7. Cấu trúc đề tài
3.2.7. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với việc nâng cao chất
lượng đội ngũ CBQL
3.2.7.1. Mục tiêu
Đảng định ra đường lối, chính sách cán bộ và quyết định bố trí, quản lý đội ngũ cán bộ. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc. Đảng lãnh đạo công tác cán bộ, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ thông qua đường lối, chủ trương, chính sách, thông qua đội ngũ Đảng viên và các tổ chức Đảng. Đảng kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyết định, chủ trương, chính sách của Đảng về công tác cán bộ được thực hiện nghiêm minh, đúng hướng. “Phải thường xuyên quán triệt quan điểm coi cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng; Đảng phải kiên trì lãnh đạo và thường xuyên chăm lo nâng cao chất lượng sự nghiệp GD&ĐT” [2].
Vì vậy, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường mầm non là một yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết
định trong việc làm cho đội ngũ CBQL trường mầm non đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, mạnh về chất lượng, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, phù hợp với xu thế phát triển chung, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước.
3.2.7.2. Nội dung và cách thức thực hiện
- Nâng cao hiệu lực chỉ đạo, điều hành của tổ chức Đảng trong việc xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp với chính quyền, đoàn thể, trên cơ sở hoạt động thống nhất, dân chủ, định rõ chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi tổ chức, nhất là trong công tác cán bộ, công tác xây dựng Đảng
- Tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 34/CT-TW của Bộ Chính trị về củng cố, xây dựng tổ chức Đảng trong các trường học. Chú trọng công tác xây dựng và phát triển đảng viên mới trong đội ngũ CBGV làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch cán bộ dự nguồn.
Bí thư chi bộ nên là Hiệu trưởng nhà trường. Chi bộ có trách nhiệm quản lý cán bộ, Đảng viên, nhất là về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, quan hệ với quần chúng, thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cấp quản lý cán bộ, quyền hạn gắn liền với trách nhiệm. Cấp bố trí, sử dụng cán bộ đồng thời là cấp đánh giá và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ. Việc bổ nhiệm, đề bạt, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật cán bộ của cơ quan thuộc diện cấp ủy quản lý nhất thiết phải do tập thể cấp ủy xem xét, quyết định. Cấp ủy, ủy viên và Thủ trưởng quản lý cán bộ phải chịu trách nhiệm trước cấp ủy và Thủ trưởng cấp trên về cán bộ thuộc quyền quản lý của mình.
- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, đặc biệt là việc bổ nhiệm bằng phương pháp thi tuyển, luân chuyển CBQL, đặt thành chế độ, nề nếp khi chuẩn bị nhân sự để bổ nhiệm, luân chuyển, phải có sự thẩm định, kiểm tra của ủy ban kiểm tra các cấp.
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường mầm non, môi trường xã hội phức tạp khiến cho một số CBQL, đảng viên bị lợi dụng, tha hóa, biến chất lúc nào không biết. Vì vậy, phải có biện pháp thường xuyên cảnh giác để bảo vệ cán bộ.
Bảo vệ cán bộ còn bao hàm cả việc bảo vệ những cán bộ tốt bị những phần tử, bộ phận xấu vu cáo, trù dập, loại trừ vì lợi ích cá nhân và phe cánh. Muốn vậy, các tổ chức Đảng phải luôn được chỉnh đốn và đổi mới, nêu cao đấu tranh tự phê bình và phê bình, khắc phục những biểu hiện như xa rời quần chúng, quan liêu, tự cao, tự đại …..phải luôn phấn đấu nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, tự giác rèn luyện và xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh.
- Tiếp tục chỉ đạo và gương mẫu thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “Dân chủ, kỷ cương tình thương và trách nhiệm”; phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; cuộc vận động “ cô giáo là mẹ hiền” “Hai không với 4 nội dung”...
- Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và vận động, toàn xã hội vào việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục nói chung, đội ngũ CBQL trường mầm non nói riêng theo tinh thần Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
- Tham mưu, đề xuất kịp thời nhằm góp phần kiện toàn bộ máy tổ chức Đảng, xây dựng, quản lý tốt đội ngũ cán bộ cũng là một trong những biện pháp tốt nhất để góp phần đảm bảo việc thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường mầm non.
3.3. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của giải pháp
3.3.1. Mối quan hệ giữa các giải pháp
Việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường mầm non chỉ thực sự đạt chất lượng và hiệu quả khi các giải pháp quản lý đã nêu trên (ở mục 3.2)
được triển khai thực hiện một cách đồng bộ. Trong thực tiễn, các giải pháp, biện pháp có tác động biện chứng lẫn nhau nhằm đạt kết quả nâng cao chất lượng từng CBQL cũng chính là chất lượng của cả đội ngũ CBQL.
Sơ đồ 3.1 thể hiện rõ mối tương tác giữa các giải pháp.
