Thực trạng việc sử dụng các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non tỉnh hà tĩnh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 77 - 83)

7. Cấu trúc đề tài

2.5.Thực trạng việc sử dụng các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán

cán bộ quản lý trường mầm non tỉnh Hà Tĩnh

2.5.1. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý

Trong những năm gần đây, các phòng GD&ĐT đã chú trọng tham mưu với Ban Thường vụ Thành ủy, Huyện uỷ, Thị uỷ tạo điều kiện để CBQL được học các lớp trung cấp Chính trị để nâng cao trình độ lý luận chính trị và năng lực nhận thức cho CBQL.

Song, nhu cầu được đào tạo, bồi dưỡng chưa trở thành nhu cầu tự thân của mỗi CBQL. Một số CBQL tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng nhằm mục đích tiêu chuẩn hoá chứ chưa xuất phát từ nhu cầu công việc hàng ngày. Chưa thực sự gắn kết việc đào tạo, bồi dưỡng trong trường lớp với đào tạo, rèn luyện trong thực tiễn công tác.

Mặt khác, công tác xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL trường mầm non tỉnh Hà Tĩnh vẫn chưa có, nên không có việc tuyển chọn cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng trước khi được bổ nhiệm, có một số CBQL ngay cả khi đã được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng vẫn chưa được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý. Và cũng do chưa xây dựng được quy hoạch CBQL, chưa lập ra được đội ngũ cán bộ nguồn nên không thể gắn với việc đào tạo và bố trí, sử dụng cán bộ vì vậy còn bị động, lúng túng trong việc sắp xếp CBQL. Đây là một nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng đội ngũ CBQL các trường mầm non chưa

được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý trước khi bổ nhiệm chức danh quản lý, là một yếu tố có tác động hạn chế đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường mầm non.

2.5.2. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển đội ngũ cán bộ quản lý

Trong những năm qua công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển đội ngũ CBQL của ngành GD&ĐT đã được các đơn vị chú trọng.

Nhìn chung, công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển đội ngũ CBQL các trường mầm non tỉnh Hà Tĩnh tuy đã được các đơn vị quan tâm song vẫn còn nhiều tồn tại, đó là:

+ Theo quy định việc luân chuyển được thực hiện đối với CBQL được bổ nhiệm đã có 1 -2 nhiệm kỳ (5-10 năm) nhưng thực tế có nhiều cán bộ quản lý tại các trường mầm non làm quản lý trên 10 năm tại một đơn vị mà vẫn không thuyên chuyển.

+ Công tác bổ nhiệm chưa gắn với quy hoạch; chưa chú trọng khâu đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý trước khi bổ nhiệm; nếu căn cứ vào các tiêu chuẩn trên thì số lượng CBGV đủ tiêu chuẩn để được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng rất nhiều nên có nhiều trường hợp được bổ nhiệm tuy rà soát với tiêu chuẩn thì đạt nhưng chưa phải là người giỏi nhất trong số những người đủ những tiêu chuẩn đó.

+ Còn đối với những CBQL trường mầm non thiếu năng lực, chưa hoàn thành nhiệm vụ thì Hà Tĩnh vẫn chưa kiên quyết thực hiện miễn nhiệm.

Vì thế để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường mầm non tỉnh Hà Tĩnh cần phải đổi mới công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển CBQL.

2.5.3. Công tác đánh giá cán bộ quản lý trường mầm non

Công tác đánh giá CBQL các trường trường mầm non tỉnh Hà Tĩnh.vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Từ trước đến nay CBQL cùng được đánh giá

chung với giáo viên theo nội quy, quy chế của nhà trường, điều này hoàn toàn không phù hợp. Chưa chú trọng đánh giá về hiệu quả thực tế công tác của cán bộ, chưa kết hợp chặt chẽ giữa hai yếu tố đức và tài của người CBQL.

2.5.4. Về chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý

Hà Tĩnh đã thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách theo quy định của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ CBQL trường mầm non.

Bên cạnh đó, việc thực hiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ CBQL trường mầm non Hà Tĩnh vẫn còn bộc lộ sự bất hợp lý, chưa thoả đáng, chưa tạo được động lực đủ mạnh để phát huy tiềm năng của mỗi CBQL.Hà Tĩnh cần khắc phục những hạn chế, yếu kém sau:

+ Chưa có các chế độ khuyến khích CBQL trường mầm non tự học, tự nâng cao năng lực.

+ Hệ thống các chính sách đãi ngộ chưa chú ý đến kết quả và năng lực thực hiện chuyên môn nghiệp vụ dẫn đến nảy sinh tư tưởng bình quân chủ nghĩa.

+ Việc thực hiện theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP còn bất cập giữa việc tự chủ và chịu trách nhiệm như: Về quản lý và sử dụng cán bộ, viên chức thì Hiệu trưởng nhà trường chưa được chủ động trong việc đề nghị tiếp nhận, tuyển dụng cán bộ giáo viên, hoàn toàn do cấp trên chiếu về nhưng lại bắt Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục, về kết quả hoạt động của CBGV. Còn về tài chính, phần chi cho hoạt động thường xuyên cho mỗi nhà trường còn quá thấp, không đủ để chi cho các hoạt động nhà trường trong năm học...

