏi đáp trực tuyến về hoạt động của các cơ quan nhà nước.

1.4.4.2. Chủ trương của ngành giáo dục về ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động giáo dục - đào tạo

Quán triệt tinh thần công tác ứng dụng CNTT và đào tạo nguồn nhân lực CNTT là công tác thường xuyên và lâu dài của ngành giáo dục. Thủ tướng Chính phủ cũng như Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành nhiều văn bản quan trọng về việc ứng dụng CNTT trong giáo dục như:

- Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 1/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;

- Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012. Chỉ thị nêu rõ: Công nghệ thông tin là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Phát triển nguồn nhân lực CNTT và ứng dụng CNTT trong giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định sự phát triển CNTT của đất nước.

- Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 6 tháng 11 năm 2009 về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

- Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục;

- Thống nhất sử dụng bộ mã tiếng Việt unicode TCVN 6909:2002; Chấm dứt việc sử dụng các phần mềm quản lý giáo dục, phần mềm quản lý thi chứa các phông chữ ABC.

- Thông báo số 679/TB-BGDĐT ngày 25/1/2008 của Bộ GD&ĐT chỉ rõ: Ứng dụng CNTT là một nhiệm vụ trọng tâm, rất quan trọng, rất có ý nghĩa và sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động CNTT trong các cơ sở giáo dục và đào tạo, … Cần xác định rõ mục tiêu, nội dung hoạt động, trúng các yêu cầu, có sự chỉ đạo chặt chẽ, có lộ trình cụ thể cho từng bậc học và phải có giải pháp thực hiện rõ ràng. Phải xác định được các tiêu chuẩn, tiêu chí để phấn đấu và đánh giá,… Cần có kế hoạch phối hợp với doanh nghiệp để xã hội hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT cho khối phổ thông. Cần rà soát và có kế hoạch xoá điểm trắng, vùng lõm về Internet, CNTT (là những nơi đang còn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở quận phú nhuận, TP HCM (Trang 42)