Nội dung và cách thức thực hiện

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 59 - 65)

- Việc nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng trước hết giúp bản thân hiệu

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

nhiệm, sử dụng và luân chuyển hiệu trưởng

3.2.1.1. Mục đích

Nhằm giúp cho các cấp quản lý giáo dục đổi mới công tác qui hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển hiệu trưởng phù hợp với điều kiện thực tế và thúc đẩy giáo dục phát triển.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện * Công tác qui hoạch * Công tác qui hoạch

- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII khẳng định: “ Qui hoạch cán bộ là nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ tổ chức; đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức hiện có; dự kiến nhu cầu và khả năng phát triển của đội ngũ cán bộ, công chức để chủ động có phương hướng đào tạo, bồi dưỡng ” [35].

Trên cơ sở qui hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đã có của thành phố, thường xuyên bổ sung các nội dung mới để có qui hoạch tổng thể đáp ứng yêu cầu thực tế.

Phòng giáo dục – đào tạo cùng với phòng nội vụ và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của thành phố phối hợp để tham mưu cho UBND thành phố xây dựng qui hoạch hiệu trưởng trường THCS gồm các bước sau:

Thông qua khảo sát, đánh giá, hiệu trưởng các trường THCS tiến hành phân tích số lượng, cơ cấu, chất lượng,…phân loại hiệu trưởng theo yêu cầu qui hoạch.

Dự báo nhu cầu hiệu trưởng từng giai đoạn 2010; 2015; 2020,…căn cứ vào dự báo về dân số, qui mô phát triển số học sinh, số lớp, số trường bậc THCS trong

thành phố; căn cứ vào phẩm chất đạo đức, trình độ lý luận chính trị, năng lực tổ chức, quản lý; trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học,…

Xác định nguồn bổ sung hiệu trưởng: tại chỗ, từ các trường khác trong thành phố.

Lập danh sách hiệu trưởng dự nguồn: cấp uỷ, ban giám hiệu giới thiệu cán bộ dự nguồn vào chức danh hiệu trưởng; bỏ phiếu tín nhiệm trong cán bộ giáo viên của trường; phòng giáo dục và đào tạo, phòng nội vụ tập hợp danh sách dự nguồn tham mưu UBND thành phố phê duyệt.

Bố trí, sắp xếp cho cán bộ trong qui hoạch được tham gia đào tạo, bồi dưỡng hoặc thực hiện điều chỉnh, luân chuyển để cán bộ được rèn luyện thực tiễn, tích luỹ kinh nghiệm từ các vị trí công tác khác nhau.

Đưa cán bộ dự nguồn vào các vị trí theo yêu cầu qui hoạch. Hàng năm cần định kỳ kiểm tra, đánh giá và có biện pháp bổ sung, hoàn chỉnh để nâng cao hiệu quả công tác qui hoạch như:

Nhận xét, đánh giá cán bộ dự nguồn

Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch tạo nguồn và danh sách cán bộ dự nguồn.

Điều chỉnh, bổ sung kế hoạc đào tạo, bồi dưỡng luân chuyển cán bộ. Tiếp tục đưa cán bộ dự nguồn vào các vị trí đã qui hoạch.

Thực hiện đồng bộ các chính sách cán bộ.

* Công tác tuyển chọn

Tuyển chọn cán bộ quản lý nói chung và tuyển chọn hiệu trưởng là khâu quan trọng để thu hút, phát hiện người có tài, có đức đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công việc. Tuyển chọn hiệu trưởng trường THCS phải dựa trên cơ sở qui hoạch và nhu cầu thực tế của cơ sở giáo dục cần tuyển chọn. Vì vậy cần có sự đổi mới trong cách tuyển chọn đảm bảo theo hướng:

- Đi từ cơ sở, dựa vào cơ sở, phát huy vai trò Hội đồng trường và các tổ chức đoàn thể trong trường.

- Thực hiện chế độ dân chủ, công khai. Công khai hoá tiêu chuẩn trên cơ sở theo qui định Điều lệ trường THCS; Pháp lệnh công chức; Chuẩn Hiệu trưởng trường THCS; ngoài ra còn phải xét đến yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường, đặc điểm tình hình địa phương.

