Thực trạng đào tạo nghề và kết hợp đào tạo nghề ở

Một phần của tài liệu Một số giải pháp kết hợp đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở nghệ an (Trang 43)

8. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng đào tạo nghề và kết hợp đào tạo nghề ở

vừa qua

2.4.1. Thực trạng đào tạo nghề ở Nghệ An thời gian vừa qua

Những năm qua, đặc biệt từ năm 2001 đến nay, tỉnh Nghệ An đã có sự đầu t lớn cho công tác đào tạo nghề. Năm 2001 Ban Thờng vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 07, UBND tỉnh có Quyết định số 32 về chính sách khuyến khích phát triển dạy nghề thời kỳ 2001 - 2005 và năm 2006 Ban chấp hành Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 04 về đào tạo công nhân kỹ thuật giai đoạn 2006 - 2010. Vì vậy, đến nay toàn tỉnh có 54 cơ sở dạy nghề (12 trờng, 42 trung tâm và trờng chuyên nghiệp có dạy nghề, trong đó có 20 cơ sở dạy nghề ngoài công lập). Các cơ sở dạy nghề đợc quan tâm đầu t, nâng cấp: năm 2007 có 02 trờng (Kỹ thuật

Việt - Đức, KTCN Việt Nam - Hàn Quốc) đợc nâng cấp lên Cao đẳng nghề; các Trờng Du lịch - Thơng mại; Tiểu thủ công nghiệp đợc nâng cấp thành trờng Trung cấp nghề; Trung tâm Dạy nghề Phủ Quỳ (vùng Tây Bắc) đợc nâng cấp thành trờng Trung cấp nghề Nông - Công nghiệp; Trung tâm Dạy nghề thành phố Vinh đợc nâng cấp thành Trờng Trung cấp nghề Kinh tế - KTCN Vinh; 19/19 huyện, thành, thị đều có Trung tâm hớng nghiệp - Dạy nghề, trong đó Trung tâm Dạy nghề - h- ớng nghiệp Con Cuông tiếp tục đợc đầu t để năm 2009 nâng cấp thành trờng trung cấp nghề (vùng Tây Nam) …

Kết quả đào tạo: năm 2001 đào tạo nghề cho 14.352 ngời, năm 2005 đào tạo cho 29.520 ngời và năm 2007 đào tạo cho 37.000 ngời, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 10,72% (năm 2001) lên 21,25% (năm 2007) so với tổng nguồn lao động. Trong đó đào tạo dài hạn (Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề) hơn 20.000 ng- ời, cơ cấu ngành nghề đào tạo và chất lợng dạy nghề đợc nâng lên từng bớc đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, yêu cầu phát triển công nghệ và thị trờng lao động; hơn 80% học sinh sau học nghề tại các trờng dạy nghề đều có việc làm và tự tạo đợc việc làm ổn định, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động và xóa đói giảm nghèo của tỉnh.

Tuy nhiên, quy mô đào tạo nghề còn nhỏ so với yêu cầu; Hệ thống các cơ

sở dạy nghề còn ít, nhất là trờng Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề; Số lao động đợc đào tạo nghề dài hạn (Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề) so với tổng nguồn lao động còn thấp; cơ cấu ngành nghề đào tạo và chất lợng đào tạo nghề còn hạn chế cha đáp ứng đợc yêu cầu của thị trờng, của doanh nghiệp, nhất là là các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, khu kinh tế; nhiều ngành kinh tế - kỹ thuật, nhiều dự án đầu t đang rất thiếu lao động lành nghề, lao động có kỹ thuật cao. Sự liên kết, phối hợp giữa các cơ sở dạy nghề với các doanh nghiệp thiếu thờng xuyên, chặt chẽ, do vậy đã hạn chế đến việc nâng cao chất lợng dạy nghề, giải quyết việc làm và sử dụng lao động sau dạy nghề.

+ Nhận thức về vai trò của dạy nghề, học nghề, tạo việc làm sau đào tạo nghề trong các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên tuy đã có chuyển biến, nhng vẫn còn nhiều hạn chế, phiến diện. Quan niệm “thích làm thầy hơn làm thợ” vẫn còn nặng nề.

+ Mặc dù đã có chính sách thu hút đầu t, khuyến khích phát triển dạy nghề, nhng cha đồng bộ, nguồn lực và ngân sách cho dạy nghề còn thấp. Ngân sách đầu t cho dạy nghề ở Nghệ An cha đạt 6% trong tổng nguồn đầu t cho giáo dục - đào tạo.