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ mối tương tác giữa các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường mầm non tỉnh Hà Tĩnh.
3.3.2. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các giải pháp
Công tác đánh giá CBQL
Tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Quy hoạch đội ngũ CBQL Chất lượng đội ngũ CBQL trường mầm non Chế độ chính sách đối với đội ngũ CBQL Xây dựng hệ thống thông tin
Để nâng cao chất lượng CBQL các trường mầm non tỉnh Hà Tĩnh, chúng tôi đã áp dụng phương pháp nghiên cứu xã hội, khảo sát chủ yếu bằng phương pháp chuyên gia. Chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của 100 CBQL, 100 GV là các tổ trưởng, tổ phó, giáo viên gỏi cấp tỉnh và trưởng các đoàn thể ở các trường mầm non ở các vùng miềm và điều kiện khác nhau và xin ý kiến của 30 lãnh đạo và chuyên viên phòng GD&ĐT (Mẫu phiếu trưng cầu ý kiến
ở phụ lục 4). Kết quả khảo sát sau khi đã xử lí theo các tiêu chí xác định, đã cho kết quả cuối cùng như sau:
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính cần thiết và khả thi của các giải pháp:
TT Giải pháp Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Khả thi cao Khả thi Không khả thi 1
Đổi mới công tác quy
hoạch đội ngũ CBQL 129 (56%) 100 (44%) 1 (0,52%) 67 (29%) 161 (70%) 1 (0,9%) 2
Đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển đội ngũ CBQL 156 (67,8%) 74 (32,2%) 0 127 (55%) 104 (45%) 0 3
Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL 112 (48,5%) 118 (51,5%) 0 86 (37,3%) 141 (61,5%) 3 (1,2%) 4 Thực hiện chế độ chính sách đối với CBQL 177 (77%) 53 (23%) 0 128 (55,5%) 102 (44,5%) 0 5 Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ công tác quản lý 110 (48%) 120 (52%) 0 90 (39%) 140 (61%) 0
6 Đổi mới công tác đánh giá CBQL. 120 (52,2%) 110 (47%) 0 106 (46,3%) 124 (53,7%) 0
của các cấp uỷ Đảng đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL
(56,5%) (43,5%) (53,1%) (46,9%)
Qua khảo sát thực tế với các đối tượng nêu trên, cho phép chúng tôi rút ra một số nhận xét sau đây:
- Về mức độ cần thiết
Việc đề xuất một số giải pháp như trên là hoàn toàn cần thiết (100% người được hỏi ý kiến cho rằng các giải pháp đều cần thiết và rất cần thiết). Trong đó giải pháp “Thực hiện chế độ chính sách đối với CBQL” và “Đổi
mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển đội ngũ CBQL” là cần thiết nhất.
- Về mức độ khả thi
Các giải pháp trên đều có tính khả thi (98 % -100% người được hỏi ý kiến cho rằng các giải pháp đều có tính khả thi và khả thi cao). Trong các giải pháp đó, họ cho rằng hai giải pháp về “Thực hiện chế độ chính sách đối với CBQL” và “Đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển đội ngũ CBQL” được coi là có tính khả thi cao nhất.
- Ngoài ra, họ còn bổ sung thêm: Việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về CBQL và một số phần mềm hỗ trợ cho các giải pháp; tăng cường hội thảo về nghiệp vụ quản lý trường học; tham quan trao đổi kinh nghiệm trong nước và nước ngoài. Chúng ta cần nghiên cứu kỹ các ý kiến này để có thể bổ sung vào các giải pháp đã nêu ra ở trên.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng về công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường mầm non Tỉnh Hà Tĩnh, đánh giá những mặt mạnh và hạn chế trong thời gian qua chúng ta nhận thấy công tác này vẫn còn bộc lộ những thiếu sót, chưa chú trọng việc xây dựng và thực hiện quy hoạch đội ngũ CBQL vì vậy hầu hết CBQL trước khi được bổ nhiệm đều chưa được đào tạo hay bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý; công tác đánh giá CBQL chưa thực hiện đúng quy trình...
Việc tìm hiểu thực trạng để tiếp tục xây dựng, bổ sung và hoàn thiện những giải pháp vừa phù hợp với nhu cầu chung, vừa sát hợp với nhu cầu và đặc điểm riêng của giáo dục mầm non Tỉnh Hà Tĩnh là việc làm không thể thiếu.
Vì vậy, chúng tôi tiếp tục đề xuất các giải pháp (đã nêu ở chương 3). Qua khảo sát, chúng tôi thấy rằng các giải pháp đã được đề xuất thực sự cần thiết, có tính khả thi cao và có thể vận dụng vào thực tiễn của tỉnh Hà Tĩnh trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường mầm non trong thời gian tới.
