- Việc nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng trước hết giúp bản thân hiệu
2.3.3. Đánh giá về hiệu quả quản lý của hiệu trưởng
Trên cơ sở nguồn cung cấp thông tin từ phòng giáo dục- đào tạo thành phố Thanh Hoá, từ kết quả khảo sát thực trạng hiệu quả quản lý của hiệu trưởng trường THCS thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá trên đây, chúng tôi rút ra một số đánh giá như sau:
2.3.3.1. Ưu đi ểm
- Về số lượng: Đội ngũ cán bộ quản lý nói chung, đội ngũ hiệu trưởng nói riêng đủ về số lượng theo thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT/BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006
Trường hạng 2;3 có : 1 hiệu trưởng và 1 phó hiệu trưởng
Tổng cán bộ quản lý là 43 đồng chí, trong đó có 19 hiệu trưởng và 24 phó hiệu trưởng.
- Về cơ cấu:
Trình độ chuyên môn: 89,5% trên chuẩn, 100% đạt chuẩn.
Trình độ lý luận chính trị: 5% cao cấp, 100% sơ cấp và 100% hiệu trưởng là đảng viên.
Độ tuổi bình quân hiệu trưởng là 52 tuổi, nữ chiếm 21%.
- Hàng năm, phòng giáo dục - đào tạo thành phố Thanh Hoá đã phối hợp với phòng nội vụ tiến hành khảo sát đội ngũ hiệu trưởng nói riêng và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nói chung qua nhiều kênh: như lấy phiếu thăm dò tín nhiệm; xin ý kiến của chính quyền cả ở nơi công tác cả ở nơi cư trú; thông qua báo cáo tự đánh giá của hiệu trưởng; đánh giá của nhà trường, đánh giá của phòng giáo dục về mức độ hoàn thành nhiệm vụ.
Phòng GD-ĐT đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra, thanh tra trong năm học và đánh giá cuối năm để xếp loại, đánh giá hiệu quả công tác của hiệu trưởng.
Phòng GD-ĐT cung cấp đầy đủ hệ thống văn bản của Đảng, Nhà nước và của ngành về qui định của ngành, về chế độ chính sách cũng như hướng dẫn, chỉ đạo hiệu trưởng thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Đội ngũ hiệu trưởng thành phố Thanh Hoá gồm 19 đồng chí luôn có lập trường quan điểm vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, tinh thần trách nhiệm cao; có năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường; xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình và xã hội. Chính họ vận hành bộ máy nhà trường hoạt động tốt góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
- Đội ngũ hiệu trưởng đã tham mưu tích cực cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương không ngừng nâng cao xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục
nhà trường và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội địa phương.
2.3.3.2. Tồn tại
- Đa số hiệu trưởng chưa được đào tạo có hệ thống bài bản về công tác quản lý, chủ yếu được đề bạt, bổ nhiệm trực tiếp từ giáo viên đang giảng dạy sang làm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng. Khi làm việc còn dựa vào kinh nghiệm cá nhân nên tính chuyên nghiệp thấp, điều này ảnh hưởng đến sự điều hành, quản lý.
- Trình độ lý luận chính trị, trình độ tin học, trình độ ngoại ngữ thấp, chủ yếu qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng và đào tạo cấp tốc dẫn tới bất cập trong công tác tham mưu, xây dựng chính sách, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và thực thi công việc. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hiệu quả chưa cao, chưa tiếp cận theo kịp tốc độ phát triển công nghệ thông tin.
- Một số hiệu trưởng còn thiếu năng lực sáng tạo, chưa mạnh dạn trong giải quyết công việc, khả năng thuyết phục quần chúng còn hạn chế, phương pháp làm việc chưa khoa học, còn tỏ ra lúng túng trong thực hiện nhiệm vụ theo tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
- Còn có hiệu trưởng chưa thực sụ chủ động trong tự học, tự bồi dưỡng kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, nâng cao trình độ chính trị, bằng lòng với hiện tại nên ảnh hưởng sự phát triển của nhà trường.
Cá biệt còn có hiệu trưởng không đấu tranh với tiêu cực, còn thoả hiệp, buông lỏng quản lý, chưa thực sự chuyên tâm với nghề ; còn chạy theo thành tích.
- Điều kiện làm việc của một số hiệu trưởng còn hạn chế, chưa trở thành động lực thúc đẩy, động viên giúp hiệu trưởng hoàn thành tốt nhiệm vụ.
2.3.3.3 Nguyên nhân
- Nguyên nhân của những kết quả đạt được
Trước hết là sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và của ngành đặc biệt là của phòng GD-ĐT đối với đội ngũ cán bộ giáo viên nói chung và đối với đội ngũ hiệu trưởng nói riêng. Đã ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định đề án quan
trọng đến chủ trương chính sách xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý đến năm 2020 từ trung ương đến chính quyền thành phố.
Những năm qua phòng giáo dục phối hợp với phòng nội vụ tham mưu với UBND thành phố chỉ đạo, quản lý xây dựng đội ngũ hiệu trưởng như “Đề án xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đến năm 2010 ”. Công tác bổ nhiệm, luân chuyển đúng qui trình, lựa chọn đội ngũ hiệu trưởng có đầy đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu.
