- Việc nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng trước hết giúp bản thân hiệu
3.3 Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá.
Để có cơ sở khẳng định sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề ra, chúng tôi đã sử dụng phương pháp chuyên gia, bằng cách trưng cầu ý kiến của các đồng chí có thâm niên, có kinh nghiệm, có thành tích, có cương vị trong ngành giáo dục được mọi người tín nhiệm và tôn trọng. Chúng tôi đã dùng phiếu trưng cầu ý kiến (Phụ lục 3 ; 4) để trưng cầu ý kiến của:
05 đồng chí là lãnh đạo, chuyên viên Sở GD-ĐT Thanh Hoá
14 đồng chí là lãnh đạo, chuyên viên phòng GD-ĐT thành phố Thanh Hoá 19 đồng chí là hiệu trưởng các trường THCS thành phố Thanh Hoá
30 đồng chí là phó hiệu trưởng, giáo viên cốt cán các trường THCS thành phố Thanh Hoá.
Thông qua “Phiếu trưng cầu ý kiến về một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường THCS thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá”.
Tổng số phiếu phát ra 68, tổng số phiếu thu vào 68 .
Tỷ lệ % là tổng số phiếu đồng ý chia cho tổng số phiếu thu vào.
Bảng 3.1
Kết quả khảo sát sự cần thiết về một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng trường THCS thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá
TT Các giải pháp Mức độ cần thiết của các giải pháp
(Số lượng/tỉ lệ %) Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết Không trả lời 1
Đổi mới công tác qui hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển hiệu trưởng.
26 38,2
42 61,8 2 Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ hiệu trưởng.
24 35,3
44 64,7 3 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra hiệu trưởng của các cấp quản lý.
22 32,4
46 67,6 4 Hoàn thiện chế độ chính sách đối với
hiệu trưởng. 36 52,9 24 35,3 8 11,8 5 Đổi mới công tác đánh giá hiệu
trưởng. 22 32,4 42 61,8 4 5,8 6
Đổi mới cơ chế quản lý trường học theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm 36 52,9 30 44,2 2 2,9 7
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền và phòng GD-ĐT trong việc nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng.
30 42,2 38 55,8 Trung bình chung 196 41,2 266 55,9 14 2,9
Bảng 3.2
Kết quả khảo sát tính khả thi về một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng trường THCS thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá
TT Các giải pháp Mức độ khả thi của các giải pháp
(Số lượng/tỉ lệ %) Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi Không trả lời 1
Đổi mới công tác qui hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển hiệu trưởng.
10 14,7 46 67,6 12 17,7 2 Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ hiệu trưởng.
8 11,8
60 88,2 3 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra hiệu trưởng của các cấp quản lý.
10 14,7
58 85,3 4 Hoàn thiện chế độ chính đối với hiệu
trưởng. 8 11,8 35 51,5 20 29,4 5 7,3 5 Đổi mới công tác đánh giá hiệu trưởng. 10
14,7 52 76,5 6 8,8 6
Đổi mới cơ chế quản lý trường học theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm 14 20,6 24 35,5 30 44,1 7
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền và phòng GD-ĐT trong việc nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng.
16 23,5 52 76,5 Trung bình chung 76 16,0 327 68,9 68 14,3 5 0,8
Qua trưng cầu ý kiến đóng góp của các chuyên gia chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
1. Về sự cần thiết của các giải pháp
Có 7/7 giải pháp, đạt tỉ lệ 100% qua trưng cầu ý kiến, khảo sát đã nhận được sự đồng ý và nhất trí cao về sự cần thiết. Không có ý kiến nào đánh giá là không
cần thiết. Tuy nhiên về mức độ đồng ý của từng giải pháp như rất cần thiết, cần thiết, ít cần thiết là khác nhau. Qua bảng 3.1 số liệu trên cho thấy có 4/7 giải pháp là các giải pháp 1; 2; 3; 7, đặc biệt là giải pháp 7 được các ý kiến đánh giá cao, 100% ý kiến cho rằng rất cần thiết và cần thiết.
2. Về tính khả thi của các giải pháp
Có 6/7 giải pháp nhận được 100% các ý kiến qua trưng cầu, khảo sát đồng ý và nhất trí về tính khả thi. Chỉ có 1/7 giải pháp nhận được 92,7% sự đồng ý và nhất trí về tính khả thi.
Về mức độ đồng ý tính khả thi của từng giải pháp như rất khả thi, khả thi, ít khả thi là khác nhau. Qua bảng 3.2, số liệu trên cho thấy có 3/7 giải pháp là các giải pháp 2; 3; 7, đặc biệt là giải pháp 7 được các ý kiến đánh giá cao, 100% ý kiến cho rằng rất khả thi và khả thi.
