Giải pháp 2: Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 65 - 69)

- Việc nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng trước hết giúp bản thân hiệu

3.2.2. Giải pháp 2: Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng

3.2.2.1. Mục đích

Nhằm giúp cho các cấp quản lý xây dựng kế hoạch, nội dung và phương thức cần thiết để bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng.

Góp phần nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý cho đội ngũ hiệu trưởng đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Chất lượng cán bộ được hình thành do nhiều nhân tố tác động, trong đó phần lớn là thông qua con đường học tập, đào tạo, bồi dưỡng. Chính vì vậy xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng thì cần phải chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tấm đến công tác giáo dục rèn luyện, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, Người nói “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, vì vậy huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” và Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII đã nêu “Mở rộng diện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong hệ thống chính trị và các tổ chức xã hội các thành thần kinh tế, đặc biệt chú trọng phát hiện, đào tạo bồi dưỡng nhân tài, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý các cấp từ Trung ương đến cơ sở” [35].

Công việc đào tạo và bồi dưỡng cần phải được đổi mới thường xuyên cho phù hợp với xu thế, phát triển của thời đại, với tình hình của đất nước khi đã gia nhập WTO. Do đó việc đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ hiệu trưởng là một tiến trình liên tục, không ngừng đổi mới.

Trong đào tạo, bồi dưỡng cần chú ý đến các yếu tố: đối tượng, nội dung và tổ chức thực hiện.

- Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng

Đối với hiệu trưởng đương chức; Đối với cán bộ trong qui hoạch.

Nội dung đào tạo bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng nằm trong nội dung đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức Nhà nước đã được qui định trong Quyết định 847/QĐ- TTg ngày 20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm 6 nội dung cơ bản sau:

1. Đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, cập nhật đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

2. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành chính của Nhà nước.

3. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý Nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.

4. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ kỹ năng nghề nghiệp.

5. Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ.

6. Trang bị những kiến thức cơ bản về tin học.

Căn cứ vào 6 nội dung cơ bản này Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo đã ra Quyết định số 3481/GD-ĐT ngày 01/11/1997 ban hành chương trình bồi dưỡng cán bộ công chức Nhà nước của ngành giáo dục - đào tạo

- Nội dung

1. Về đường lối chính sách

Cung cấp, trang bị cho học viên những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển giáo dục nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

2. Về quản lý hành chính Nhà nước

Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về Nhà nước và quản lý hành chính Nhà nước.

3. Về quản lý giáo dục - đào tạo

Cung cấp cho học viên cả về phương pháp luận cả về kỹ năng quản lý giáo dục - đào tạo.

Cung cấp cho học viên một số phương pháp luận và kỹ năng có tính chất chuyên biệt đối với các đối tượng cụ thể.

Những nội dung trên đây được xây dựng thành các chương trình để đào tạo, bồi dưỡng một cách hệ thống.

Hiện nay đất nước đang trong thời kỳ hội nhập quốc tế nên trong đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ hiệu trưởng còn cần cập nhật thông tin, tăng cường bồi dưỡng thêm về một số nội dung sau:

Đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến thế giới;

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tinh thần tự chủ, tự tin trong hội nhập quốc tế;

Đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức chung về hội nhập kinh tế quốc tế và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực giáo dục;

Đào tạo, bồi dưỡng những nét văn hoá đặc trưng các vùng miền, các dân tộc để đội ngũ hiệu trưởng có thêm hiểu biết nhằm phát huy tốt công tác xã hội hoá giáo dục và xây dựng xã hội học tập hiện nay.

- Tổ chức thực hiện

Đối với các cấp quản lý giáo dục

Xây dựng kế hoạch; biên soạn nội dung kiến thức bồi dưỡng cho hiệu trưởng; tổ chức các lớp, các đợt bồi dưỡng.

Đối với phòng giáo dục - đào tạo

Đăng ký chỉ tiêu với Sở giáo dục – đào tạo mở các lớp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị. Động viên, khuyến khích, yêu cầu kể cả bắt buộc hiệu trưởng tham gia các lớp bồi dưỡng theo qui định.

Đề xuất với các cấp, ban ngành liên quan mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng các chuyên ngành cho hiệu trưởng: quản lý trường học, quản lý giáo dục, quản lý hành chính,...

Tăng cường tổ chức các lớp chuyên đề, các đợt tập huấn về công tác quản lý tạo điều kiện để hiệu trưởng được giao lưu, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm của nhau.

+ Hình thức đào tạo, bồi dưỡng

Đào tạo và tự đào tạo; đào tạo một cách có hệ thống và đào tạo mang tính bổ sung, cập nhật.

Đào tạo, bồi dưỡng tập trung và không tập trung; đào tạo, bồi dưỡng theo chu kỳ hoặc không theo chu kỳ.

Đào tạo, bồi dưỡng tại cơ sở đào tạo; hoặc tại địa bàn công tác; hoặc đào tạo, bồi dưỡng theo hình thức từ xa.

Thực tế những năm qua cho thấy tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trên địa bàn nơi công tác và tự bồi dưỡng được đông đảo hiệu trưởng ủng hộ và tham gia đầy đủ.

Đào tạo, bồi dưỡng hiệu trưởng trong qui hoạch gồm hai giai đoạn:

+ Trước qui hoạch

Cần tạo điều kiện để nhiều cán bộ được đi đào tạo, bồi dưỡng giúp cho việc cơ cấu qui hoạch sẽ càng phong phú và có chất lượng. Như vậy khi cần thiết chúng ta sẽ cân nhắc và lựa chọn được người xứng đáng vì nếu không có hoặc ít nguồn cán bộ đã qua đào tạo, bồi dưỡng sẽ gây khó khăn cho công tác qui hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm và sử dụng hiệu trưởng.

+ Sau qui hoạch

Ở giai đoạn này đào tạo, bồi dưỡng có vai trò quyết định đến kết quả thực hiện qui hoạch. Xây dựng xong qui hoạch mới chỉ là bước đầu; quá trình đào tạo, bồ dưỡng, rèn luyện, thử thách đối với cán bộ trong qui hoạch mới là quan trọng, là khâu then chốt để đánh giá kết quả kế hoạch đẽ được thông qua. Ở giai đoạn này công tác đào tạo, bồi dưỡng xác định rõ:

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm, 5 năm,...

Lựa chọn nội dung, chương trình, hình thức đào tạo phù hợp với tiểu chuẩn về chức danh hiệu trưởng - chuẩn hiệu trưởng.

Có biện pháp thích hợp để liên hệ, phối hợp với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng kịp thời nắm bắt, cập nhật thông tin về chất lượng hiệu quả học tập của đội ngũ hiệu trưởng.

Tri thức từ lâu đã được xem như chiếc chìa khoá vạn năng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng góp phần nâng cao hiểu biết vốn tri thức cho mọi hiệu trưởng, giúp cho hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ của mình có chất lượng và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục giai đoạn hiện tại.

Cũng nhờ làm tốt công tác này mà 5 năm trở lại đây một số hiệu trưởng đã đi học thạc sỹ, cao cấp lý luận chính trị; hàng năm đội ngũ hiệu trưởng thường xuyên được tham gia lớp tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao năng lực quản lý, cập nhật thông tin như: “Chuẩn hiệu trưởng”, “Chuẩn giáo viên”,... kết quả đã có 100% hiệu trưởng được cấp chứng chỉ theo học chương trình: Bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam - Singapore; chương trình dự án SREM hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w