Như vậy, thực trạng về việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với đội ngũ CBQL trường mầm tỉnh Hà Tĩnh bước đầu đã có tác dụng thiết thực trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, động viên khuyến khích đội ngũ CBQL trường mầm non nỗ lực lao động sáng tạo, cống hiến

cho ngành, cho địa phương. Tuy nhiên, hệ thống chế độ, chính sách này còn chắp vá, bị động, thiếu đồng bộ chưa tạo được động lực để tập hợp, thu hút nhân tài. Một số chế độ chính sách thoát ly thực tế, không đảm bảo nhu cầu thiết yếu tối thiểu của đời sống. Cơ chế quản lý, việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách còn chồng chéo, thiếu nhất quán. Vì vậy cần được hoàn thiện, điều chỉnh, bổ sung nhằm tác động thiết thực vào đội ngũ CBQL trường mầm non tỉnh Hà Tĩnh, đem lại hiệu quả quản lý cao hơn.

2.5.5. Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý

Trong quá trình lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, Ban Thường vụ các địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh luôn quan tâm chỉ đạo triển khai quán triệt và thực hiện các Nghị quyết, quan điểm, đường lối, chủ trương, giải pháp chiến lược của Đảng trên lĩnh vực GD&ĐT. Ví dụ: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã nêu: “Chú trọng nâng cao chất lượng GD&ĐT. Đổi mới nội dung và phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường... Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên với cơ cấu phù hợp với yêu cầu đào tạo, có trình độ nghiệp vụ tốt” .

Như vậy tỉnh Hà Tĩnh đã coi trọng việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục.

Tuy nhiên thực trạng về vấn đề này vẫn còn bộc lộ một số thiếu sót làm hạn chế đến hiệu quả của việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường mầm non tỉnh Hà Tĩnh đó là:

- Việc tổ chức, quán triệt các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng ở một vài đơn vị chưa đồng bộ, thiếu kịp thời. Việc triển khai, tuyên truyền, quán triệt

nội dung, các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, các quy định của Nhà nước đến cán bộ, công chức, viên chức, các tầng lớp nhân dân chưa sâu rộng.

- Việc phối hợp hoạt động giữa các ngành, các cấp chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ nên hiệu quả của hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường mầm non chưa cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vì vậy, việc đề xuất và thực hiện các giải pháp quản lý chủ yếu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường mầm non tỉnh Hà Tĩnh là một yêu cầu cấp thiết.

Tóm lại : Để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường mầm non, tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện các giải pháp: Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển; một phần có quan tâm chế độ, chính sách; đã có vai trò lãnh đạo của Đảng đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý. Tuy nhiên, với mỗi giải pháp vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Chưa thực hiện đồng bộ các giải pháp; chưa quan tâm đến công tác quy hoạch đội ngũ CBQL, chưa chú trọng xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ công tác quản lý... Cho nên để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, trường mầm non tỉnh Hà Tĩnh cần phải đổi mới và tìm ra các giải pháp tối ưu hơn.

Kết luận chương 2

Từ việc nêu khái quát tình hình KT-XH tỉnh Hà Tĩnh, phân tích thực trạng về giáo dục mầm non tỉnh Hà Tĩnh, thực trạng chất lượng đội ngũ CBQL trường mầm non tỉnh Hà Tĩnh, thực trạng về công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường mầm non tỉnh Hà Tĩnh, chúng tôi nhận thấy rằng đội ngũ CBQL trường mầm non tỉnh Hà Tĩnh có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn vững vàng có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, yêu nghề, yêu trẻ, gương mẫu và có uy tín với tập thể, với các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương.

Tuy nhiên, đội ngũ CBQL các trường mầm non tỉnh Hà Tĩnh còn bộc lộ những hạn chế sau: Năng lực, nghiệp vụ quản lý của một bộ phận CBQL chưa thực sự ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, tính chuyên nghiệp chưa cao; năng lực xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển nhà trường còn nhiều hạn chế. Trình độ ngoại ngữ và năng lực công nghệ thông tin của đội ngũ CBQL còn yếu.

Để xây dựng một nhà trường vững mạnh, toàn diện thì trước tiên phải có đội ngũ CBQL giỏi. Ngành GD&ĐT tỉnh Hà Tĩnh cần có một đội ngũ CBQL đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất và năng lực ngang tầm nhiệm vụ. Muốn thế, đòi hỏi phải có sự nhìn nhận, đánh giá toàn diện, sâu sát và đề ra những giải pháp quản lý cần thiết có tính khả thi cao để tạo ra sự đồng bộ và toàn diện của đội ngũ. Đó là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường mầm non tỉnh Hà Tĩnh.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG MẦM NON TỈNH HÀ TĨNH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non tỉnh hà tĩnh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 77 - 83)