7. Cấu trúc đề tài
1.6. Các yếu tố quản lý có tác động đến chất lượng đội ngũ cán bộ
trường mầm non
Bản chất của việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường mầm non là vấn đề thực hiện hiệu quả công tác cán bộ đối với đội ngũ đó. Dưới đây luận văn đi sâu nghiên cứu công tác xây dựng quy hoạch; đào tạo bồi dưỡng; tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển CBQL; đánh giá CBQL; thực hiện chế độ chính sách đối với CBQL; vai trò lãnh đạo của Đảng đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường mầm non.
1.6.1. Quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước đã khẳng định “Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài” [9].
Quy hoạch đội ngũ CBQL có tác dụng làm cho cơ quan quản lý hoặc người quản lý biết được về số lượng, chất lượng, cơ cấu tuổi, trình độ và cơ cấu chuyên môn... của từng CBQL và cả đội ngũ CBQL; đồng thời xây dựng được kế hoạch phát triển đội ngũ nhằm tìm ra các biện pháp nâng cao phẩm chất và năng lực cho từng CBQL và cả đội ngũ để họ có được khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Mặt khác, kết quả quy hoạch là cơ sở chủ yếu mang tính định hướng cho việc vận dụng và thực hiện các chức năng quản lý bộ máy tổ chức và đội ngũ nhân sự giáo dục trong các trường mầm non. Như vậy, quy hoạch phát triển đội ngũ được xem là một lĩnh vực trong hoạt động quản lý và cũng là một lĩnh vực cần đề xuất giải pháp quản lý để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường mầm non.
1.6.2. Tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển đội ngũ CBQL
Tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển đội ngũ CBQL là công việc thuộc lĩnh vực công tác tổ chức cán bộ.
- “Bổ nhiệm là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật”[21].
Tuyển chọn, bổ nhiệm các CBQL có đủ phẩm chất và năng lực một cách chính xác cho một tổ chức là yếu tố quan trọng để phát triển tổ chức và tạo điều kiện tiên quyết cho tổ chức đó đạt đến mục tiêu của nó. Mặt khác, tìm giải pháp tối ưu để tuyển chọn, bổ nhiệm CBQL là một trong những yêu cầu tất yếu cho việc thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL.
- Miễn nhiệm CBQL thực chất là làm cho chất lượng đội ngũ luôn đảm bảo các yêu cầu về chuẩn, không để cho đội ngũ CBQL có những thành viên không đạt yêu cầu. Đây là một hình thức nâng cao chất lượng đội ngũ.
- Luân chuyển CBQL có tác dụng làm cho chất lượng đội ngũ được đồng đều trong các tổ chức đồng thời cũng tạo điều kiện thoả mãn các nhu cầu của cá nhân CBQL. Hai mặt trên gián tiếp làm cho chất lượng CBQL được nâng cao. Mặt khác “Thực hiện luân chuyển cán bộ để đào tạo, rèn luyện trong thực tiễn” [2]
Như vậy các hoạt động tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển CBQL là các hoạt động trong lĩnh vực quản lý cán bộ. Vì thế không thể thiếu được những giải pháp quản lý khả thi đối với các lĩnh vực này.
1.6.3. Xây dựng và thực thi kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý
Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL nhằm hoàn thiện và nâng cao các chuẩn về trình độ lý luận chính trị; lý luận và thực tiễn quản lý; trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho từng CBQL và cả đội ngũ CBQL. Bản chất của công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL là nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ CBQL để
họ có đủ các điều kiện hoàn thành nhiệm vụ và các chức năng và quyền hạn của họ: “Nội dung của đào tạo, bồi dưỡng được quy định bởi nội dung của các phẩm chất và năng lực định hướng phát triển của người cán bộ quản lý giáo dục; đào tạo, bồi dưỡng còn là hoạt động nhằm khắc phục mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực trong mỗi con người, bù đắp những thiếu hụt, khiếm khuyết của mỗi cá nhân trong quá trình hoạt động. Quá trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng là quá trình tạo ra chất mới và sự phát triển toàn diện trong mỗi con người” [14].
Quản lý đội ngũ được xem là một trong những lĩnh vực quản lý của các tổ chức quản lý và của mọi CBQL đối với tổ chức. Như vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL thì không thể thiếu được hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBQL, đồng thời cần phải có những giải pháp khả thi về lĩnh vực này.
1.6.4. Thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý
Chế độ chính sách đãi ngộ là một trong những động lực thúc đẩy hoạt động của con người. Mặt khác nó còn chứa đựng trong đó những vấn đề mang tính đầu tư cho nhân lực theo dạng tương tự như “tái sản xuất” trong quản lý kinh tế. Vì thế, có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với đội ngũ thì chất lượng đội ngũ được nâng lên. Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ nói chung và CBQL nói riêng là một trong những hoạt động quản lý cán bộ, công chức của cơ quan quản lý và của người quản lý đối với một tổ chức. Như vậy để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL giáo dục nói chung và CBQL trường mầm non nói riêng cần phải có những giải pháp quản lý về lĩnh vực này.
