Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non tỉnh hà tĩnh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 94 - 99)

7. Cấu trúc đề tài

3.2.3.Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý

Phẩm chất và năng lực đội ngũ CBQL trường mầm non là một trong những yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả GD&ĐT của nhà trường. Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất và năng lực là yêu cầu mang tính tất yếu trong việc thực hiện mục đích phát triển giáo dục mầm non.

Đào tạo, bồi dưỡng là trang bị kiến thức, truyền thụ kinh nghiệm hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt động, hình thành nên phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức và tâm lý, tạo nên những mẫu hình con người đặc trưng và tương ứng với một xã hội nhất định, tạo ra năng lực hoạt động cho mỗi con người.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

a) Yêu cầu của công tác đào tạo, bồi dưỡng

Công cuộc đổi mới của toàn Đảng, toàn dân và sự nghiệp CNH-HĐH đất nước đòi hỏi phải đổi mới cách tổ chức quản lý, tư duy, trí tuệ của đội ngũ cán bộ. Yêu cầu này được đặt ra như một vấn đề then chốt. Đó cũng chính là đòi hỏi đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Trong điều kiện hội nhập, giao lưu mở cửa, chuyển đổi cơ cấu quản lý, vừa phải đảm bảo sự hợp tác quốc tế rộng rãi, có hiệu quả, vừa phải đảm bảo phát huy được nội lực, giữ gìn được môi trường văn hoá dân tộc và những giá trị truyền thống cao đẹp. Vì vậy, đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục không thể chỉ chú trọng đến kiến thức nghiệp vụ, kiến thức quản lý mà cả kiến thức chính trị, kiến thức kinh tế, ngoại ngữ, tin học. Phải đào tạo toàn diện, coi trọng tính hiệu quả. Các cơ quan QLGD cần làm cho đội ngũ CBQL trường mầm non ý thức đầy đủ rằng: Không đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực thì không thể hoàn thành được nhiệm vụ của người CBQL trước những yêu cầu phát triển của sự nghiệp GD&ĐT trong bối cảnh đất nước hội nhập hiện nay.

b) Xác định đối tượng

Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng gồm hai nhóm đối tượng: CBQL đương chức và cán bộ trong quy hoạch.

* Với cán bộ quản lý đương chức:

- Có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ theo hình thức tập trung, tại chức, tự bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm:

+ Bồi dưỡng đầu năm học về nhiệm vụ, kế hoạch năm học.

+ Bồi dưỡng giữa kỳ hay đột xuất do các nhiệm vụ quản lý đặt ra. + Bồi dưỡng bổ túc các kỹ năng quản lý.

+ Bồi dưỡng theo các chuyên đề.

+ Bồi dưỡng cập nhật tính thời sự thế giới trong nước, địa phương có và tìm hiểu văn hoá của địa phương của dân tộc nơi địa bàn mình công tác.

- Có những quy định bắt buộc CBQL phải tham gia các khoá bồi dưỡng cập nhật kiến thức, tăng cường kỹ năng đối với CBQL. Có những chính sách khích lệ, động viên CBQL tự học, tự nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc.

- Có kế hoạch đào tạo đối với CBQL với các nội dung nhằm đáp ứng tiêu chuẩn cán bộ gồm:

+ Đào tạo trên đại học về chuyên môn mầm non hoặc về chuyên ngành “Quản lý giáo dục”.

+ Đào tạo lý luận chính trị (Trung cấp, Cao cấp). + Đào tạo ngoại ngữ, tin học...

* Với cán bộ quản lý trong quy hoạch: Nghị quyết TW3 (khoá VIII)

nhấn mạnh: “Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với từng loại cán bộ, đặc biệt chú trọng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo và quản lý. Đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm, đề bạt, khắc phục tình trạng bầu cử, bổ nhiệm rồi mới đưa đi đào tạo”.

Tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đối với công tác quy hoạch cán bộ thể hiện ở hai giai đoạn: Trước quy hoạch và sau quy hoạch.

- Giai đoạn trước quy hoạch: Diện cán bộ đã qua đào tạo càng rộng, trình độ cán bộ được đào tạo càng cao thì nguồn cán bộ đưa vào quy hoạch càng

phong phú và có chất lượng. Không có nguồn cán bộ đã được đào tạo sẽ gây khó khăn cho công tác quy hoạch: Thiếu điều kiện, tiêu chuẩn để quy hoạch dẫn đến quy hoạch vội vã, hình thức.