+ Xã hội hoá về dạy nghề còn thấp, do chính sách cha đủ mạnh; hơn nữa, do thu hút đầu t, tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ trên địa bàn từng tỉnh và trong khu vực còn chậm, vì vậy cha thúc đẩy, thu hút các tổ chức, cá nhân có nguồn lực (kể cả trong nớc và quốc tế) đầu t mở cơ sở dạy nghề tại các tỉnh trong khu vực.

+ Năng lực của các cơ sở dạy nghề (nhiều trờng và trung tâm dạy nghề) còn bất cập, quy mô nhỏ, thiếu đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị còn nghèo nàn, lạc hậu. Đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên ở nhiều cơ sở dạy nghề vừa thiếu, vừa yếu (khả năng cập nhật thông tin, phơng pháp dạy học mới), trong khi đó họ ít đợc giao lu, tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới và thực tiễn tại các cơ sở sản xuất và các trờng dạy nghề có trang thiết bị hiện đại cả trong nớc và nớc ngoài. Chơng trình, giáo trình đào tạo chậm đổi mới cha theo kịp với đổi mới công nghệ và thực tế sản xuất.

+ Quản lý nhà nớc về dạy nghề còn hạn chế, nhất là cơ chế, chính sách, đánh giá, kiểm định chất lợng, thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy nghề …

Nhu cầu, định hớng đào tạo nghề trong thời gian tới

Thời kỳ 2006 - 2015 là thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Vai trò của đào tạo nghề cần đợc coi trọng đúng mức trong chiến lợc phát triển nguồn nhân lực.

Đối với Nghệ An: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Nghị quyết 04 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã đề ra mục tiêu đến năm 2010 cả tỉnh

có 40% tổng nguồn lao động đợc đào tạo, trong đó đào tạo nghề đạt 27 -30%. Điều đó có nghĩa là, đến năm 2010 cần đào tạo nghề trên 175. 000 ngời, trong đó đào tạo dài hạn (Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề) hơn 62.000 ngời (chiếm 35%) và dự báo đến năm 2015 cần đào tạo số lợng lao động kỹ thuật đạt mức 1,5 lần so với thời kỳ 2006 - 2010 để phục vụ cho các khu công nghiệp: Hoàng Mai, Nam Cấm, Bắc Vinh, Cửa Lò, Phủ Quỳ và Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An; cho 6 chơng trình kinh tế trọng điểm của tỉnh (sản xuất xi măng; thuỷ điện; chăn nuôi đại gia súc; mía đờng, đồ uống và sản phẩm hàng hoá xuất khẩu, kinh tế biển, dịch vụ - du lịch và xuất khẩu lao động…

Để thực hiện mục tiêu đó, tỉnh đã và đang bổ sung hoàn thiện quy hoạch và phát triển mạng lới các trờng đào tạo công nhân kỹ thuật (Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề và Đại học Kỹ thuật), nâng cao năng lực các Trung tâm dạy nghề cấp huyện; ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển dạy nghề nhằm thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nớc đầu t vào lĩnh vực dạy nghề; xây dựng một số trờng dạy nghề đạt chuẩn Quốc gia và Quốc tế; quan tâm đào tạo, bồi dỡng nâng cao chất lợng đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên dạy nghề, đổi mới chơng trình đào tạo, gắn kết chặt chẽ giữa các cơ sở dạy nghề với các doanh nghiệp và ngời học nghề; gắn dạy nghề với tạo việc làm sau đào tạo nghề.

2.4.2. Thực trạng kết hợp đào tạo nghề giữa Trờng và DNSX ở Nghệ An thời gian qua

Để đánh giá về thực trạng kết hợp đào tạo nghề tại trờng và doanh nghiệp, ngoài việc nghiên cứu các tài liệu thống kê, tài liệu tổng kết của tỉnh, ngành Lao động thơng binh và xã hội và của một số trờng và doanh nghiệp, nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra khảo sát chính thức tại 19 trờng và 20 doanh nghiệp trên địa bàn Nghệ An. Đối tợng đợc hỏi gồm: 99 cán bộ quản lí doanh nghiệp; 195 cán bộ giáo viên; 748 học sinh, sinh viên và 492 công nhân kỹ thuật. Ngoài ra, đã tổ chức hội thảo khoa học ”Kết hợp đào tạo nghề giữa nhà trờng và doanh nghiệp taị Nghệ An - Thực trạng và giải pháp”.

Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả phân tích từng yếu tố hợp thành của đào tạo nghề: mục tiêu, nội dung chơng trình đào tạo nghề; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí; tuyển sinh - đánh giá tốt nghiệp - việc làm; cơ sở vật chất - trang thiết bị - tài chính; tổ chức quá trình đào tạo.

