Đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non tỉnh hà tĩnh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 86 - 94)

7. Cấu trúc đề tài

3.2.2.Đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân

ngũ cán bộ quản lý

3.2.2.1. Đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ quản lý bằng hình thức thi tuyển

a) Mục tiêu

CBQL trường mầm non là những người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Từ trước tới nay, công tác bổ nhiệm CBQL các trường mầm non chỉ dựa vào các tiêu chuẩn rồi xét và làm quy trình, song thực tế thì chưa thực sự khách quan nên có nhiều trường hợp được bổ nhiệm tuy rà soát với tiêu chuẩn thì đạt nhưng chưa phải là người giỏi nhất trong số những người đủ những tiêu chuẩn đó (đã nêu ở chương 2). Vì thế chúng tôi xin mạnh dạn đưa ra giải pháp mới đó là: Lựa chọn, bổ nhiệm CBQL trường mầm non bằng hình thức thi tuyển nhằm để thay đổi tư duy về công tác tổ chức và bổ nhiệm CBQL, tạo điều kiện lựa chọn bổ nhiệm CBQL trường mầm non một cách công khai, chính xác và có chất lượng hơn. Qua đó nhằm tuyển dụng một cách khách quan CBQL có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng để tổ chức và quản lý trường học; đồng thời phát huy hết khả năng

trong công tác điều hành và nâng cao vai trò trách nhiệm đối với các hoạt động của nhà trường.

b) Nội dung và cách thức thực hiện

* Cơ cở pháp lý

Khi xây dựng kế hoạch, nội dung và hình thức thi tuyển phải dựa vào: - Luật giáo dục 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục năm 2009;

- Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số14/2008/QĐ- BGDĐT ngày 7 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 02 năm 2011vàThông tư số 44/2010/TT- BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ trường mầm non.

- Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành "Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễm nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo"

* Cần quy định điều kiện, tiêu chuẩn đối với người dự tuyển

Theo tôi điều kiện, tiêu chuẩn phải là:

- Đối tượng dự tuyển phải là những người trong nguồn quy hoạch CBQL thuộc cấp học mầm non.

- Tốt nghiệp Đại học sư phạm; biết ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý trường học.

- Tuổi đời: Nữ dưới 45 tuổi, nam dưới 50 tuổi (đối với người dự thi chức danh Phó Hiệu trưởng); tuổi đời nữ dưới 50 tuổi, nam dưới 55 tuổi (đối với người dự thi chức danh Hiệu trưởng).

- Là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. - Có đủ sức khoẻ để đảm nhận nhiệm vụ.

- Có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực quản lý.

Riêng đối với người đăng ký thi tuyển chức danh Hiệu trưởng phải là Phó Hiệu trưởng hoặc chuyên viên phòng GD&ĐT, đã tốt nghiệp chương trình QLGD có thời gian học ít nhất 3 tháng.

* Nội dung và hình thức thi tuyển phải cụ thể, rõ ràng:

Chúng tôi xin mạnh dạn đề ra nội dung và hình thức thi tuyển như sau:

1- Nội dung thi tuyển

Người đăng ký dự tuyển vào chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường mầm non phải thông qua 3 phần thi tuyển

Thứ nhất: Điểm thông qua các tiêu chí đánh giá: Tối đa 30 điểm

Bảng 3.1. Bảng điểm tiêu chí đánh giá

TT Tiêu chí Điểm tối đa Điểm tự chấm Điểm của BGK Ghi chú

I Thành tích và quá trình tham gia công

tác khác 11

1 Thành tích thi đua trong 3 năm học liền kề (chọn thành tích cao nhất) 5

1.1 Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen 5 1.2 Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh 5 1.3 UBND tỉnh tặng Bằng khen 5

1.4 Chiến sĩ thi đua cơ sở 3

03 lần 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

02 lần 2

01 lần 1

1.5 Sở GD&ĐT, UBND (Huyện,Thị,

Thành phố) tặng giấy khen 2

03 lần 2

02 lần 1

01 lần 0,5

1.6 Lao động tiên tiến 1

02 lần 0,75

01 lần 0,5

1.7 Thành tích khác (có giải trong các kỳ thi do

ngành tổ chức) 2 1.7.1 Cấp tỉnh 2 Giải nhất 2,0 Giải nhì 1,5 Giải ba, KK 1 1.7.2 Cấp cơ sở 1 Giải nhất 1 Giải nhì 0,75 Giải ba 0,5 2 Đã và đang giữ chức vụ ở các tổ chức, đoàn, thể (Chọn chức vụ cao nhất). 3 2.1

Phó Hiệu trưởng, Bí thư Chi bộ trường, Chủ tịch Công đoàn trường; chuyên viên PGD

3

2.2

Phó Bí thư Chi bộ, Phó Chủ tịch Công đoàn trường; Bí thư Chi đoàn thanh niên, Tổ trưởng chuyên môn.

