Chất lượng giáo dục – đào tạo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 43 - 44)

- Việc nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng trước hết giúp bản thân hiệu

2.2.2.5.Chất lượng giáo dục – đào tạo

Chất lượng giáo dục đây chính là sản phẩm của giáo dục- đào tạo, trong các năm qua chất lượng giáo dục THCS đã góp phần để ngành giáo dục thành phố được đánh giá xếp loại là đơn vị dẫn đầu Tỉnh cả về chất lượng đại trà và mũi nhọn. Các phong trào thi đua đổi mới phương pháp dạy học, bồi dưỡng học sinh giỏi được đẩy mạnh đã giúp các đội tuyển học sinh giỏi thành phố không ngừng tăng về số lượng, chất lượng, luôn xếp thứ nhất đồng đội trong các kỳ thi học sinh giỏi toàn tỉnh. Tại các nhà trường, các hình thức, cách thức phụ đạo học sinh yếu kém được thầy cô tận tâm, vận dụng linh hoạt, tích cực trong kèm cặp nên có chuyển biến đáng kể. Đặc biệt trong 4 năm qua cuộc vận động “Hai không” đã được từng giáo viên trong ngành và xã hội đồng tình ủng hộ nên việc giảng dạy - học tập, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh, giáo viên sát với chất lượng thực, đã làm cho chất lượng giáo dục ổn định phát triển vững chắc. Vì vậy thành phố Thanh Hoá nói riêng và tỉnh Thanh Hoá đã được công nhận phổ cập giáo dục THCS năm 2007, kết quả này tiếp tục được duy trì và phát triển; Tỉ lệ tốt nghiệp –THCS ổn định. Điểm chuẩn tuyển chọn vào lớp 10 các trường THPT công lập do Sở giáo dục ra đề chung, chấm chung luôn luôn cao nhất tỉnh như trường THPT Hàm Rồng 34 điểm/3 môn, trường THPT Đào Duy Từ 32,75 điểm/3 môn (Văn, Toán hệ số 2, môn thứ ba hệ số 1).

Kết quả chất lượng giáo dục THCS được tổng hợp sau đây:

Bảng 2.8. Chất lượng giáo dục THCS thành phố Thanh Hoá 3 năm (2007-2010)

---

(Nguồn: Phòng GD&ĐT, thành phố Thanh Hoá)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 43 - 44)