Nâng cao nhận thức về giá trị truyền thống đạo đức cho thanh thiếu niên Nghệ An

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc việt nam trong tầng lớp thanh thiếu niên ở nghệ an hiện nay (Trang 48 - 50)

thực hiện tốt bốn nhóm giải pháp sau:

2.2.1. Nâng cao nhận thức về giá trị truyền thống đạo đức cho thanhthiếu niên Nghệ An thiếu niên Nghệ An

Việc nâng cao nhận thức của toàn xã hội về giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc cho thanh thiếu niên có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt, tạo nền tảng, cơ sở cho việc hoạch định chính sách, đờng lối phát triển công tác này.

Nhận thức đợc nâng cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi và là động lực thúc đẩy công tác giáo dục đạo đức đạt kết quả cao. Đây là việc làm cần thiết và phải đợc đặt lên hàng đầu trong hệ thống các giải pháp nhằm phát huy giá trị đạo đức dân tộc trong tầng lớp thanh thiếu niên Nghệ An.

ở Nghệ An trớc thực trạng đạo đức trong thanh thiếu niên hiện nay, vấn đề giáo dục đạo đức truyền thống cho thanh thiếu niên cần phải đợc nhận thức đúng đắn, khoa học. Tuy nhiên theo số liệu điều tra của nhóm nghiên cứu đó là TS. Đoàn Minh Duệ, TS. Nguyễn Lơng Bằng, TS. Đinh Thế Định, TS. Nguyễn Thái Sơn về nhận thức công tác này cho thấy: Chỉ có 48% địa phơng trong tỉnh đã phân công cán bộ chuyên trách về công tác giáo dục truyền thống cho thanh thiếu niên,

22% số thanh niên không nhận thức đợc vấn đề này, gần 5% cán bộ lãnh đạo cho rằng công tác giáo dục truyền thống cho thanh thiếu niên có mức quan trọng vừa phải. Nhiều nơi công tác phát huy giá trị đạo đức truyền thống cha đợc nhận thức đầy đủ, các cấp ủy Đảng, chính quyền một số nơi còn phó mặc công tác giáo dục truyền thống cho các tổ chức đoàn, nhà trờng và các tổ chức xã hội khác.

Không ít bậc làm cha làm mẹ vẫn xem giáo dục và dạy dỗ con cái là việc của nhà trờng, còn mình chỉ nuôi con ăn học, cung cấp đầy đủ cho con đến trờng là đợc chứ không cần quan tâm đến giáo dục, dạy dỗ đạo đức nhất là các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Sự ủy thác theo kiểu “khoán” đó là một sai lầm trong nhận thức của các bậc phụ huynh gây ảnh hởng không nhỏ đến công tác giáo dục đạo đức truyền thống. Đồng thời biểu hiện sai lệch nữa trong phơng pháp giáo dục con cái đó là mệnh lệnh, gia trởng, bảo thủ đôi khi còn quá cứng nhắc, cha biết cách truyền đạt, hớng dẫn cho con em cách tiếp thu, tiếp nhận những giá trị đạo đức truyền thống. Đối với nhà trờng và các các giáo viên nhiều nơi cũng đang tồn tại nhiều mâu thuẫn, bất cập trong công tác này. Xu hớng chạy theo xu thế thời đại mới, chạy theo thành tích, bằng cấp, dạy chữ đơn thuần, do đó có lúc đã lãng quên, xem thờng những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Đối với các cơ quan quản lý giáo dục, các cấp ủy Đảng và chính quyền thì nhận thức về công tác này vẫn mang nhiều khiếm khuyết. Đó là sự phối hợp không thờng xuyên và đồng bộ, quan liêu, hình thức, hành chính mệnh lệnh.

Đó là những hạn chế, yếu kém đang tồn tại trong nhận thức của các lực lợng xã hội, gia đình. Vì vậy việc nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về công tác này là việc cần làm ngay.

+ Trớc hết làm cho mọi ngời hiểu đợc vai trò, động lực thúc đẩy to lớn của những giá trị đạo đức truyền thống đối với đời sống tinh thần của họ, cũng nh trách nhiệm của họ đối với việc giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc và quê hơng.

+ Phải xác định đợc phát huy giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc là một vấn đề trọng tâm, là nội dung cơ bản trong quá trình xây dựng nền văn hóa

tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc biệt là trong các nhà trờng phải xem giáo dục đạo đức truyền thống là một khâu quan trọng là nhiệm vụ chính trong giáo dục toàn diện, cần nhanh chóng đổi mới nội dung giáo dục các môn liên quan đến giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên.

+ Tăng cờng đẩy mạnh xây dựng những cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết phục vụ cho công tác tuyên truyền giáo dục đạo đức nhất là các nhà văn hóa xóm, phờng... Đẩy mạnh việc phổ biến giáo dục đạo đức truyền thống trong mọi đối t- ợng, đến toàn xã hội nhằm giúp cho mọi ngời hiểu và nhận thức đúng vấn đề này. Mọi ngời ý thức và thực hiện công tác này nh một nhu cầu chính đáng ở mọi lúc mọi nơi.

+ Đặc biệt cần xác định rõ trách nhiệm của hệ thống chính trị các cấp các ngành, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức truyền thống cho thanh thiếu niên. Cần có sự phân công hợp lý, khoa học, cải cách lại quá trình thực hiện công tác này. Nội dung của việc giáo dục cần phải đợc cụ thể hóa trong các nghị quyết, chơng trình hành động nhất là phát huy tính năng động, sáng tạo của các tổ chức đoàn, hội ở Nghệ An.

+Lựa chọn những giá trị đạo đức phù hợp với điều kiện mới của quê hơng, đất nớc để giáo dục mang lại lợi ích thiết thực.

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc việt nam trong tầng lớp thanh thiếu niên ở nghệ an hiện nay (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w