- Khi xem xét tuyển chọn hiệu trưởng trường THCS cần lưu ý đến quá trình đào tạo, học tập, kết quả công tác, thành tích mà cán bộ đã đạt được; về phẩm chất đạo đức; trình độ chính trị; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; đặc biệt là uy tín và năng lực quản lý. Cần thiết nên bố trí thử việc.

* Công tác bổ nhiệm

- Bổ nhiệm hiệu trưởng trường THCS là khâu quan trọng trong công tác quản lý cán bộ. Bởi hiệu trưởng là người đứng đầu đơn vị có tác động đến chất lượng giáo dục, hiệu quả hoạt động và sự phát triển của nhà trường Thủ trưởng nào phong trào ấy. Vì vậy việc lựa chọn và bổ nhiệm chính xác hiệu trưởng có đủ phẩm chất và năng lực cho nhà trường có tác dụng vừa củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, vừa làm căn cứ để các cấp quản lý xây dựng qui hoạch, đào tạo bồi dưỡng và thực hiện các chính sách đối với cán bộ; Đồng thời qua việc lựa chọn, bổ nhiệm, hiệu trưởng được nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, chất lượng công tác; tự đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của mình để có biện pháp rèn luyện, phấn đấu, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Việc bổ nhiệm được thực hiện theo Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII cũng đã nêu: “Thực hiện chế độ bổ nhiệm có thời hạn. Hết thời hạn giữ chức vụ, cấp có thẩm quyền căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ và yêu cầu công tác để xem xét quyết định có tiếp tục bổ nhiệm cán bộ

giữ chức vụ đó nữa hay không”, “Phải đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ để bố trí đúng người, đúng việc, đúng lúc và đúng chỗ” [35].

- Thực hiện bổ nhiệm hiệu trưởng trường THCS cần bảo đảm các yêu cầu sau:

Người được bổ nhiệm hiệu trưởng phải là cán bộ có tên trong qui hoạch. Người được bổ nhiệm hiệu trưởng phải có đủ tiêu chuẩn theo qui định.

Công tác bổ nhiệm phải thực hiện đúng qui trình, qui chế, dân chủ và công khai, tránh nể nang, bè cánh.

Bên cạnh việc bổ nhiệm, cần làm tốt công tác bổ nhiệm lại theo từng nhiệm kỳ 5 năm và theo Điều lệ trường THCS mỗi hiệu trưởng không làm quá 02 nhiệm kỳ tại một trường.

* Công tác miễn nhiệm

- Việc miễn nhiệm hiệu trưởng trường THCS là một giải pháp không thể thiếu của công tác tổ chức cán bộ nhằm làm trong sạch bộ máy, tạo môi trường lành mạnh cho nhân tố mới phát triển, kịp thời củng cố, đảm bảo sự ổn định tích cực cho toàn bộ máy.

- Khi miễn nhiệm cần bảo đảm các yêu cầu:

Trong thời hạn đảm nhiệm chức vụ vì lý do sức khoẻ hoặc vì hoàn cảnh cá nhân không thể đảm nhận chức vụ nữa thì được tự nguyện từ chức, miễn chức; Người không hoàn thành nhiệm vụ, không đảm đương nổi công việc, hoặc có sai phạm, uy tín giảm sút nếu không tự nguyện dù chưa hết nhiệm kỳ thì các cấp quản lý có thẩm quyền có biện pháp kịp thời miễn chức, cách chức.

Việc miễn nhiệm cần đúng đối tượng, đúng thời điểm - là giải pháp cần thiết làm cho đội ngũ hiệu trưởng trường THCS luôn được sàng lọc, được bổ sung, đem lại niềm tin cho cán bộ, giáo viên và nhân dân trong đơn vị tạo ra môi trường lành mạnh, ổn định và có tác dụng giáo dục cán bộ.

Cần mạnh dạn thực hiện tốt việc miễn nhiệm để thực hiện phương châm lên có xuống, có vào có ra coi đây là việc làm bình thường trong công tác bố trí sử dụng cán bộ; tránh tình trạng Đã lên không xuống, đã vào không ra.

* Công tác sử dụng

- Để nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục giai đoạn hiện nay, việc sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý nói chung và đội ngũ hiệu trưởng nói riêng là rất cần thiết.