1.6.5 Công tác đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý
Đánh giá là một trong những chức năng của công tác quản lý. Đánh giá đội ngũ không những để biết được thực trạng mọi mặt của đội ngũ, mà qua đó dự báo về tình hình chất lượng đội ngũ cũng như việc vạch ra những kế hoạch khả thi đối với hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ. Mặt khác, kết quả đánh giá CBQL chính xác là cơ sở cho mỗi cá nhân có sự tự điều chỉnh bản
thân nhằm thích ứng với tiêu chuẩn đội ngũ. Như vậy đánh giá đội gũ CBQL có liên quan mật thiết đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL. Vì thế để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL không thể không nhận biết chính xác về chất lượng đội ngũ thông qua hoạt động đánh giá đội ngũ, để từ đó tìm các giải pháp khả thi về lĩnh vực này.
1.6.6. Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý
Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối, chính sách cán bộ và quyết định bố trí, quản lý đội ngũ cán bộ. Đảng kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyết định, chủ trương, chính sách của Đảng về công tác cán bộ. Vì vậy vai trò lãnh đạo của Đảng là một yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường mầm non.
Như vậy để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL đòi hỏi chúng ta phải có các giải pháp khả thi đối với tất cả các yếu tố nói trên.
Kết luận chương 1
Từ việc nêu tổng quan của vấn đề nghiên cứu, khẳng định một số vấn đề khái niệm chủ yếu, những đặc trưng của nhà trường mầm non, trong đó đề cập sâu về vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đội ngũ CBQL trường mầm non, những yếu tố quản lý có liên quan đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường mầm non, chúng tôi nhận biết được những vấn đề lý luận mang tính định hướng cho việc nâng cao chất lượng CBQL trường mầm non có liên quan mật thiết với các lĩnh vực chủ yếu sau:
- Lĩnh vực quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL.
- Lĩnh vực tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển đội ngũ CBQL. - Lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng CBQL
- Lĩnh vực chính sách đối với CBQL.
- Lĩnh vực đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL.
- Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL. Đó là cơ sở lý luận của việc đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non tỉnh Hà Tĩnh.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON HÀ TĨNH 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và dân cư
Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ, có toạ độ địa lý từ 17053'50'' đến 18045'40'' vĩ độ Bắc và 105005'50'' đến 106o30'20'' kinh độ Đông.
Hà Tĩnh phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp Quảng Bình, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
Hà Tĩnh có Tp Hà Tĩnh, Thị xã Hồng Lĩnh và 9 huyện: Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh (trong đó có 4 huyện và 1 thị xã miền núi); có 261 xã, phường, thị trấn (241 xã, 8 phường, 12 thị trấn). 7 huyện, thị dọc Quốc lộ 1A; 3 huyện dọc theo đường Hồ Chí Minh và 4 huyện có tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua. Theo trục Đông - Tây, Hà Tĩnh có Quốc lộ 8, Quốc lộ 12 qua Lào, Thái Lan...
Diện tích đất tự nhiên 6.019 km2, dân số trên 1.300 người, có 127 km đường Quốc lộ 1A, 87 km đường Hồ Chí Minh và 70km đường sắt Bắc - Nam chạy dọc theo hướng Bắc Nam, có đường Quốc lộ 8A chạy sang Lào qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo với chiều dài 85 km, Quốc lộ 12 dài 55 km đi từ cảng Vũng Áng qua Quảng Bình đến cửa khẩu Cha Lo sang Lào và Đông Bắc Thái Lan.
Ngoài ra Hà Tĩnh còn có 137 km bờ biển có nhiều cảng và cửa sông lớn cùng với hệ thống đường giao thông khá tốt, rất thuận lợi cho giao lưu văn hoá phát triển kinh tế xã hội
Địa hình đồi núi chiếm gần 80% diện tích tự nhiên, đồng bằng có diện tích nhỏ, bị chia cắt bởi các dãy núi, sông suối, có 4 dạng địa hình sau:
+ Núi trung bình uốn nếp khối nâng lên mạnh: Kiểu địa hình này tạo thành một dãy hẹp nằm dọc theo biên giới Việt Lào, bao gồm các núi cao từ 1000 m trở lên, trong đó có một vài đỉnh cao trên 2000 m như Pulaleng (2711 m), Rào cỏ (2.335 m).
+ Núi thấp uốn nếp nâng lên yếu: Kiểu địa hình này chiếm phần lớn diện tích của tỉnh có độ cao dưới 1000 m, cấu trúc địa chất tương đối phức tạp.
+ Thung lũng kiến tạo - xâm thực: Kiểu địa hình này chiếm một phần diện tích nhỏ nhưng có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Độ cao chủ yếu dưới 300 m, bao gồm các thung lũng sông Ngàn Sâu, nằm theo hướng song song với các dãy núi, cấu tạo chủ yếu bởi các trầm tích vụn bở, dễ bị xâm thực.