2

2.3

Uỷ viên BCH Công đoàn, Chi uỷ viên, Uỷ viên BCH Chi đoàn, Tổ trưởng Công đoàn

1

3

Thuộc diện quy hoạch các chức danh lãnh đạo của ngành (chọn 1 trong 2 chức danh)

3

3.1 Cấp trưởng 3

3.2 Cấp phó 2

II. Trình độ chuyên môn và trình độ

khác 16

1 Về trình độ chuyên môn 6

1.1 Thạc sỹ 6

2 Trình độ khác (ngoài trường hợp đã (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được đào tạo chuyên ngành) 10

2.1 Trình độ tin học 3

Đại học, Cao đẳng hoặc chứng chỉ trình

độ B hoặc C 3

Trung cấp, kỹ thuật viên hoặc Chứng

chỉ trình độ A 2 2.2 Trình độ ngoại ngữ 3 Đại học, Cao đẳng; chứng chỉ trình độ B hoặc C 3 Chứng chỉ trình độ A 2 2.3

Qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng về QLNN, QLGD, chính trị, nghiệp vụ chuyên môn khác.

3

Cử nhân QLGD, Cử nhân hành chính, tâm

lý giáo dục. 3

Tốt nghiệp Trung cấp chính trị, Trung

cấp QLNN 2

Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ

QLNN, QL trường học. 1

2.4 Có chứng chỉ bồi dưỡng âm nhạc của

bộ giáo dục và đào tạo 1,0

III

Có sáng kiến kinh nghiệm được các cấp công nhận trong 4 năm gần đây (chọn loại cao nhất) 3 1 Sở GD&ĐT Hà Tĩnh công nhận 3 Đạt bậc 4 3 Đạt bậc 3 2 2 Phòng GD&ĐT công nhận 1.5 Đạt bậc 4 1.5 Đạt bậc 3 0.5

Tổng điểm 27 Thứ hai: Bài thi viết: 30 điểm

Nội dung bài thi viết cần tập trung vào những vấn đề sau: Luật cán bộ, công chức; điều lệ trường mầm non; các Quyết định, công văn ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi các văn bản, Thông tư, Quyết định của Bộ, tỉnh, Sở GD&ĐT quy định những vấn đề liên quan đến công tác QLGD...

Thứ ba: Đề án: 40 điểm

Nội dung đề án: Căn cứ thực trạng phát triển giáo dục của địa phương và chất lượng giáo dục tại đơn vị công tác, mỗi thí sinh có thể chọn một trong các đề tài sau để xây dựng đề án:

- Các giải pháp xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

- Các giải pháp nâng cao chất lượng ch ăm sóc giáo d ục trẻ - Các giải pháp nâng cao chất lượng ch ăm sóc giáo d ục trẻ

- Các giải pháp nâng cao chất lượng các lĩnh vực phát triển lứa tuổi mầm non.

- Các giải pháp thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục đạt hiệu quả.

Điểm đề án cụ thể như sau:

- Hình thức trình bày: 10 điểm (bao gồm hình thức trình bày Đề án và thuyết trình, yêu cầu phải thi thuyết trình đề án trên máy chiếu)

- Nội dung đề án: 20 điểm

- Trả lời câu hỏi: 10 điểm (câu hỏi chất vấn và phản biện dựa trên nội dung đề án của thí sinh và tính thực tiễn) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả cuối cùng của thí sinh được tính trên cơ sở tổng số điểm của 3 phần. Thí sinh có số điểm cao nhất sẽ được chọn để xem xét, bổ nhiệm.

- Tiêu chí đánh giá: Người dự tuyển tự chấm điểm vào các tiêu chí đánh

giá, sau đó Hội đồng thi tuyển thẩm định và cho điểm. Điểm kết quả của từng tiêu chí đánh giá chính là điểm thẩm định của Ban giám khảo.

- Bài thi viết: Thi tập trung. Người dự tuyển làm bài thi viết trong thời

gian 90 phút. Đề thi viết do Hội đồng thi tuyển ra.

- Thi bảo vệ đề án: Người dự thi bảo vệ đề án của mình trước Ban giám khảo.

* Lưu ý: Cần đề ra nguyên tắc thi tuyển để đảm bảo nghiêm túc.

Theo chúng tôi nguyên tắc thi tuyển phải là:

- Nội dung các tiêu chí nhận xét, đánh giá, tuyển chọn phải cụ thể và công khai rộng rãi để các đối tượng được biết và tham gia thi tuyển.

- Đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, dân chủ của Đảng; đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ, công bằng, khách quan.

- Công khai số lượng cần tuyển chọn Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng. Thời hạn bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là 05 năm; khi hết thời hạn, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải xem xét bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.