- Để hiệu trưởng đạt hiệu quả cao trong công tác khi sử dụng hiệu trưởng cần chú ý:

Nắm được sở trường, sở đoản, khai thác tiềm năng của từng hiệu trưởng trường THCS.

Thực hiện giao chỉ tiêu, nhiệm vụ, đề tài cho hiệu trưởng. Thường xuyên yêu cầu hiệu trưởng báo cáo kết quả thực hiện, tổng kết rút kinh nghiệm.

Sử dụng hiệu trưởng phải đúng người, đúng việc, đảm bảo đoàn kết nhất trí cao.

Sử dụng hiệu trưởng phải gắn với quản lý hiệu trưởng, kiểm tra giám sát để đánh giá đúng.

Sử dụng hiệu trưởng phải gắn liền với việc bồi dưỡng và bảo vệ cán bộ. Kiên quyết khắc phục tư tưởng chủ quan, hẹp hòi, định kiến, áp đặt. Thực hiện tốt chế độ đãi ngộ đối với hiệu trưởng.

* Công tác luân chuyển

- Nghị quyết 11/NQ-TƯ của Bộ chính trị về luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý là một trong những khâu đột phá có tính chất quyết định mang tầm chiến lược, có tính vĩ mô đối với đội ngũ lãnh đạo, quản lý.

Thực hiện chế độ luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm loại trừ những yếu tố tiêu cực trong công tác sử dụng cán bộ.

- Mục đích của việc luân chuyển hiệu trưởng trường THCS :

Hiệu trưởng được cọ xát thực tiễn, thấu hiểu tình hình, được rèn luyện, được thử thách giúp họ trưởng thành lửa thử vàng , gian nan thử sứcthực tiễn sẽ đánh thức các tiềm năng còn đang ngái ngủ của con người.

Luân chuyển hiệu trưởng còn khắc phục tình trạng trì trệ, nhàm chán, gia trưởng, trù dập, chủ quan, khép kín. Tạo ra cho hiệu trưởng một luồng sinh khí mới, sức sống mới để hiệu trưởng vươn lên khẳng định mình trong môi trường mới.

- Khi thực hiện luân chuyển hiệu trưởng cần chú ý: Đặt lợi ích chung lên trên hết, chống cục bộ địa phương.

Làm tốt công tác tư tưởng để hiệu trưởng nơi đến - nơi đi có sự trao đổi, bàn giao nhiệm vụ và cung cấp thông tin cần thiết.

Đề cao ý thức trách nhiệm và kỷ luật trong luân chuyển cán bộ.

Căn cứ vào đặc điểm tình hình từng trường, địa phương, nhu cầu công tác, năng lực sở trường cần chú ý tới hoàn cảnh gia đình tạo thuận lợi cho hiệu trưởng phát huy thế mạnh của mình.

Thực tiễn cho thấy do đổi mới công tác qui hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm nên từ năm 2008 đến nay phòng GD-ĐT phối hợp với phòng Nội vụ tham mưu cho Chủ tịch UBND thành phố ra quyết định bổ nhiệm mới 4 hiệu trưởng THCS. Vì vậy các hoạt động ở các trường THCS đó đã được triển khai có hiệu quả như: trường THCS Nam Ngạn, Tân Sơn diện tích được mở rộng và xây dựng mới toàn bộ; trường THCS Quảng Hưng, Minh Khai tăng cường mua sắm nhiều trang thiết bị hiện đại: máy chiếu đa năng, máy vi tính nên chất lượng giảng dạy - học tập của giáo viên, học sinh nâng lên rõ rệt.

Cũng từ năm 2008 đến nay đã luân chuyển 7 hiệu trưởng, việc luân chuyển đã có hiệu quả, tạo luồng sinh khí mới, hai đồng chí hiệu trưởng tích cực chỉ đạo trường THCS Hàm Rồng và THCS Lê Lợi đã được đoàn cấp Tỉnh kiểm tra đánh giá, đang chờ quyết định công nhận “Trường chuẩn Quốc gia”. Các trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Đông Hương, Cù Chính Lan đang phấn đấu, ở giai đoạn cận chuẩn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w