+ Vùng đồng bằng Hà Tĩnh nằm dọc theo ven biển với có địa hình trung bình trên dưới 3m, bị uốn lượn theo mức độ thấp ra cửa biển từ vùng đồi núi phía Tây, càng về phía Nam càng hẹp. Nhìn chung, địa hình tương đối bằng phẳng nhất là vùng hình thành bởi phù sa các sông suối lớn trong tỉnh, đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến nhẹ.
Vậy: Hà Tĩnh nằm ở trung tâm Bắc Trung bộ. Phía bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp nước Lào, phía Đông giáp biển Đông; có Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo - con đường ngắn và thuận lợi nhất từ Hà Nội đi Viêng Chăn; có Cảng nước sâu Vũng Áng - thông thương quốc tế; có 3 vùng sinh thái: ven biển, đồng bằng, trung du - miền núi; có nhiều
loại tài nguyên khoáng sản giá trị với trữ lượng lớn; có nhiều danh thắng nổi tiếng và cùng với đó là những di tích văn hóa - lịch sử được xếp hạng quốc gia. Hà Tĩnh cũng là vùng quê với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt; con người Hà Tĩnh từng phải chịu đựng, vượt qua, để tồn tại và chiến thắng...
Đặc điểm trên đã tạo nên hình sông, thế núi của một vùng địa linh nhân kiệt. Hầu như thời nào cũng có những người xuất chúng, học rộng tài cao, đỗ đạt khoa bảng - những Danh nhân đất Việt trên mảnh đất này. Hà Tĩnh được cả nước biết đến bởi truyền thống yêu nước, văn hóa, cách mạng và hiếu học...
*Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và dân cư đối với chất lượng giáo dục:
Có nhiều danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử mang tầm quốc tế nên điều kiện để học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý được trải nghiệm tìm hiểu để bổ sung và sáng tạo trong giáo dục, tuy nhiên dân số Hà tỉnh phần đa là dân tộc kinh nhưng trong đó cũng có số ít về các dân tộc thiểu số như dân tộc chứt ... Hàng năm trền địa bàn Hà tĩnh thường xẩy ra hạn hán lũ lụt do thiên tai gây ra cuốn trôi và làm hư hỏng hàng trăm ngôi nhà , cây trồng, vât nuôi , nước ngập làm hỏng thiết bị, đồ dùng dày học, tài liệu sách vở của học sinh...đa số ở các trường học .
2.1.2 Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội
Kinh tế Hà Tĩnh có tốc độ tăng trưởng khá, tổng sản phẩm GDP tăng hàng năm bình quân đạt 10%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, theo hướng tăng tỷ trọng Công nghiệp - Dịch vụ, giảm tỷ trọng Nông nghiệp.
Các thành phần và lĩnh vực kinh tế đều phát triển tạo ra sự phát triển đồng đều và vững chắc của nền kinh tế. Các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao như: Công nghệ cao, công nghệ điện tử, công nghiệp nặng, cơ khí đã và đang được đầu tư vào Hà Tĩnh. Môi trường đầu tư ngày càng được hoàn thiện. Thủ tục hành chính tiếp tục được cải cách theo hướng
nhanh gọn, thuận lợi cho nhà dầu tư. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI) ngày càng được nâng cao.
Trong những năm qua công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ bản, cùng với việc hoàn thiện và ban hành các cơ chế, chính sách thông thoáng và hấp dẫn. Hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp được quan tâm chỉ đạo và thực hiện. Đến nay Hà Tĩnh có 2 khu kinh tế và các khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích gần 80.000ha và nhiều cụm công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh. Trong đó Khu kinh tế Vũng Áng có diện tích 22.781ha, đã có 90 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 190.000 tỷ đồng; Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo có diện tích tự nhiên 56.000ha, đã có 10 dự án đầu tư mới, với tổng vốn đăng ký đầu tư là 1.400 tỷ đồng.
Công tác thu hút đầu tư trong và ngoài nước đạt kết quả cao, đã có 8 nước và vũng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Hà Tĩnh với số vốn trên 10 tỷ USD trong đó có dự án lớn: Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương của Tập đoàn Formosa 7,879 tỷ USD; Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 của Tập đoàn dầu khí Việt Nam 1,595 tỷ USD; Nhà máy gang thép của Tập đoàn Vạn Lợi 100 triệu USD; Khai thác mỏ sắt Thạch Khê 670 triệu USD. Hiện đang xúc tiến Dự án lọc hóa dầu có công suất 16 triệu tấn/năm với số vốn đầu tư trên 12 tỷ USD. Hạ tầng kinh tế, xã hội ngày càng được cải thiện. Hệ thống giao thông rộng khắp với các tuyến đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển tạo thành hệ thống liên hoàn, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế đối nội và đối ngoại. Có 3 trục giao thông Quốc gia chạy qua Hà Tĩnh: Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh,