Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 28 - 29)

- Việc nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng trước hết giúp bản thân hiệu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Năm 1804, theo chỉ dụ của vua Gia Long Trấn thành Thanh Hoa được thành lập. Đầu năm 1828 nhân dân Thanh Hoa xây dựng Trấn thành theo hình lục lăng, chu vi 630 trượng (gần 2,6 km), cao 1 trượng (gần 4m), có hào bao quanh mặt ngoài với bốn cửa: cửa tiền ở phía nam, cửa hậu ở phía bắc, cửa tả ở phía đông nam, cửa hữu phía tây nam. Từ đây đã xuất hiện câu ca dao:

Thanh Hoa thắng địa là đây

Rồng vờn hạt ngọc, hạc bơi chân thành

Năm 1841, vua Thiệu Trị đổi tên Trấn Thanh Hoa thành Thanh Hoá. Sau đó chính quyền Pháp tiến hành mở rộng địa giới và công nhận là thị xã. Năm 1991 thị xã Thanh Hoá được xếp là đô thị loại 4, năm 1993 được công nhận là đô thị loại 3. Ngày 01 tháng 5 năm 1994, chính phủ ban hành Nghị định 37/CP thành lập thành phố Thanh Hoá thuộc tỉnh Thanh Hoá trên cơ sở địa giới, diện tích và dân số của thị xã Thanh Hoá. Năm 2004, thành phố Thanh Hoá được Thủ tướng chính phủ công nhận là đô thị loại 2.

Thành phố Thanh Hoá có địa giới: Phía tây và tây bắc giáp hai huyện Đông Sơn và Thiệu Hoá; phía bắc và đông bắc ngăn cách với huyện Hoằng Hoá bởi con sông Mã; phía đông giáp với thị xã Sầm Sơn; phía đông nam và phía nam giáp huyện Quảng Xương. Cách thủ đô Hà Nội 160 km về phía nam; cách thành phố Hồ Chí Minh 1600 km về phía bắc; cách bờ biển Sầm Sơn 16 km về phía tây và cách biên giới Việt Lào (thuộc địa phận huyện Quan Hoá) 135 km về phía đông.

Thành phố Thanh Hoá có diện tích 58,58 km2, trong đó diện tích đất canh tác là 40,78 km2 với số dân là 208 055 người hiện cư trú tại 18 đơn vị hành chính xã, phường (có 12 phường và 6 xã) bao gồm 235 phố, thôn. Trên địa bàn thành phố có 400 cơ quan của trung ương và địa phương là đầu mối giao lưu với 26 huyện còn lại của tỉnh và các tỉnh bạn. Cũng là nơi hội tụ tài nguyên du lịch với 20 di tích được xếp loại cấp Quốc gia và 30 di tích xếp loại cấp Tỉnh.

Trên địa bàn thành phố có cả sông tự nhiên và sông đào. Sông Mã là con sông tự nhiên dài 512 km qua địa phận phía bắc chảy lượn như ôm ấp lấy thành phố; sông Thọ Hạc, sông Cốc, sông Lai Thành, sông nhà Lê, sông Kênh Bắc là hệ thống sông đào.

Như vậy thành phố Thanh Hoá được bao bọc bởi những con sông ở phía bắc, phía đông và phía nam nối với nhau thành một mạng lưới chằng chịt, tiện lợi cho việc giao thông, chống hạn và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân thành phố. Còn phía tây có các ngọn núi làm án ngữ. Các đường vào nội thành đều phải qua sông, qua cầu: Phía bắc có cầu Hàm Rồng, Hoàng Long; phía đông bắc có cầu Sâng, cầu Bốn Voi; phía đông có cầu Cốc, cầu Lai Thành; phía nam có cầu Quán Nam, cầu Bố; phía tây có cầu Cao. Hệ thống sông, núi, ao, hồ, đồi ruộng đan xen này không chỉ phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng mà còn tạo nên một phong cảnh hữu tình - về mặt phong thuỷ thành phố Thanh Hoá được xây dựng trên một kiểu đất quí : “mảnh đất bình yên muôn thuở”.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w