3. Từ hai kết luận trên rút ra cả 7 giải pháp đề ra được sự đồng ý nhất trí cao về sự cần thiết và tính khả thi. Như vậy nội dung của các giải pháp đạt giá trị thiết thực để đưa vào thực hiện, trong đó: có ba giải pháp 2 ; 3 ; 7 được đánh giá cao hơn cả về sự cần thiết và tính khả thi nên cần được ưu tiên hàng đầu và thực hiện sớm nhất. Đó là Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền và phòng GD-ĐT trong việc nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hiệu trưởng của các cấp quản lý; Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng.
4. Khi thực hiện 7 giải pháp nêu trên cần cụ thể hoá sao cho phù hợp với mỗi đơn vị trường học; mỗi địa phương; với đặc điểm tình hình để tính hiện thực và tính khả thi của các giải pháp đạt kết quả cao.
Kết luận chương 3
Với nội dung của đề tài : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường THCS thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá, chính là đi tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các
trường THCS. Trên cơ sở nội dung của đề tài, chúng tôi đã tìm ra các giải pháp thực hiện cụ thể. Các giải pháp đề xuất đã đảm bảo tính mục tiêu, tính toàn diện và hệ thống; tính khả thi; tính hiệu quả theo yêu cầu phát triển giáo dục. Các giải pháp này cần được thực hiện một cách toàn diện và đồng bộ; bởi vì chúng có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau để đạt được mục tiêu. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường THCS đã được đề xuất không chỉ phục vụ trực tiếp cho hiện nay, mà còn phục vụ cho chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giai đoạn tiếp như Nghị quyết của Đảng bộ thành phố lần thứ XIX nhiệm kỳ 2010 - 2015 đề ra. “Tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Dành kinh phí để cử một số cán bộ trẻ thuộc diện qui hoạch đi đào tạo nước ngoài nhằm nâng cao trình độ quản lý và ngoại ngữ”[33]. Các giải pháp đề xuất cũng phù hợp với việc thực hiện các chức năng quản lý giáo dục, đó là: lập kế hoạch ; tổ chức ; chỉ đạo thực hiện; kiểm tra, đánh giá.
Nội dung 7 giải pháp đề xuất trên đây đã được sự đồng ý, nhất trí cao về sự cần thiết, về tính khả thi nếu thực hiện đồng bộ và vận dụng phù hợp với mỗi đơn vị trường học, với mỗi địa phương và với đặc điểm tình hình cụ thể trên từng địa bàn chúng tôi tin tưởng rằng sẽ góp phần thúc đẩy nâng cao hiệu quả quản lý của đội ngũ hiệu trưởng các trường THCS thành phố Thanh Hoá ,từ đó nâng cao chất lượng giáo dục .
KẾT LUẬN 1. KẾT LUẬN
1.1. Quản lý ra đời và tồn tại là một tất yếu khách quan của xã hội. Quản lý trường
học là hoạt động có tính định hướng, có kế hoạch của các chủ thể quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục
khác; cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường THCS là vấn đề cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Sự quản lý có hiệu quả, có chất lượng của hiệu trưởng sẽ nâng cao chất lượng giáo dục cấp THCS, làm tiền đề cơ sở cho học sinh tiếp tục ở cấp THPT, trung cấp, cao đẳng, đại học; hoặc học nghề; hoặc đi vào lao động sản xuất; từ đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
1.2. Luận văn đã trình bày khá đầy đủ, chi tiết và cố gắng làm sáng tỏ cơ sở lý
luận có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu như quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường; trường THCS với vị trí, mục tiêu và nhiệm vụ trong hệ thống giáo dục quốc dân; đặc biệt là về hiệu quả quản lý, hiệu quả quản lý của hiệu trưởng và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường THCS trong giai đoạn hiện nay.
Luận văn đã đưa ra được những số liệu cụ thể, đồng thời cũng phân tích, khái quát tương đối đầy đủ về đặc điểm tình hình, về ưu điểm, về nhược điểm của giáo dục thành phố Thanh Hoá nói chung và giáo dục cấp THCS nói riêng. Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý của hiệu trưởng các trường THCS để đề xuất 7 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường THCS thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Đó là:
+ Đổi mới công tác qui hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển hiệu trưởng.
+ Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng.
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hiệu trưởng của các cấp quản lý. + Hoàn thiện chế độ chính sách đối với hiệu trưởng.
+ Đổi mới công tác đánh giá hiệu trưởng.