Thực trạng kết hợp đào tạo nghề tại trờng

Mục tiêu, nội dung chơng trình đào tạo là văn bản pháp quy nhà nớc. Ch- ơng trình môn học của các cơ sở đào tạo soạn thảo trên cơ sở chơng trình đào tạo của nhà nớc ban hành, nhng cha có sự tham gia, thảo luận của doanh nghiệp. Mặt khác thời lợng, khối lợng kiến thức, kỹ năng... đợc quy định trong các chơng trình môn học tỏ ra cứng nhắc, cha linh hoạt bám sát thực tiễn. Kết quả điều tra cho thấy: nếu đợc phép điều chỉnh mục tiêu, chơng trình đào tạo cho phù hợp với yêu cầu thị trờng trên cơ sở đảm bảo “tiêu chuẩn nghề quốc gia” thì có 44% số cán bộ giáo viên đợc hỏi cho rằng cần điều chỉnh 30% chơng trình; thậm chí có 26,4% cho rằng cần điều chỉnh đến 50% chơng trình.

Độingũ giáo viên và cán bộ quản lí: năng lực giảng dạy thực hành của giáo viên dạy nghề còn rất hạn chế, cha đáp ứng đợc yêu cầu của sản xuất đang phát triển rất phong phú. Trong quá trình tổ chức đào tạo nghề, chỉ có giáo viên dạy nghề của nhà trờng hớng dẫn thực tập sản xuất. Hầu nh cha có ngời ngoài nhà tr- ờng tham gia giảng dạy. Cán bộ quản lí các hoạt động đào tạo các nhà trờng chỉ là những cán bộ trong trờng. Cha có sự tham gia của cán bộ từ phía doanh nghiệp. Số liệu điều tra cho thấy trong khi số lợng không phải là vấn đề bức xúc lắm: trong khi có 62,4% ngời đợc hỏi cho rằng số lợng đã đáp ứng đợc yêu cầu giảng dạy thì có đến 37,6% ngời đợc hỏi cho rằng chất lợng đội ngũ giáo viên của nhà trờng mới đáp ứng đợc một phần yêu cầu giảng dạy; khâu yếu là hớng dẫn thực hành.

Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí đào tạo nghề là những ngời trong nhà trờng. Cha có sự tham gia đáng kể của cán bộ từ doanh nghiệp (chỉ có 15,2% cán bộ quản lí và kỹ thuật doanh nghiệp cho rằng họ đã có tham gia hớng dẫn học viên thực hành).

Khi đợc hỏi căn cứ để xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh thì có 73,6% cán bộ giáo viên đợc hỏi trả lời là dựa vào xét tuyển; 57,6% ngời đợc hỏi cho rằng chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu từ trên xuống; chỉ có 8,8% ngời đợc hỏi cho rằng chỉ tiêu tuyển sinh đợc xây dựng dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp. Nh vậy, công tác tuyển sinh vẫn mang nặng tính bao cấp và hàng năm đợc các nhà trờng thực hiện hầu nh đơn phơng, không có sự kết hợp của doanh nghiệp.

Nguồn tài chính của các trờng chủ yếu từ Ngân sách nhà nớc hoặc các nguồn thu từ học viên. Kết quả điều tra cho thấy: 68,8% ngời đợc hỏi cho rằng kinh phí do Ngân sách nhà nớc cấp và 59,2% cho rằng kinh phí lấy từ nguồn học phí do học viên đóng góp; chỉ có 8,8% cho rằng doanh nghiệp có đóng góp kinh phí cho nhà trờng để đào tạo cho đội ngũ công nhân kỹ thuật khi doanh nghiệp có hợp đồng với nhà trờng. Ngoại trừ một vài điển hình nh Tập đoàn VINASHIN đã đầu t trên 10 tỷ đồng cho Trờng cao đẳng kỹ thuật Việt Đức lắp đặt dây chuyền đào tạo nghề hàn vỏ tàu, học viên ra trờng đợc Tập đoàn tiếp nhận và bố trí ngay vào dây chuyền sản xuất. Nói chung, doanh nghiệp cha ý thức đợc trách nhiệm đóng góp với nhà trờng. Họ hởng lợi từ đào tạo nghề mà cha có trách nhiệm đóng góp, đầu t trở lại. Vì vậy nguồn tài chính của nhà trờng rất hạn hẹp, việc sử dụng thiếu mềm dẻo và thiếu chủ động, ảnh hởng không nhỏ đến chất lợng đào tạo.