KẾT LUẬN 1. Kết luận
Để thực hiện mục đích của đề tài - Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường mầm non Tỉnh Hà Tĩnh - chúng tôi đã thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu: Tìm hiểu cơ sát sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu; xây dựng được bộ công cụ để khảo chất lượng đội ngũ CBQL; từ đó đưa ra được về bức tranh thực trạng chất lượng đội ngũ CBQL các trường mầm non trong toàn tỉnh; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường mầm non trong giai đoạn hiện nay.
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:
- Về mặt lý luận
Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL mầm non là một yêu cầu cấp thiết nhằm đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp GD&ĐT trong xu thế hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay. Muốn nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường mầm non, cần tập trung giải quyết tốt các lĩnh vực quản lý đó là: Lĩnh vực quy hoạch phát triển đội ngũ, lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng; lĩnh vực tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển CBQL; lĩnh vực đánh giá cán bộ; lĩnh vực chế độ, chính sách đãi ngộ và sự lãnh đạo của Đảng đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường mầm non.
- Về mặt thực tiễn
Các lĩnh vực nêu trên hiện nay còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu và nguyên nhân chủ yếu là do chưa có giải pháp quản lý hữu hiệu, phù hợp và khả thi.
Từ kết quả nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực tiễn, chúng tôi đã đưa ra một hệ thống bảy giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường mầm non, bao gồm:
2) Đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, sử dụng đội ngũ CBQL.
3) Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL. 4) Thực hiện tốt chế độ chính sách đối với CBQL.
5) Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ công tác quản lý. 6) Đổi mới công tác đánh giá CBQL trường mầm non.
7) Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL.
Các giải pháp trên đã được kiểm chứng và cho thấy tính hợp lý và khả thi. Trong các giải pháp đó, cần đặc biệt nhấn mạnh giải pháp “Đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển đội ngũ CBQL” và “Thực hiện tốt chế độ chính sách đối với CBQL trường mầm non” là cần thiết và khả thi nhất.
Như vậy, các nhiệm vụ nghiên cứu đã được thực hiện, mục đích nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu đã được chứng minh.
Các giải pháp nêu trên chắc chắn chưa phải là một hệ thống giải pháp đầy đủ, nhưng là một số giải pháp cấp thiết trước mắt, là nền tảng cho việc thực hiện các giải pháp khác và là cơ sở cho việc xây dựng phát triển đội ngũ CBQL trước mắt và lâu dài.
Các giải pháp này có quan hệ hữu cơ, bổ sung cho nhau. Nếu các giải pháp đó được thực hiện một cách đồng bộ, nghiêm túc, chắc chắn sẽ đưa chất lượng đội ngũ CBQL mầm non tỉnh Hà Tĩnh lên một tầm cao mới.
2. Kiến nghị
a). Đối với Đảng và Nhà nước
Tiếp tục hoàn thiện và đổi mới chính sách tiền lương và các chế độ chính sách xã hội khác theo hướng đảm bảo công bằng, quyền lợi gắn liền với trách nhiệm, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện đất nước phát triển, đảm bảo
ý nghĩa về nhiều mặt cả vật chất lẫn tinh thần, chính trị, xã hội và nhân văn nhằm tạo ra sự hài hòa, cân đối trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, cũng như sự phát triển toàn diện nhân cách của mỗi CBQL.
b). Đối với Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo
- Cải tiến, đổi mới nội dung, chương trình, hình thức và phương pháp giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng CBQL. Thể chế hóa nhiệm vụ, quyền lợi trong đào tạo, bồi dưỡng;
- Chú trọng hơn nữa việc ứng dụng CNTT trong quản lý cán bộ.
- Sở GD&ĐT phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra công tác xây dựng quy hoạch và đánh giá chất lượng công tác QLGD ở các huyện, thành, thị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác QLGD.
c). Đối với Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh
- Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra các cấp, các ngành thực hiện các nghị quyết về GD&ĐT của Đảng và Nhà nước, nhất là Nghị quyết TW2, TW3 (Khoá VIII).
- Phân cấp cho ngành GD&ĐT quyền tự chủ về công tác cán bộ.
d). Đối với cấp ủy, Hội đồng nhân dân, UBND các huyện, thành, thị.
- Đảng ủy, HĐND, UBND chỉ đạo Phòng GD&ĐT làm tốt công tác quy hoạch CBQL, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ và thực hiện tốt chính sách cán bộ.
- Giao quyền tự chủ cho các trường mầm non theo đúng tinh thần của Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Có hướng dẫn, giám sát của các cấp ủy Đảng.
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các nhà trường, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục.
- Hoàn thành khẩn trương việc xây dựng quy hoạch và thực hiện đầy đủ, kịp thời công tác sử dụng, luân chuyển CBQL. thực hiện bổ nhiệm CBQL các trường mầm non bằng phương pháp thi tuyển.