Sử dụng BTST ngoài giờ chính khoá

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập sáng tạo trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lí lớp 10 nâng cao (Trang 66 - 68)

8. cấu trúc của luận văn

2.3.3.Sử dụng BTST ngoài giờ chính khoá

Trong dạy học nói chung và dạy học vật lý nói riêng ngoài hình thức chính khoá thì các hình thức không chính khoá có một vai trò quan trọng. Các hình thức không chính khoá thờng đợc thực hiện không thờng xuyên nhng nó vẫn có những tác dụng đáng kể hộ trợ cho quá trình dạy học vật lý. Các hình thức không chính khoá thờng có nội dung dành cho những đối tợng học sinh yêu thích môn vật lý. Hình thức này còn có tác dụng làm cho học sinh yêu thích hơn đối với môn vật lý và tạo hứng thú trong học vật lý. Đối với hình thức này thờng quan tâm đến những vấn đề nh:

a. Hình thức ngoại khoá

ở trờng phổ thông ngoại khoá có thể kết hợp với câu lạc bộ học tập, câu lạc bộ thí nghiệm vật lý để làm phong phú về hình thức và tạo đợc sự quan tâm của nhiều học sinh. Vì vậy chúng ta có thể đa vào các BTST đây cũng là một nội dung rất phù hợp với loại hình học tập ngoại khoá. Những bài tập đợc thực hiện theo loại hình này giáo viên có thể chú trọng vào các bài tập định tính hay các bài tập thí nghiệm.

+Giáo viên cho học sinh báo cáo về các bài tập thí nghiệm trong các chơng trình ngoại khoá.

VD: Giáo viên cho học sinh học ở ban khoa học tự nhiên chế tạo gia tốc kế để đo gia tốc của ô tô và cho em lên nói về vấn đề này vào bài ngoại khoá của mình. VD: Một con ngựa kéo một chiếc xe, theo định luật 3 Niu tơn thì lực do ngựa tác dụng vào xe cũng bằng lực do xe tác dụng vào ngựa. Em hãy giải thích tại sao ngựa lại có thể kéo đợc xe chuyển động.

Gợi ý và hớng dẫn:

Đây là bài tập giúp học sinh giải thích đợc nguyên nhân chuyển động, đồng thời bài tập cũng nêu ra một mâu thuẫn nếu học sinh không nắm vững kiến thức thì không thể làm rõ đợc hiện tợng vật lý xảy ra trong bài tập

Theo em thì lực do ngựa tác dụng vào xe có bằng lực do xe tác dụng vào ngựa không?

Với câu hỏi này có nhiều em có thể nghi ngờ, trong trờng hợp này có những em có thể nghi ngờ và trả lời là lực do ngựa tác dụng vào xe lớn hơn lực do xe tác dụng lên ngựa chính điều này đã làm cho ngựa có thể kéo xe chuyển động. Nếu nhận đợc câu trả lời này từ học sinh thì giáo viên cần phải nhắc nhở với các em một điều là, các định luật vật lý “nhìn chung” thì đã đợc nghiệm đúng. Lực do ngựa tác dụng vào xe và lực do xe tác dụng lên ngựa là hai lực tơng tác theo định luật 3 Niu tơn nên có độ lớn bằng nhau.

Có những lực nào tác dụng lên ngựa và những lực nào tác dụng lên xe?

Với câu hỏi này thì đa số các em trả lời là đối với ngựa và xe ngoài lực tơng tác giữa ngựa và xe thì mỗi vật đều chịu tác dụng thêm của trọng lực và phản lực.

Ta thấy khi xe và ngựa chuyển động thì chân ngựa nh thế nào?

Chân ngựa đạp xuống đất (tác dụng xuống đất một lực)

Có phải lực do chân ngựa đạp xuống đất giúp ngựa chuyển động không?

Có thể có em nói chính lực này giúp ngựa và xe chuyển động, tuy nhiên đối với học sinh nắm vững kiến thức thì có thể nhận ra lực này tác dụng và đất mà lực do đất phản lại chân ngựa mới giúp ngựa và xe chuyển động. Đến đây giáo viên có thể nhận xét các câu trả lời của học sinh và giải thích cho các em và

nhấn mạnh là trong nhiều trờng hợp lực ma sát nghỉ đóng vai trò lực phát động trong các chuyển động.

Em hãy giải thích về lực ma sát nghỉ đóng vai trò là lực phát động trong chuyển động của tàu, ô tô?

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập sáng tạo trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lí lớp 10 nâng cao (Trang 66 - 68)