Cơ sở phân loại BTVL

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập sáng tạo trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lí lớp 10 nâng cao (Trang 30 - 31)

8. cấu trúc của luận văn

2.2.1.Cơ sở phân loại BTVL

Việc lựa chọn phân loại hệ thống bài tập theo một chủ đề nào đó là một việc khó. Cần phải có những tìm tòi về phơng pháp nhằm xác định những mối liên hệ quan trọng nhất, điển hình nhất và những biểu hiện của chúng trong các bài tập, từ đó xác định loại bài tập cơ bản, số lợng của chúng và trình tự giải. Kết quả rèn luyện ký năng, kỹ xảo giải bài tập một cách tự giác phụ thuộc rất nhiều vào việc có hay không một hệ thống bài tập đảm bảo yêu cầu. Trong khi lựa chọn và sắp xếp các bài tập làm sao để mỗi bài tập đều phát hiện ra những cái mới.

BTVL nói chung và BTST nói riêng đều có tác dụng về cả ba mặt giáo dục, giáo dỡng và giáo dục kỷ thuật tổng hợp. Tác dụng ấy càng tích cực nếu trong quá trình dạy học có sự lựa chọn các hệ thống bài tập cẩn thận, các bài tập chặt chẽ về nội dung, thích hợp về phơng pháp và bám sát mục đích, nhiệm vụ dạy học ở trờng phổ thông.

Hệ thống các bài tập đợc lựa chọn cho bất cứ đề tài nào, dù lớn hay nhỏ cần thoả mãn một số yêu cầu sau:

- Yêu cầu thứ nhất: Các bài tập phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp về mối quan hệ giữa những đại lợng và khái niệm đặc trng cho quá trình hoặc hiện tợng, sao cho từng bớc học sinh nẵm đợc kiến thức một cách vững chắc, kỹ năng, kỹ xảo linh hoạt, phát huy tính sáng tạo khi vận dụng các kiến thức đó.

- Yêu cầu thứ hai: Mỗi bài tập đợc chọn phải là một mắt xích trong hệ thống kiến thức vật lí, đóng góp đợc phần nào vào việc hoàn chỉnh các kiến thức của học sinh, giúp học hiểu đợc mối liên hệ giữa các đại lợng, cụ thể hoá các khái niệm và vạch ra những nét mới nào đó cha đợc làm sáng tỏ.

- Yêu cầu thứ ba: Hệ thống bài tập phải đảm bảo đợc tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập.

- Yêu cầu thứ t: Hệ thống bài tập phải giúp cho học sinh đợc phơng pháp giải từng loại, dạng cụ thể.

- Yêu cầu thứ năm: Nội dung bài tập phải phù hợp với các đối tợng học sinh, thời gian học tập của học sinh ở lớp và ở nhà.

Nh vậy hệ thống BTST của đề tài này sẽ đợc xây dựng vừa thoả mãn các yêu cầu trên, vừa nhằm đáp ứng đợc mục tiêu bồi dỡng, phát triển năng lực t duy sáng tạo của học sinh thông qua việc sử dụng hợp lý hệ thống bài tập trong dạy học.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập sáng tạo trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lí lớp 10 nâng cao (Trang 30 - 31)