Việc đánh giá tốt nghiệp: Theo kết quả điều tra, có 58,4% cán bộ giáo viên và 58,6% cán bộ quản lí doanh nghiệp đợc hỏi cho rằng cần có sự kết hợp giữa đánh giá trong và đánh giá ngoài đồng thời khi đánh giá tốt nghiệp của học sinh, sinh viên. Nhng trên thực tế, việc đánh giá tốt nghiệp của học sinh, sinh viên do nhà trờng tự thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Trong hội đồng đánh giá tốt nghiệp cha có thành viên nào là đại diện từ doanh nghiệp. Điều này dẫn đến việc có học sinh tốt nghiệp loại tốt nhng cha thỏa mãn yêu cầu doanh nghiệp.

Việc làm của học sinh tốt nghiệp là vấn đề trăn trở cần giải quyết. Sau khi tốt nghiệp, học sinh tự liên hệ việc làm là chính. Cha có sự liên hệ hợp tác giữa nhà trờng và doanh nghiệp để tuyển dụng theo yêu cầu thực tế. Ngoại trừ một số

doanh nghiệp hợp đồng với cơ sở đào tạo để đào tạo nâng cao trình độ, bồi dỡng cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp. Gần đây các trờng quan tâm nhiều đến công tác t vấn, lao động - việc làm cho sinh viên, tuy nhiên mới chỉ đơn phơng về phía nhà trờng. Việc kết hợp giữa trờng và doanh nghiệp tổ chức hội chợ việc làm, thi tuyển lao động tại trờng ngay sau khi học viên tốt nghiệp còn ít.

Thực trạng kết hợp đào tạo nghề ở các doanh nghiệp

Học viên mới ra trờng làm việc tại doanh nghiệp hầu nh cha đáp ứng đợc yêu cầu công việc, chỉ có 10,1% cán bộ quản lí doangh nghiệp cho rằng học viên mới ra trờng đã đáp ứng rất tốt cho công viêc, trong khi đó có đến 82,8% cho rằng họ chỉ mới đáp ứng đợc một phần. Đối với công nhân đã có đến 5 năm kinh nghiệm thực tiễn rồi, cũng chỉ có 42,4% cán bộ quản lí doanh nghiệp cho rằng họ đã đáp ứng tốt công việc, trong khi đó 49,5% cho rằng họ mới đáp ứng đợc ở mức bình thờng.

Để đội ngũ lao động kỹ thuật có thể làm việc và thích ứng với tác phong lao động công nghiệp, tiếp cận, sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, các doanh nghiệp sản xuất đã phải chủ động tổ chức một số hoạt động đào tạo, chủ yếu là đào tạo ngắn hạn, vừa học vừa làm, bồi dỡng tay nghề tại công xởng. Mặt khác, đối với những công nhân không đáp ứng đợc yêu cầu công việc thì doanh nghiệp phải cử đi học thêm tại trờng (54,5% cán bộ quản lí doanh nghiệp chọn phơng án này), hoặc cho đi học theo nguyện vọng cá nhân (40,4% cán bộ quản lí doanh nghiệp chọn phơng án này). Điều đáng chú ý là chỉ có 31,3% cán bộ quản lí cho rằng việc đào tạo lại do công nhân bậc cao của doanh nghiệp trực tiếp hớng dẫn.

Việc các doanh nghiệp trực tiếp tiến hành đào tạo nghề cũng gặp một số khó khăn nhất định: giáo viên, chơng giáo trình, phơng pháp giảng dạy, tổ chức quản lí đào tạo v.v... Doanh nghiệp vẫn khá bị động trong việc đào tạo nguồn nhân lực mà cha có sự kết hợp với nhà trờng để thu hút giáo viên các trờng tham gia đào tạo tại doanh nghiệp.

Qua phân tích thực trạng trên các từng yếu tố hợp thành của đào tạo nghề cho thấy sự hợp tác giữa nhà trờng và doanh nghiệp còn ở mức độ lỏng lẻo, rời rạc,

cha đáng kể. Cần có các giải pháp quản lí đồng bộ, tối u và cần xây dựng nhiều mô hình kết hợp nh Tập đoàn VINASHIN và trờng Cao đẳng nghề Việt Đức để tổ chức kết hợp đào tạo giữa nhà trờng và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lợng và hiệu quả đào tạo nghề; giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm lãng phí xã hội trong đào tạo.

2.5. Nguyên nhân hạn chế trong việc kết hợp đào tạo nghề tại trờng và DNSX

Việc kết hợp đào tạo nghề tại trờng và DNSX còn non kém (nh đã phân tích trên) do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nhng có thể tựu trung lại một số nguyên nhân cơ bản sau: nhận thức, lịch sử phát triển đào tạo nghề, văn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp kết hợp đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở nghệ an (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w