3.2.2.2. Miễn nhiệm cán bộ quản lý

a) Mục tiêu

Việc miễn nhiệm CBQL trường mầm non nhằm làm trong sạch bộ máy, tạo môi trường lành mạnh cho nhân tố mới phát triển, kịp thời củng cố, đảm bảo sự ổn định tích cực cho toàn bộ máy. Việc miễn nhiệm đúng đối tượng, đúng thời điểm là giải pháp cần thiết làm cho đội ngũ CBQL trường mầm non luôn được sàng lọc, được bổ sung, đem lại niềm tin cho cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị; tạo ra môi trường trong sạch, ổn định cho mọi người yên tâm công tác và cống hiến. Đồng thời còn có tác dụng giáo dục cán bộ, ngăn ngừa cái xấu, cái tiêu cực khiến cho cán bộ bị vấp ngã hoặc biến chất.

Bên cạnh việc thi tuyển để tuyển chọn bổ nhiệm, cần thực hiện tốt chế độ miễn nhiệm đối với những CBQL yếu kém về năng lực chuyên môn, năng lực quản lí hoặc có những sai phạm về đạo đức, lối sống, uy tín lãnh đạo, không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không đảm bảo sức khoẻ ảnh hưởng đến hiệu quả công tác. Nếu những CBQL đó không tự nguyện từ chức thì các cấp quản lý có thẩm quyền phải có biện pháp kịp thời miễn nhiệm.

Muốn tiến hành chế độ miễn nhiệm cần thu thập đầy đủ thông tin từ các nguồn, trong đó chú trọng thông tin từ cơ sở ( Phải có nguồn minh chứng ), đồng thời căn cứ vào văn bản pháp quy của Nhà nước để thực hiện. Đối với các trường hợp miễn nhiệm không nhất thiết phải chờ đủ nhiệm kỳ 5 năm mà cần kịp thời thực hiện khi có đầy đủ ch ứng cứ. Trước khi miễn nhiệm cần phải có ý kiến động viên họ.

Việc miễn nhiệm CBQL cần thực hiện hết sức thận trọng, trên tinh thần dân chủ khách quan, công khai, công bằng, tế nhị. Tránh nóng vội, trù dập cá nhân.

3.2.2.3. Luân chuyển CBQL trường mầm non

a) Mục tiêu

Luân chuyển CBQL trường mầm non là việc bố trí, sắp xếp CBQL trường mầm non vào những vị trí công tác thích hợp nhằm rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng CBQL trong thực tiễn; là quá trình giúp CBQL bổ sung kiến thức, kinh nghiệm thực hành trong thực tiễn quản lý; là sự điều phối CBQL trong cấp học, ngành học, tăng cường cán bộ cho những vùng, những đơn vị đang khó khăn, thiếu hụt cán bộ, tạo ra sự đồng đều, cân đối về chất lượng của đội ngũ.

b) Nội dung và cách thức thực hiện

Việc luân chuyển CBQL trường mầm non phải có kế hoạch cụ thể rõ ràng theo quy định. Việc luân chuyển đối với CBQL được thực hiện đối với CBQL bổ nhiệm hết nhiệm kỳ (5 năm) có thể luân chuyển và 10 năm 2 nhiệm

kỳ bắt buộc luân chuyển; nếu CBQL có thời gian công tác không đủ điều kiện để bổ nhiệm lại tới thời điểm nghỉ hưu theo chế độ thì được xem xét để không luân chuyển công tác. Đối với CBQL khi có yêu cầu công việc hoặc do không hoàn thành nhiệm vụ việc luân chuyển công tác không phụ thuộc vào thời gian theo quy định trên.

Quy trình luân chuyển:

Bước 1: Phòng GD&ĐT chủ trì và xem xét ra quyết định.

Bước 2: Phòng GD&ĐT và phòng nội vụ thực hiện quy trình sau khi có ý kiến của UBND.

Bước 3: Phòng GD&ĐT phối hợp phòng nội vụ thẩm định hồ sơ xem xét để ra quyết định.

Trong công tác luân chuyển cán bộ cần lưu ý một số vấn đề:

- Thời gian thực hiện việc thuyên chuyển CBQL phải hoàn thành trước tháng 8 tránh ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của các nhà trường khi bước vào năm học mới.

- Mặt khác, PGD cần tham mưu cho UBND và phối hợp với các phòng, ban có liên quan để đảm bảo chế độ, chính sách hợp lý, tạo điều kiện để CBQL được luân chuyển yên tâm công tác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khi thực hiện luân chuyển CBQL cần chú ý tới hoàn cảnh gia đình, sự thích hợp nơi công tác của CBQL với đơn vị trường học được chuyển đến.

- CBQL trường mầm non được điều động, luân chuyển phải chấp hành nghiêm túc quyết định điều động, luân chuyển, coi đó là dịp để bổ sung, nâng cao kiến thức thực tiễn, thể nghiệm kiến thức, năng lực của mình, tích luỹ thêm kinh nghiệm quản lý, đồng thời coi đó là một tiêu chuẩn của người cán bộ, là điều kiện để được phấn đấu, được bổ nhiệm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non tỉnh hà tĩnh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 86 - 94)