Bài tập nghịch lí, nguỵ biện

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập sáng tạo trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lí lớp 10 nâng cao (Trang 57 - 61)

8. cấu trúc của luận văn

2.2.5.Bài tập nghịch lí, nguỵ biện

Bài 18:

Một con ngựa kéo một chiếc xe, theo định luật 3 Niu tơn thì lực do ngựa tác dụng vào xe cũng bằng lực do xe tác dụng vào ngựa. Em hãy giải thích tại sao ngựa lại có thể kéo đợc xe chuyển động.

*Câu hỏi định hớng:

Để xe và ngựa chuyển động thì Ngựa phải làm nh thế nào (chú ý hiện tợng chân Ngựa đạp xuống đất)?

GV: Theo em thì lực do ngựa tác dụng vào xe có bằng lực do xe tác dụng vào ngựa không?

HS: Có thể trả lời khác nhau câu hỏi này để giáo viên thăm dò ý kiến của học sinh

GV: Giải thích câu trả lời học sinh hoặc bổ sung vào câu trả lời của học sinh GV: Lực do ngựa tác dụng vào xe và lực do xe tác dụng lên ngựa là hai lực tơng tác theo định luật 3 Niu tơn nên có độ lớn bằng nhau.

GV: Ta thấy khi xe và ngựa chuyển động thì chân ngựa nh thế nào? HS: Chân ngựa đạp xuống đất (tác dụng xuống đất một lực)

GV: Có phải lực do chân ngựa đạp xuống đất giúp ngựa chuyển động không? HS: …….

GV: Giải thích bổ sung

GV: Em hãy giải thích về lực ma sát nghỉ đóng vai trò là lực phát động trong chuyển động của tàu, ô tô?

Bài 19:

Ngời ta tác dụng vào khúc gỗ một lực

F hớng vào tờng thì thấy khúc gỗ vẫn đứng yên. Hiện tợng đó có trái với định luật I không? Có trái với định luật II không?

*Câu hỏi định hớng: Vật có những lực nào tác dụng? Khi có lực tác dụng thì vật sẽ nh thế nào? *Gợi ý và hớng dẫn: GV: Vật có những lực nào tác dụng? Vật chịu tác dụng của lực F

GV: Nếu vật chuyển động thì vật sẽ nh thế nào? HS: Vật sẽ bị tờng cản lại?

GV: Em hãy suy ra các lực tác dụng lên vật và trả lời câu hỏi?

Bài 20:

Có thể dùng một nam châm nh hình vẽ để làm ô tô chuyển động đợc không? Giải thích?

*Câu hỏi định hớng :

Xác định các lực tác dụng lên nam châm và ô tô?

Lực tác dụng giữa nam châm và ô tô là hai lực nh thế nào?

Bài 21:

Dùng lực kế để xác định trọng lợng của một vật lớn hơn giới hạn đo của lực kế?

*Gợi ý và hớng dẫn:

GV: Em có thể treo vật có trọng lợng lớn hơn giới hạn đo của lực kế lên lực kế để đo đợc không?

HS: Nếu treo vật nh vậy vào lực kế sẽ làm hỏng lực kế

GV: Có thể áp dụng quy tắc mô men lực để xác định trọng lợng của vật thông qua đòn bẩy.

Bài 22:

Một sợi dây chịu đợc lực căng tối đa là 80N, hỏi sợi dây có bị đứt không trong các trờng hợp sau.

a. Hai ngời cầm hai đầu sợi dây mỗi ngời kéo với lực là 50N

b. Một đầu dây buộc vào cây và hai ngời cầm một đầu dây mỗi ngời kéo với lực 50N.

*Câu hỏi định hớng:

Em hãy xác định lực căng của sợi dây trong các trờng hợp?

Bài 23:

Một khối đồng chất đợc treo bằng một dây treo. Ngời ta cắt đứt dây treo. Hỏi tại thời điểm ban đầu, phần trên hay phần dới của vật có gia tốc lớn hơn, [12]?

Khi treo bởi sợi dây do tác dụng của trọng lực chiều cao của vật hơi cao hơn so với chiều cao tự nhiên của vật.

Bài 24:

Một vật đợc đặt trên một giá đỡ nằm ngang. Ngời ta rút giá đỡ đi một cách đột ngột. Hỏi phần nào của vật có gia tốc lớn nhất: phần trên hay phần dới của vật?

*Gợi ý và hớng dẫn:

Khi vật nằm trên bàn nằm ngang dới tác dụng của trọng lực làm cho vật bị biến dạng, chiều cao của vật hơi thấp hơn chiều cao thực

Bài 25:

Một ngời đứng yên trên bàn cân và giơ hai tay lên trời. Hỏi số chỉ của cân thay đổi nh thế nào nếu hai tay của ngời đó chuyển động có gia tốc xuống dới, [12]?

*Gợi ý và hớng dẫn:

Các vật có quán tính nên có tính chất bảo toàn vận tốc một phần của vật chuyển động hớng này sẽ làm cho phần còn lại của vật chuyển động theo hớng ngợc lại

Bài 26:

Một cân đĩa một phía là đĩa và các quả cân, phía bên kia treo một hòn bi, lúc đầu cân thăng bằng. Để nguyên đĩa cân và các quả cân, hòn bi, ngời ta đa một cốc nớc để nhúng hòn bi cho ngập hoàn toàn trong nớc. Hỏi lúc này cân thăng bằng nữa không?

Gợi ý và hớng dẫn:

Khi nhúng hòn bi vào trong nớc bi sẽ chịu của lực đẩy Acsimet

Câu27:

Một quả cầu nặng đợc treo bởi một sợi dây mảnh và phía d- ới quả cầu cũng đợc buộc bởi sợi dây giống nh sợi dây treo quả cầu, khi làm thí nghiệm cho thấy kết quả nh sau.

- Nếu kéo từ từ sợi dây phía dới quả cầu thì sợi dây treo quả cầu bị đứt - Nếu giật mạnh dây dới quả cầu thì dây dới quả cầu bị đứt

Hãy giải thích hiện tợng trên, [1]. Gợi ý và hớng dẫn:

GV: Muốn thay đổi vận tốc của một vật nặng chúng ta cần chú ý đến điều gì? HS: Đối với các vật năng khi thay đổi vận tốc cần thay đổi từ từ vì các vật có quán tính.

GV: Khi kéo nhanh sự dây và khi kéo từ từ vận tốc quả cầu trong hai trờng hợp này có gì khác nhau?

HS: Giật nhanh vận tốc quả cầu thay đổi ít, khi kéo từ từ vận tốc quả cầu thay đổi nhiều.

GV: Em hãy so sánh lực căng sợi dây phía trên quả cầu và dới quả cầu trong hai trờng hợp?

HS: Giật nhanh dây dới quả cầu có sức căng lớn hơn, khi kéo từ từ dây dới quả cầu có lực căng lớn hơn.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập sáng tạo trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lí lớp 10 nâng cao (Trang 57 - 61)