+ Đổi mới cơ chế quản lý trường học theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm. + Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền và phòng GD-ĐT trong việc nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng.
Qua kết quả khảo sát lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các giải pháp trên đây được đánh giá cao về sự cần thiết và tính khả thi; đồng thời các giải pháp
này có mối quan hệ hữu cơ, bổ sung cho nhau. Vì vậy nếu triển khai thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ sẽ thúc đẩy, nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
2. KIẾN NGHỊ
Nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường THCS là việc làm cần thiết, thường xuyên, không chỉ là nhiệm vụ của riêng đội ngũ hiệu trưởng mà còn là nhiệm vụ, trách nhiệm của ngành, của các cấp chính quyền. Vì vậy chúng tôi xin có những kiến nghị sau:
2.1. Đối với UBND tỉnh Thanh Hoá
Ban hành các văn bản chỉ đạo các cấp chính quyền và ngành giáo dục các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh :
Phân cấp cho ngành giáo dục được chủ động về công tác tổ chức đội ngũ cán bộ giáo viên.
Thực hiện đúng định mức biên chế viên chức trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập theo như Thông tư số 35/2006/TTLT/BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 để đảm bảo đủ số lượng về cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên cho các nhà trường.
Thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ cán bộ quản lý.
2.2. Đối với Sở GD-ĐT Thanh Hoá
Xây dựng và thực hiện “Đề án về nâng cao chất lượng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục” đến năm 2015; 2020 và những năm tiếp theo.
Liên kết mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng quản lý cho đội ngũ hiệu trưởng các trường học.
Chỉ đạo phòng GD-ĐT và phòng Nội vụ phối hợp xây dựng qui hoạch phát triển giáo dục thành phố Thanh Hoá nói chung và đội ngũ cán bộ quản lý nói riêng, trong đó có đội ngũ hiệu trưởng các trường THCS đến năm 2015 ; 2020 và những năm tiếp theo.
Thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trương, đường lối của Đảng, các chính sách, văn bản của Nhà nước, của ngành và vận dụng phù hợp với tình hình mới, với từng hoàn cảnh địa phương, nhà trường để tuyển chọn, sử dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và luân chuyển hiệu trưởng trên địa bàn thành phố.
Tăng cường hỗ trợ cơ sở vật chất, tài chính để nâng cao hiệu quả dạy - học và điều kiện làm việc cho đội ngũ hiệu trưởng.
Thực hiện đầy đủ chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với đội ngũ hiệu trưởng.
2.4. Đối với phòng GD-ĐT thành phố Thanh Hoá
Làm tốt vai trò tham mưu với Thành uỷ, HĐND, UBND và tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo của chính quyền thành phố trong việc xây dựng và thực hiện các đề án phát triển giáo dục thành phố, trong đó có xây dựng đội ngũ hiệu trưởng.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá nhà trường, đánh giá hiệu trưởng; từ đó thúc đẩy nâng cao hiệu quả quản lý của đội ngũ hiệu trưởng.
Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn thành phố.
2.5. Đối với hiệu trưởng các trường THCS
Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng; tăng cường tham dự các chương trình đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý, nghiệp vụ sư phạm; trình độ lý luận chính trị, trình độ tin học, ngoại ngữ.
Không ngừng đổi mới công tác quản lý trường học theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, xây dựng nhà trường đạt Trường chuẩn quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong thời kỳ đổi mới.
Nghiêm túc trong tự đánh giá bản thân và đánh giá nhà trường theo Chuẩn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000). Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010. NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005). Tìm hiểu Luật Giáo dục 2005. NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008). Tài liệu quản lý giáo dục trung học. NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Trần Hữu Cát, Đoàn Minh Duệ. Đại cương khoa học quản lý. NXB Nghệ An. 5. Cẩm nang năng lực quản lý nhà trường (2007). NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 6. Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
7. Nguyễn Minh Đạo (1997). Cơ sở khoa học quản lý. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông nhiều cấp học.
9. Phạm Minh Hạc (1986). Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục. NXB Giáo dục, Hà Nội.
10. Phạm Minh Hạc (1999). Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11. Harold Koontz, Cyril O’Donnell, Heinz Weihrich. Những vấn đề cốt yếu của quản lý. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 1992.
12. Nguyễn Ngọc Hợi, Phạm Minh Hùng, Thái Văn Thành. Một số biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Tạp chí giáo dục, số 133/2006. 13. K.B.Everarel,Geoffrey Marris, Ian Wilson. Quản trị hiệu quả trường học. NXB Hà Nội, 2009.
14. Trần Kiểm (2002). Khoa học quản lý nhà trường phổ thông. NXB Đại học Quốc