- Giai đoạn sau quy hoạch: Đây là giai đoạn đào tạo, bồi dưỡng có vai trò quyết định kết quả thực hiện quy hoạch. Xây dựng xong quy hoạch mới là bước khởi đầu, sau đó là một quá trình công phu phải đào tạo, bồi dưỡng, thử thách, rèn luyện đối với cán bộ trong quy hoạch để thực hiện có kết quả kế hoạch đã được thông qua.

c) Nội dung đào tạo, bồi dưỡng.

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục nằm trong nội dung đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước đã được quy định trong Quyết định 874/TT ngày 20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ gồm 6 nội dung cơ bản sau:

- Đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, cập nhật đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước.

- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về hành chính nhà nước.

- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ.

- Trang bị những kiến thức cơ bản về tin học.

- Đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Căn cứ vào những nội dung cơ bản đó, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ra Quyết định số 3481/GD&ĐT ngày 01/11/1997 ban hành chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước của ngành GD&ĐT. Chương trình gồm 4 phần: Phần đường lối chính sách; phần quản lý hành chính nhà nước; phần quản lý GD&ĐT; phần kiến thức chuyên biệt.

Ngoài ra Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cần tiến hành bồi dưỡng mang tính cập nhật và bổ túc đối với đối tượng CBQL đương chức.

d) Phương thức và hình thức đào tạo, bồi dưỡng.

- Phương thức chính quy: Đây là phương thức đào tạo tập trung, cơ bản, có hệ thống. Phương thức này chủ yếu áp dụng cho các đối tượng là cán bộ kế cận, cán bộ tạo nguồn.

Các phương thức đào tạo khác: Phương thức này phù hợp với từng loại đối tượng khác nhau như đào tạo tại chức, chuyên tu, hàm thụ.

- Các hình thức bồi dưỡng:

+ Bồi dưỡng thường xuyên: Mọi người có nhiệm vụ tự bồi dưỡng thường xuyên trong quá trình công tác. Việc đó cho đến nay đã cách trở thành nề nếp tốt trong ngành giáo dục. Công tác bồi dưỡng được tiến hành bằng nhiều hình thức như: Tự học, hoạt động trong thực tiễn giáo gia dục, tham các buổi hội thảo, theo học các khoá bồi dưỡng ngắn hạn...Trong đó, tự học, tự nghiên cứu là cách bồi dưỡng cơ bản nhất. Tự đào tạo, bồi dưỡng là biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Đây là một trong những phương pháp học tập, đào tạo có hiệu quả nhất hiện nay, đồng thời làm cho nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng trở thành nhu cầu tự thân của mỗi CBQL. Tự học, tự đào tạo, bồi dưỡng còn là việc thông qua các hoạt động thực tiễn về quản lý nhà trường, người CBQL tự rút ra những bài học kinh nghiệm, khắc phục những mặt còn hạn chế. Cần tạo ra môi trường hoạt động thuận lợi để người CBQL được rèn luyện kỹ năng, trau dồi kiến thức và thử sức mình như tổ chức câu lạc bộ Hiệu trưởng, các đợt tham quan, học tập giữa các trường trong tỉnh, ngoài tỉnh và tham quan học tập ở nước ngoài.

+ Bồi dưỡng tập trung: Nhằm bồi dưỡng một cách có hệ thống để nâng cao trình độ đội ngũ CBQL trường mầm non chưa được chuẩn hoá về trình độ đào tạo và có kế hoạch nâng cấp đào tạo bồi dưỡng đội ngũ CBQL các bậc học, ngành học.

+ Ngoài ra, cần có chế độ khuyến khích và bắt buộc CBQL các trường tự học, tự nghiên cứu. Tham mưu tăng nguồn kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm đảm bảo nguồn tài lực cho CBQL các trường mầm non trong toàn tỉnh.

+ Hàng năm tăng cường sự giao lưu học tập giữa các cán bộ quản lý với nhau trong toàn tỉnh, tham quan học tập các mô hình quản lý ở các tỉnh trên toàn quốc , trong nước và nước ngoài.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non tỉnh hà tĩnh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 94 - 99)