Quan hệ song song

Một phần của tài liệu Dạy học bài tập chủ đề quan hệ song song theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh (Trang 26 - 29)

4. Tiềm năng của việc tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong dạy học bài tập

4.2.2.Quan hệ song song

Chơng trình hình học không gian bao gồm 5 chơng:

Chơng I: Đại cơng về đờng thẳng và mặt phẳng. Chơng II: Quan hệ song song.

Chơng III: Quan hệ vuông góc. Chơng IV: Mặt cầu và mặt tròn xoay. Chơng V: Diện tích và thể tích.

Hình học không gian là phân môn hình học đặc biệt thuận lợi đối với rèn luyện t duy lôgíc bằng cách phát huy tính tích cực độc lập và sáng tạo của học sinh. Nó đòi hỏi trí tởng tợng không gian, khả năng suy diễn linh hoạt, cơ bản và vững chắc.

Vị trí của chơng quan hệ song song: Khi học chơng này học sinh đã có những hiểu biết cơ bản về không gian, học sinh đã biết cách chứng minh tìm tòi. Chơng này đợc dạy trong 15 tiết, trong đó có thể chia thành 7 tiết bài tập theo phân phối chơng trình (bao gồm 38 bài tập trong SGK hình học 11). Kiến thức của chơng quan hệ song song làm cơ sơ nghiên cứu các chơng tiếp theo của hình học không gian.

Mục tiêu, yêu cầu của chơng này là học sinh nắm đợc các tri thức ở SGK, đồng thời nắm đợc tri thức phơng pháp, cùng với chơng I để nghiên cứu và hoàn

thiện kiến thức về hình học không gian. Học sinh có thể vận dụng các kiến thức đã học (các định lý, khái niệm...) vào giải bài tập.

Thông qua việc giải bài tập với sự hớng dẫn của giáo viên, sẽ góp phần giúp học sinh củng cố, nắm vững các kiến thức lý thuyết, đồng thời sẽ bộc lộ ra những yếu kém sai sót khi học phần lý thuyết không thể phát hiện ra. Đặc biệt là việc vẽ hình biểu diễn không gian. Vì các hình biểu diễn không gian không còn đợc biểu diễn trực quan nh trong hình học phẳng nữa( quan hệ bằng nhau của các đoạn thẳng, các góc...), phải dùng các hình phẳng để biểu diễn cho các hình không gian nên các mối liên hệ không đợc phản ánh trung thực. Chính vì thế cần phát triển t duy logic trừu tợng kết hợp với trí tởng tởng không gian. Nhằm đạt đợc các mục tiêu đó, khi dạy học phần HHKG, ngời giáo viên cần có đợc biện pháp kích thích hứng thú của học sinh, phát huy đợc các khả năng tiềm tàng về hình học trong các em, qua đó kích thích đợc hoạt động nhận thức của học sinh về hình học nói riêng và về toán học nói chung, làm cho các em yêu môn hình học hơn, không còn cảm giác "sợ hãi" khi đối diện với các bài toán hình học.

Kết luận: Trên cơ sở phân tích lý luận về tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh và thực tế của bài tập chủ đề quan hệ song song của Hình học không gian lớp 11, chúng tôi nhận thấy việc phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh là một nhu cầu cần thiết trong hoạt động dạy toán nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, phù hợp với yêu cầu đổi mới về phơng pháp dạy học ở trởng phổ thông trong thời kì phát triển mới của đất nớc. Có thể thực hành dạy học theo hớng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong dạy học chủ đề quan hệ song song.Trong chơng II, chúng tôi xây dựng các hớng nhằm phát huy TTC hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học bài tập chủ đề quan hệ song song.

Chơng II

Dạy học chủ đề quan hệ song song theo hớng phát huy tính tích cực học tập của học sinh

Trên cơ sở tôn trọng SGK, để việc dạy học có thể phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong khi dạy giải bài tập chơng quan hệ song song, chúng tôi cho rằng:

Dạy học phải tiến hành ở mức độ khó khăn cao. Việc nắm vững kiến thức lý thuyết phải chiếm u thế.

Trong quá trình dạy học phải duy trì nhịp độ khẩn trơng của nghiên cứu tài liệu. Những kiến thức đã lĩnh hội sẽ đợc củng cố khi giải toán.

Chăm lo phát triển việc học tập của tất cả các học sinh kể cả những em học khá cũng nh những em học kém.

Từ đó chúng tôi trình bày việc dạy học bài tập chơng quan hệ song song theo hớng sau:

1. Chú trọng rèn luyện kĩ năng vẽ hình. 2. Khai thác bài toán sách giáo khoa. 3. Phát hiện và sửa chữa sai lầm.

4. Xây dựng hệ thống bài toán gốc theo hớng phân dạng các bài toán và nâng dần mức độ khó khăn.

Một phần của tài liệu Dạy học bài tập chủ đề quan hệ song song theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh (Trang 26 - 29)