Các chế độ, chính sách sử dụng, đãi ngộ lương, phụ cấp, hỗ trợ nâng cao trình độ được quan tâm giải quyết kịp thời đã khuyến khích động viên lớn đến đội ngũ cán bộ quản lý.
Không ngừng cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường, điều kiện làm việc cho hiệu trưởng.
Bản thân đội ngũ hiệu trưởng THCS đã biết phát huy vai trò vị trí của mình, tự giác, nhiệt tình, trách nhiệm cao với công việc được giao, có hiệu quả trong công tác đã đóng góp sức lực vào sự phát triển của giáo dục địa phương. Bản thân hiệu trưởng tự học, tự bồi dưỡng hoàn thiện mình.
Truyền thống hiếu học của người dân thành phố Thanh Hoá từ lâu đời được phát huy từ gia đình, dòng họ, khối phố.
- Nguyên nhân của những hạn chế
Trong thời gian dài, tư duy về quản lý của các cấp trong ngành giáo dục chậm đổi mới ; chưa chú trọng đến việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, đặc biệt với đội ngũ hiệu trưởng - người đứng đầu trong nhà trường ngang tầm với vị trí, chức năng nhiệm vụ; bên cạnh đó còn có nguyên nhân của bệnh thành tích ; việc quản lý của hiệu trưởng mang tính chủ quan; kinh nghiệm là chính, thiếu tính chuyên nghiệp; công tác qui hoạch đội ngũ cán bộ quản lý từ cấp bộ, tỉnh, huyện có chỗ, có lúc còn yếu chưa được quan tâm đúng mức, chưa sát với thực tế và với yêu cầu phát triển giáo dục.
Nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý còn nặng về lý thuyết, chưa sát yêu cầu thực tế, chưa trang bị cho người học kỹ năng cụ thể cần thiết để vận dụng vào thực tiễn. Tài liệu bồi dưỡng còn đơn điệu,
nghèo nàn, ít có tài liệu tham khảo. Chất lượng các lớp bồi dưỡng chưa cao, đôi lúc còn mang tính hình thức chưa thực sự hấp dẫn, chưa hiệu quả cho người học.
Các qui định về đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ cán bộ quản lý chưa rõ ràng, chưa có qui định bắt buộc nên có một số cán bộ quản lý tuổi cao chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đặc biệt trình độ lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ ; hay vẫn còn một số đi học chỉ vì để có bằng cấp đạt chuẩn, với mục đích đảm bảo vị trí công tác, hay chuyển ngạch lương, nên không có tác dụng trong nâng cao hiệu quả công tác.
Với cơ chế quản lý cán bộ hiện nay chỉ cần được bổ nhiệm là người cán bộ quản lý có tư tưởng tâm lý an tâm với cương vị công tác và hầu như chưa có cán bộ quản lý nào phải rời khỏi cương vị công tác của mình vì lý do về năng lực quản lý yếu kém ; thực tế này đã kìm hãm sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của cán bộ quản lý.
Việc phân cấp quản lý giáo dục hiện nay chưa thật rõ ràng và thống nhất cao. Ý kiến, thẩm quyền và trách nhiệm của phòng giáo dục còn bị hạn chế, chưa được coi trọng trong việc bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ quản lý. Công tác luân chuyển cán bộ quản lý chưa thực sự mạnh dạn, quyết liệt, chưa xác định rõ bước đi, lộ trình và sự đồng thuận của địa phương.
Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá và xử lý của cấp trên có lúc chưa kịp thời còn nể nang, né tránh, nương nhẹ nên chưa thực sự tác động mạnh đến hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng.
Ở một số hiệu trưởng chỉ quan tâm nhiều quản lý hành chính, giải quyết sự vụ mà xa rời quản lý dạy học, quản lý giáo dục nên đã rất hạn chế trong việc thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và nguồn tài chính mới chỉ đáp ứng yêu cầu tối thiểu cho hoạt động giáo dục chứ chưa đủ, chưa trở thành điểm mạnh là động lực hỗ trợ thúc đẩy giáo dục phát triển theo yêu cầu xã hội.
Sự quan tâm, đầu tư của phụ huynh cho con em chưa đồng đều và vẫn còn nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn, ảnh hưởng chất lượng học tập.
Việc tìm hiểu, phân tích và đánh giá về thực trạng công tác quản lý của hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá trên đây cho thấy rõ ưu điểm, kết quả đạt được và những tồn tại, cũng như nguyên nhân của những ưu điểm và nguyên nhân của những tồn tại. Những nội dung này chính là cơ sở để nghiên cứu và tìm ra các giải pháp để nâng cao công tác quản lý cho hiệu trưởng các trường THCS ; từ đó góp phần phát triển giáo dục cũng như hoàn thành chỉ tiêu kinh tế - xã hội thành phố Thanh Hoá.
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THCS
THÀNH PHỐ THANH HOÁ, TỈNH THANH HOÁ
3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp
Việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường THCS ở thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá cần dựa trên những nguyên tắc sau đây :
3.1.1. Bảo đảm tính mục tiêu
Bảo đảm tính mục tiêu là nguyên tắc đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải hướng vào mục tiêu là nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường THCS thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá.
3.1.2. Bảo đảm tính toàn diện và hệ thống
Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải tác động lên toàn bộ quá trình quản lý của hiệu trưởng, đồng thời tác động toàn diện lên cả hệ thống các giải pháp đảm bảo nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng.
3.1.3. Bảo đảm tính khả thi
Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương và với yêu cầu phát triển giáo dục hiện nay ; đặc biệt các giải pháp được đề xuất phải được sự đồng thuận của đại đa số hiệu trưởng các trường THCS, cán bộ giáo viên trong ngành và phải thực hiện được.
3.1.4. Bảo đảm tính hiệu quả
Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải có tác dụng và đem lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng.
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường THCS trường THCS
3.2.1. Giải pháp 1: Đổi mới công tác qui hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển hiệu trưởng nhiệm, sử dụng và luân chuyển hiệu trưởng
3.2.1.1. Mục đích
Nhằm giúp cho các cấp quản lý giáo dục đổi mới công tác qui hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển hiệu trưởng phù hợp với điều kiện thực tế và thúc đẩy giáo dục phát triển.
3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện * Công tác qui hoạch * Công tác qui hoạch
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII khẳng định: “ Qui hoạch cán bộ là nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ tổ chức; đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức hiện có; dự kiến nhu cầu và khả năng phát triển của đội ngũ cán bộ, công chức để chủ động có phương hướng đào tạo, bồi dưỡng ” [35].
Trên cơ sở qui hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đã có của thành phố, thường xuyên bổ sung các nội dung mới để có qui hoạch tổng thể đáp ứng yêu cầu thực tế.
Phòng giáo dục – đào tạo cùng với phòng nội vụ và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của thành phố phối hợp để tham mưu cho UBND thành phố xây dựng qui hoạch hiệu trưởng trường THCS gồm các bước sau:
Thông qua khảo sát, đánh giá, hiệu trưởng các trường THCS tiến hành phân tích số lượng, cơ cấu, chất lượng,…phân loại hiệu trưởng theo yêu cầu qui hoạch.
Dự báo nhu cầu hiệu trưởng từng giai đoạn 2010; 2015; 2020,…căn cứ vào dự báo về dân số, qui mô phát triển số học sinh, số lớp, số trường bậc THCS trong
thành phố; căn cứ vào phẩm chất đạo đức, trình độ lý luận chính trị, năng lực tổ chức, quản lý; trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học,…
Xác định nguồn bổ sung hiệu trưởng: tại chỗ, từ các trường khác trong thành phố.
Lập danh sách hiệu trưởng dự nguồn: cấp uỷ, ban giám hiệu giới thiệu cán bộ dự nguồn vào chức danh hiệu trưởng; bỏ phiếu tín nhiệm trong cán bộ giáo viên của trường; phòng giáo dục và đào tạo, phòng nội vụ tập hợp danh sách dự nguồn tham mưu UBND thành phố phê duyệt.
Bố trí, sắp xếp cho cán bộ trong qui hoạch được tham gia đào tạo, bồi dưỡng hoặc thực hiện điều chỉnh, luân chuyển để cán bộ được rèn luyện thực tiễn, tích luỹ kinh nghiệm từ các vị trí công tác khác nhau.
Đưa cán bộ dự nguồn vào các vị trí theo yêu cầu qui hoạch. Hàng năm cần định kỳ kiểm tra, đánh giá và có biện pháp bổ sung, hoàn chỉnh để nâng cao hiệu quả công tác qui hoạch như:
Nhận xét, đánh giá cán bộ dự nguồn
Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch tạo nguồn và danh sách cán bộ dự nguồn.
Điều chỉnh, bổ sung kế hoạc đào tạo, bồi dưỡng luân chuyển cán bộ. Tiếp tục đưa cán bộ dự nguồn vào các vị trí đã qui hoạch.
Thực hiện đồng bộ các chính sách cán bộ.
* Công tác tuyển chọn
Tuyển chọn cán bộ quản lý nói chung và tuyển chọn hiệu trưởng là khâu quan trọng để thu hút, phát hiện người có tài, có đức đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công việc. Tuyển chọn hiệu trưởng trường THCS phải dựa trên cơ sở qui hoạch và nhu cầu thực tế của cơ sở giáo dục cần tuyển chọn. Vì vậy cần có sự đổi mới trong cách tuyển chọn đảm bảo theo hướng:
- Đi từ cơ sở, dựa vào cơ sở, phát huy vai trò Hội đồng trường và các tổ chức đoàn thể trong trường.
- Thực hiện chế độ dân chủ, công khai. Công khai hoá tiêu chuẩn trên cơ sở theo qui định Điều lệ trường THCS; Pháp lệnh công chức; Chuẩn Hiệu trưởng trường THCS; ngoài ra còn phải xét đến yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường, đặc điểm tình hình địa phương.